Kỹ thuật sử dụng phông xanh trong dựng phim và những điều bạn chưa biết
Nếu là người làm việc với quá trình sản xuất phim, chương trình TV, hoặc đơn giản là người thích tìm hiểu về việc thực hiện kỹ xảo và phép màu trên màn ảnh, bạn hẳn sẽ nghe nhắc nhiều đến cụm từ “phông xanh (lá)” (Green Screen).
Từ những kỹ xảo đơn giản trong các phim nhỏ lẻ, cho đến các phim bom tấn cần nhiều kỹ xảo, phông xanh (lá) đã góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh ấn tượng và chân thực cho một bộ phim, thỏa mãn thị giác của khán giả.
Hậu trường của phim Everest. (Ảnh: Youtube)
Kỹ thuật làm phim sử dụng phông được gọi là chroma key (dải màu). Một đối tượng sẽ được quay trước một phông nền màu cơ bản. Sau đó, phông màu sẽ được tách khỏi đối tượng và các nhà làm phim sẽ đưa đối tượng vào cảnh giả đã được thiết kế sẵn (đôi phần tương tự quá trình ghép ảnh). Các màu sắc thường được sử dụng trong kỹ thuật làm phim này là màu xanh lá hoặc xanh dương do tính tách biệt của 2 màu này với màu da hay quần áo.
Phổ biến nhất ngày nay là phông xanh lá, thế nhưng, trước đó thì phông dựng phim đã từng có màu đen, màu vàng, màu xanh dương. Bài viết này không nhằm mục đích đi sâu vào chuyên môn mà chỉ giới thiệu sơ phông xanh được dùng để dựng kỹ xảo trong phim, cho độc giả cái nhìn phổ quát nhất về một trong những phát minh có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất phim ảnh, video… ngày nay.
Ở thời kỳ đầu, khi việc làm phim vẫn còn là điều mới mẻ, từng giây từng phút nhỏ lên hình đều tốt rất nhiều công sức thì phông nền được dùng để tạo hiệu ứng là phông đen đơn giản, dành cho màu phim lúc này vẫn còn là trắng đen. Sau này, khi đã phát triển hơn thì phông xanh (dương) ( Blue Screen) ra đời. Đây là phông nền được sử dụng phổ biến nhất trước khi màu xanh lá thay thế cho xanh dương. Cho dù phông vàng có xuất hiện thì phông xanh (dương) vẫn tiếp tục là lựa chọn của các nhà làm phim.
Hậu trường của Infinity War sử dụng phông xanh dương do bối cảnh rừng cây. (Ảnh: brilio.net)
Video đang HOT
Yellow Screen – Phông vàng do nhà sáng tạo phim Petro Vlahos phát triển, dành cho quá trình sản xuất phim màu, chen giữa sự phát triển của phông xanh dương và xanh lá. Phông vàng xuất hiện để vốn để thực hiện bộ phim Mary Poppins của Disney vào năm 1964. Quá trình sản xuất phim sử dụng một bước sóng ánh sáng đặc biệt có màu như màu tỏa ra từ ánh đèn hơi (chứ không phải màu vàng cơ bản mà chúng ta nghĩ đến) làm nền. Phông vàng có màu sắc này sẽ tách các lớp màu đỏ, xanh lá, xanh dương, giúp nhiều màu sắc khác nhau trong trang phục và lớp trang điểm của diễn viên được thể hiện nổi bật và đa dạng, thông qua một chiếc camera đặc biệt mà Disney thường xuyên sử dụng trong thập niên 50 và 60.
