Kỹ thuật điều trị bệnh tim không cần mổ xương ức
Chỉ cần một đường mổ nhỏ giúp người bệnh ít đau, sớm hồi phục và nhanh chóng trở về sinh hoạt thường ngày.
Nam bệnh nhân 49 tuổi ở Bình Phước là trường hợp đầu tiên phía Nam được mổ nội soi thay hai van tim. Anh mắc bệnh van động mạch chủ và van hai lá nặng hậu thấp, khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Thay vì phải mổ hở với hai vết mổ cùng lúc, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi. Ca mổ diễn ra thành công, người bệnh phục hồi sức khỏe với một vết sẹo nhỏ bên ngực trái.
Một bệnh nhân 69 tuổi ở TP HCM bị hẹp van hai lá, mới đây lại phình động mạch chủ bụng dạng túi có nguy cơ vỡ. Bác sĩ đã tiến hành đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ cho người bệnh, 3 ngày sau tiếp tục phẫu thuật nội soi thay van tim. Sau mổ, sức khỏe của người bệnh ổn định.
Các bác sĩ đang phẫu thuật nội soi tim cho bệnh nhân. Ảnh: N.P.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Định – Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bệnh nhân tim thời gian đầu không có triệu chứng. Khi bệnh diễn biến nặng, khả năng dự trữ của tim giảm sẽ xuất hiện những triệu chứng như khó thở khi gắng sức hoặc nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, phù chân, chán ăn, sụt cân, đau ngực, choáng hoặc ngất.
Video đang HOT
Đa số người bệnh đến viện khi tình trạng suy tim đã nặng. “Một số có biểu hiện gần giống hen và có thể được chẩn đoán nhầm với hen. Nếu không được điều trị, các triệu chứng trên sẽ ngày càng nặng nề, thường xuyên và dẫn đến suy tim không hồi phục”, bác sĩ nhấn mạnh.
Hai loại van tim nhân tạo hiện nay được sử dụng để thay trong những trường hợp này là van cơ học và van sinh học. Chi phí phẫu thuật và thay van tim nhân tạo khá cao nên nhiều người bệnh không có điều kiện.Hiện nay, phẫu thuật tim ít xâm lấn là một kỹ thuật tiên tiến, giúp người bệnh không phải mở toàn bộ xương ức mà chỉ cần một đường mở ngực nhỏ để đảm bảo thiết lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Phẫu thuật tim ít xâm lấn giúp người bệnh ít đau, sớm hồi phục và trở về sinh hoạt thường ngày, sẹo mổ nhỏ.
Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM đã tiến thành 200 ca phẫu thuật chỉnh sửa hoặc thay van tim ít xâm lấn.
Ở nước ta, bệnh van tim khá phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả bệnh van tim bẩm sinh và bệnh van tim mắc phải. Thông thường, bệnh van tim bẩm sinh gặp ở trẻ em, người trưởng thành trẻ tuổi và trung niên thường bị bệnh van tim hậu thấp còn bệnh van tim thoái hóa thường gặp ở người lớn tuổi.
Các bệnh van tim nguyên phát thường gặp nhất là các dị tật van hai lá bẩm sinh gây hẹp hoặc hở van hai lá, van động mạch chủ bẩm sinh hai mảnh hoặc một mảnh, hẹp hoặc hở van hai lá hậu thấp, hẹp hoặc hở van động mạch chủ hậu thấp, hẹp hoặc hở van hai lá do thoái hóa, hẹp hoặc hở van động mạch chủ do thoái hóa, bệnh van tim sau xạ trị, bệnh van tim do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Nằm liệt giường vì tự điều trị thoái hóa khớp bằng đắp lá, uống thuốc nam
Thời gian gần đây, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp thoái hóa khớp trong tình trạng nhiễm trùng nặng kèm theo nhiều biến chứng về thận...
BS đang kiểm tra tình trạng khớp gối của bệnh nhân
Thoái hóa khớp là tình trạng phần sụn nằm ở đầu xương mòn dần theo thời gian. Khớp gối là một trong những khớp thường gặp tình trạng thoái hóa nhất. Phụ nữ dễ bị thoái hóa khớp hơn nam giới. Thoái hóa khớp thường gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo.
Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược ghi nhận có hơn 80% trường hợp thoái hóa khớp đến điều trị trong giai đọan muộn vì lí do ngại điều trị, sợ phẫu thuật dẫn đến việc tự ý chữa trị bằng các loại thuốc dân gian không rõ nguyên nhân. Việc làm này sẽ dẫn đến các biến chứng như suy thận, suy tuyến thượng thận, loét dạ dày tá tràng, khiến cho việc điều trị càng thêm khó khăn.
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược tiếp nhận trường hợp của người bệnh nữ B.N.N. (60 tuổi) nhập viện trong tình trạng sưng nóng, đỏ đau khớp gối phải kèm sốt cao, suy thận. Người bệnh cho biết bị đau khớp gối từ cách đây 2 năm, bên phải nặng hơn bên trái. Cô đi chữa trị nhiều nơi, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như đắp lá, uống thuốc nam, châm cứu... nhưng không hết đau mà tình trạng diễn biến ngày càng nặng.
Sau đó, người bệnh quyết định đi chích khớp. Sau mũi chích đầu tiên hiệu quả giảm đau rõ rệt, cô N. quyết định chích tiếp mũi thứ hai. Tuy nhiên, hai ngày sau, khớp gối phải của người bệnh bắt đầu sưng to, nóng đỏ và đau dữ dội. Cô được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược trong tình trạng không thể vận động, chân đau và nhiễm trùng toàn thân, phải nằm liệt giường.
Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị viêm kèm thoái hóa khớp gối, viêm mô tế bào toàn vùng mô mềm quanh gối và được chỉ định phẫu thuật nội soi khớp, cắt lọc mô viêm nhiễm và rửa khớp liên tục 48 giờ sau mổ.
Theo ThS BS. Hoàng Nguyễn Anh Tuấn - Khoa Chấn thương chỉnh hình, các bài thuốc chữa khớp dân gian đa số có thành phần corticoid với hàm lượng rất cao, có thể giúp giảm đau hiệu quả nhưng dùng nhiều sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho thận, tim mạch, dạ dày. Hơn nữa, việc đắp thuốc trên da có thể gây phỏng và nhiễm trùng da. Nhiễm trùng da lan sâu sẽ gây ra nhiễm trùng khớp và nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
Theo infonet.vn
Sai lầm của bố mẹ khi cho trẻ uống nước Bố mẹ không nên chờ đến lúc con khát mới cho uống nước vì trẻ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, bài tiết, điều nhiệt... Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cơ thể bị thiếu nước trong mùa hè là điều thường xảy...