Kỹ thuật chăm sóc đặc sản cam Bù sai quả, ngọt nước
Giống cam Bù lâu nay được người tiêu dùng ưa chuộng bởi có vị ngọt thanh, thơm, mọng nước, được người dân Hà Tĩnh xem là đặc sản quý, thường được mua làm quà biếu mỗi khi đi xa.
Việc chăm sóc, thu hoạch giống cam này cũng khá cầu kỳ, nhất là phòng trừ sâu bệnh, bón phân phải đúng cách, đúng thời điểm thì cây mới sai quả, ngọt nước.
Nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) thu hoạch cam Bù. Ảnh: T.L
Cam Bù ở Hà Tĩnh được thu hoạch chủ yếu vào tháng 12 âm lịch – đây cũng là dịp tết nên thứ quả này luôn đem lại giá trị kinh tế cao. Mùa thu hoạch cam Bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết Nguyên đán. Mỗi cây cam bù Hương Sơn cao khoảng 2m, cho thu hoạch bình quân 100 quả/cây, có cây gần 200 quả.
Để cho quả không sà xuống mặt đất, người dân đã phải chống cọc tre xung quanh các cành cây. Tuổi thọ trung bình giống cam này từ 10 – 15 năm, sau đó phải thay mới. Sau chu kỳ hái quả, hiện người dân đang đẩy mạnh chăm sóc, tỉa cành, bón phân để thúc cây sinh trưởng phát triển tốt, ra hoa đậu quả sai.
Để giúp bà con chăm sóc cây cam đúng kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh chia sẻ một số vấn đề cần chú ý sau:
Làm đất trồng:
Cày bừa kỹ, nếu là đất vỡ hoang phải tiến hành trước khi trồng 4 – 5 tháng. Nên cơ cấu vườn thông thoáng với độ dốc tối thiểu là 10 độ.
Đào hố:
Mật độ 400 – 500 cây/ha tương ứng với khoảng cách 4mx5m; 5mx5m.
- Kích thước hố: 0,7mx0,6mx0,6m, vùng đồi có thể đào sâu và rộng hơn, khi đào nên đổ lớp đất mặt sang 1 bên và lớp đất phía dưới sang 1 bên.
Bón phân, lấp hố:
Video đang HOT
- Lượng phân bón lót cho 1 hố: 50kg phân chuồng 1kg lân Lâm Thao 0,8kg vôi bột.
Thời vụ trồng cây:
Vụ xuân tháng 1-3; vụ thu đông: Tháng 8-9.
- Trồng cây: Đào giữa hố một lô lớn hơn bầu, bón lót vào đó 0,5kg phân chuồng hoai mục 0,05kg lân Lâm Thao, đổ nước đánh nhuyễn để hồ rễ và bóc bầu trồng cây, lấp đất, tưới nước, trồng xong dùng que cắm giữ cây và tủ gốc giữ ẩm.
Chú ý: Khi trồng các cây chiết, ngọn cây hướng theo chiều gió chính, cây ghép thì chồi ghép quay ngược chiều hướng gió chính để hạn chế ảnh hưởng của gió.
Giống cam Bù khi chín có màu vàng đẹp, mọng nước, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng giá bán cao. Ảnh: P.V
Chăm sóc cam Bù:
- Thường xuyên xới xáo và làm cho vườn cây sạch cỏ, tiến hành tủ gốc bằng các nguyên liệu khô vào mùa khô và cỏ vào mùa mưa.
- Tạo hình cây ngay cả những năm đầu kiến thiết cơ bản để cây cân đối có tán đẹp, thông thoáng.
- Thường xuyên tỉa bỏ những cành khô, cành tăm, cành có công hiệu thấp.
- Cần tưới nước cho cây vào các thời kỳ: Phân hoá mầm hoa (tháng 11-12); thời kỳ ra hoa (tháng 2 -3); thời kỳ sinh trưởng quả (tháng 4-7).
Bón phân Lâm Thao giúp cam Bù sai quả, ngon ngọt
Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, để cây cam cho quả sai trĩu, chất lượng ngon ngọt, việc chăm sóc, bón phân rất quan trọng, tuỳ độ tuổi tình trạng sinh trưởng của cây mà người trồng cần bón phân từ 3 – 4 lần/năm.
Kinh nghiệm một số hộ trồng cam lâu năm cho thấy, khi cam trưởng thành, trước lúc cây ra hoa khoảng 4 tuần nên bón mỗi gốc từ 1,5 – 2kg NPK-S.M15.10.3-8. Tiếp đó, sau khi cây đậu quả và phát triển, bón từ 1 – 2 đợt phân, mỗi đợt bón khoảng 1,5 kg/gốc loại phân NPK-S*M1 12.5.10-14. Một tháng trước thu hoạch bón tiếp cho mỗi gốc cũng từng ấy.
Đối với giai đoạn nuôi quả, bà con cần bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì loại phân này có hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, ngoài ra còn có hàm lượng kali cao giúp tăng hàm lượng đường.
Đặc biệt, khi chăm sóc cam theo quy trình VietGAP, bà con cần tuân thủ kỹ thuật bón phân “4 đúng”. Đó là đúng chủng loại, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng phương pháp.