Phông vàng không phải có màu vàng cơ bản, mà có màu như ánh đèn hơi. (Ảnh: D23)
Như đã đề cập thì sự xuất hiện của phông vàng cũng không làm giảm bớt số lượng phông xanh (dương) được sử dụng. Phông xanh dương vốn rất phổ biến sau thời kỳ phông đen, trong các phim trắng đen như King Kong. Khi phim màu xuất hiện vào thập niên 50, 60, phông xanh dương không biến mất mà được thay đổi và cải tiến. Tiếp tục do Petro Vlahos phát triển, một lớp màu xanh khác được thêm vào nhằm hỗ trợ phơi bày màu âm, bỏ bớt màu và tách màu. Nhìn chung, quá trình này khá chán cho đến khi có sự xuất hiện và hỗ trợ của vi xử lý vào thập niên 60.
Cuối cùng là sự xuất hiện của phim ảnh kỹ thuật số, công nghệ phát triển vượt bậc, việc sản xuất phim càng lúc càng phổ biến, kéo theo đó là sự tiến bộ của quá trình sản xuất. Mặc dù, đôi khi bạn vẫn sẽ thấy phông xanh dương xuất hiện nhằm phỗ trợ phần phục trang hay bối cảnh cơ bản (Chẳng hạn như nếu siêu anh hùng của bạn có trang phục màu xanh lá thì không phải phông tốt nhất nên được sử dụng là phông xanh dương sao?), nhưng nhìn chung thì phông xanh lá đã dần dần thay thế phông xanh dương bởi quần áo màu xanh lá vẫn ít hơn quần áo màu xanh dương. Đối tượng được quay sẽ không bị lặp màu, nhòe màu, thay màu như khi sử dụng các màu sắc khác làm phông.
Hậu trường của Sin City 2. (Ảnh: premiumbeat.com)
Hi vọng bài viết này có thể cho bạn cái nhìn phần nào về kỹ thuật sử dụng phông màu trong quá trình làm phim và dựng kỹ xảo.
Theo moveek.com
Tuần lễ cuối cùng của năm, 'Aquaman' tiếp tục bành trướng phòng vé toàn cầu
Không quá ngạc nhiên khi bom tấn siêu anh hùng của DC tiếp tục lại là cái tên gây sốt phòng vé nội địa lẫn quốc tế. Sau hơn một tháng phát hành, tác phẩm đã gần cán mốc 750 triệu USD.
Nhiều tuần trôi qua, 'Aquaman' vẫn giữ vững sức hút của mình ẢNH: WARNER BROS.
Aquaman một lần nữa chiếm ngôi vương tại thị trường phim chiếu rạp ở Bắc Mỹ sau mở màn ấn tượng hồi tuần trước. Siêu phẩm của đạo diễn James Wan vừa có thêm 51,5 triệu USD, nâng tổng doanh thu nội địa lên con số 188,8 triệu USD chỉ 10 ngày ra khán giả trong nước. Những con số này đã đưa Aquaman: Đế vương Atlantis trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 11 trong số những tác phẩm ăn khách của vũ trụ điện ảnh DC.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn khẳng định quyền năng của một thị trường tỉ dân khi doanh thu của phim tại đây chiếm gần một nửa doanh số toàn cầu. Chỉ riêng số tiền Aquaman mang về từ nước này đã là 260,4 triệu USD. ẢNH: WARNER BROS.
Nếu phần trình diễn của tài tử Jason Momoa trong Aquaman chiếm lĩnh ngôi vương ở quê nhà thì trên bình diện quốc tế, phim có sự tham gia của nam diễn viên này tiếp tục "làm mưa làm gió" phòng vé toàn cầu. Tác phẩm tiếp tục đứng đầu doanh thu với tổng cộng 560 triệu USD từ 78 thị trường lớn nhỏ. Hiện doanh thu toàn cầu của phim siêu anh hùng này đang tạm dừng ở mức 748,8 triệu USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Sự trở lại của bảo mẫu Mary Poppins tiếp tục ghi điểm với khán giả Bắc Mỹ ẢNH: DISNEY
Đứng ở vị trí Á quân doanh thu phòng vé tuần qua tiếp tục là Mary Poppins Returns. Trong khi các đối thủ khác (bao gồm cả Aquaman) đều cho thấy sự sụt giảm doanh thu trong các tuần tiếp theo chiếu rạp thì tác phẩm về cô bảo mẫu huyền thoại Mary Poppins lại tăng 19% so với tuần đầu ra mắt. Phim cuối năm của hãng Disney thu về 28 triệu USD và đang từng bước thể hiện tiềm năng của mình khi mức doanh thu nội địa của phim hiện là 98,9 triệu USD.
Trên bình diện quốc tế, Mary Poppins trở lại đã thêm 28,9 triệu USD từ 37 thị trường, nâng tổng doanh thu quốc tế lên mốc 75 triệu USD.
Liệu Bumblebee còn trụ lại rạp trong bao lâu khi phải gồng mình cạnh tranh với loạt đối thủ cả cũ lẫn mới vô cùng đáng gờm? ẢNH: PARAMOUNT
Bumblebee của Paramount đã giảm 5% trong tuần thứ hai, mang lại khoảng 20,5 triệu USD. Mặc dù được khen ngợi là phần phim nhiều cảm xúc nhất trong số các siêu phẩm của thương hiệu Transformers nhưng hiệu ứng không mấy mạnh mẽ từ phòng vé khiến bộ phim chỉ thu về 66,7 triệu USD sau 10 ngày trình làng. Có thể thấy, dẫu sở hữu nội dung được giới phê bình lẫn khán giả khen ngợi nhưng tác phẩm về chú robot ong vàng nghệ đã chọn không đúng thời điểm phát hành khi đụng độ cả hai cái tên "sừng sỏ" là Mary Poppins Returns và Aquaman.
Người Nhện: Vũ trụ mới đang là phim hoạt hình ăn khách nhất hiện nay ẢNH: SONY
Ở vị trí thứ tư là Spider-Man: Into the Spider-Verse của Sony. Trong tuần thứ ba ra mắt phim tiếp tục trên đà giảm khi lại hụt 11,2% so với tuần trước. Màn xuất hiện của loạt người nhện trong vũ trụ mới vừa mang về thêm khoảng 18,3 triệu USD, nâng doanh thu trong nước lên mức 103 triệu USD. Tuần qua, phim hoạt hình của Sony cũng mang về thêm 27,4 triệu USD từ 60 thị trường quốc tế. Hiện tổng doanh thu của tác phẩm trên là 213,2 triệu USD.
Cuộc đua doanh thu phòng vé nội địa đã chứng kiến sự cải thiện ấn tượng của The Mule khi phim tăng 24% so với doanh số tuần trước đó ẢNH: WARNER BROS.
Cái tên còn lại trong top 5 là The Mule của Warner Bros. Phim hình sự gay cấn do Clint Eastwood làm đạo diễn và kiêm luôn vai chính ước tính mang về 11,8 triệu USD trong tuần thứ ba trình làng. Hiện doanh thu nội địa của The Mule đang là 60,7 triệu USD.
Nhờ kết quả khá khả quan của loạt tác phẩm trên đây, phòng vé Bắc Mỹ tiếp tục có tăng trưởng trở lại sau nhiều tuần ế ẩm và sẽ khép lại một năm với thành tích doanh thu cao nhất mọi thời đại. Năm 2018 đã đem về cho thị trường phim chiếu rạp nội địa 11,7 tỉ USD và trở thành năm thành công của phòng vé trong nước.
Theo thanhnien.vn
Pakistan quảng bá phim 'Mary Poppins returns' bằng một nhân vật của Marvel Tuy nhiên, nếu là fan ruột của vũ trụ điện ảnh Marvel thì sẽ chẳng còn lạ lẫm với điều này. Không phải là nhân vật chính trong Guardians of the galaxy nhưng Yondu (Michael Rooker) lại được các fan vô cùng yêu mến với một cảnh tượng trong phần 2 của Vệ binh ngân hà. Đó là khi Star Lord (Chris Pratt)...