Cụ thể, đúng chủng loại là cần nắm rõ giai đoạn phục hồi sau thu hoạch, bón phân NPK-S.M15.10.3-8, giai đoạn nuôi quả thì bón NPK-S*M1 12.5.10-14.
Đúng liều lượng: Liều lượng thích hợp từ 1,5 – 2kg/cây, không bón thừa tránh lãng phí và ô nhiễm nguồn đất, nước. Đúng thời điểm: Bón khi đất đủ ẩm, không nên bón vào lúc trời nắng tránh bốc hơi, trời mưa tránh rửa trôi.
Đúng phương pháp: Bà con xới qua đất xung quanh tán với độ sâu từ 5 – 7cm tránh tổn thương bộ rễ, rải phân theo chiều thẳng tán xuống (hình vành khăn).
Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện mà bà con có thể bón các loại phân vi lượng qua lá. Để phòng trừ cỏ dại, có thể sử dụng phủ gốc bằng cây xanh, rơm… xới gốc sau mỗi trận mưa và làm cỏ định kỳ vào tháng 1 – 2 và tháng 8 – 9. Mỗi năm xới gốc từ 2 – 3 lần.
Cắt tỉa cây cam
Với những cành vượt hay mọc ra từ gốc ghép, những cành sâu bệnh, gập gãy, héo… nên loại bỏ hoàn toàn để tán cây đều đặn và cân đối nhất. Việc tỉa cây cũng giúp cho việc phát triển hoa, quả sau này. Đồng thời nếu tán thưa cũng giúp hạn chế sâu bệnh gây hại. Khi cây đạt chiều cao từ 0,5 – 0,6m thì tiến hành cắt tỉa cây tạo khung ban đầu sau cho vững chắc.
Phòng trừ sâu bệnh:
Có khá nhiều loại sâu bệnh phát triển gây ảnh hưởng cho cam Bù Hương Sơn như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu đục cành, rầy chổng cánh, ruồi đục quả, bệnh loét thân cây, bệnh thối rễ… sâu bệnh gây hại thường vào mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt, khí hậu ấm chúng phát triển mạnh và tấn công cây, vì thế cần phát hiện kịp thời để tránh cho cây không bị ảnh hưởng, phát triển khỏe mạnh nhất.
Theo người trồng cam Bù ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), quả cam Bù có dạng hình cầu, vỏ mịn nhẵn chứ không sần sùi như cam sành. Trung bình 1kg cam Bù có từ 4 – 5 quả và đây là loại quả có hình dáng đẹp mắt, thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, thường được người dân mua về làm quà biếu, thắp hương ngày rằm, lễ tết. Ai đã từng được thưởng thức loại quả này chắc chắn sẽ khen mãi không thôi bởi hương vị ngọt thơm, nhiều nước mà ít loại cam nào sánh bằng.
Máy "ATM gạo" hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở Hà Tĩnh
Cây "ATM gạo" đã trở thành cứu cánh cho những người dân gặp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19.
Sáng 22/4, những "hạt yêu thương" đầu tiên bắt đầu chảy tại máy "ATM gạo" đặt tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh để cấp phát gạo miễn phí cho những người dân khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Dòng người đến nhận gạo.
Anh Nguyễn Tiến Trình - Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này, Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh đã kết nối, kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh ủng hộ 36 tấn gạo cho người dân Hà Tĩnh.
Người dân vui vẻ nhận những hạt gạo yêu thương từ máy "ATM gạo".
Cũng theo anh Trình, tại điểm phát gạo ở Trung tâm Văn hóa- Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh dự kiến sẽ phát 10 tấn gạo trong 3 ngày. Mỗi lượt, bà con được nhận 5 kg gạo. Máy hoạt động bắt đầu từ ngày 22/4 vào khung giờ 8-11h và 14h30 -16h30.
Có mặt tại điểm đặt "ATM gạo", bà Nguyễn Thị Lam (74 tuổi, phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) xúc động chia sẻ, từ ngày thực hiện giãn cách xã hội, ảnh hưởng của dịch bệnh, vợ chồng bà khônh có công việc gì kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhận được số gạo này bà rất vui, là động lực để gia đình vơi bớt khó khăn.
Người dân nhận những hạt gạo yêu thương từ máy "ATM gạo".
Với số lượng người đến nhận gạo đông, để đảm bảo việc giãn cách xã hội và thực hiện nhanh chóng trong điều kiện thời tiết có mưa, Hội doanh nhân trẻ Hà Tĩnh đã đặt thêm 2 bàn phát gạo 2 bên cây ATM gạo để phát gạo được đóng gói sẵn cho những người già, tàn tật. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho người dân, các lực lượng chức năng đã tiến hành đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho người dân khi đến nhận gạo.
Được biết, ATM gạo" sẽ đặt tại TP. Hà Tĩnh trong 3 ngày và sau đó di chuyển lên huyện Vũ Quang để phát cho người nghèo ở đây./.
CTV Thùy Chi
Bị bêu tên, vì sao phân bón giả vẫn lộng hành "móc túi" nông dân? Con số thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường bắt giữ trên 3.000-4.000 vụ phân bón giả, kém chất lượng. Câu hỏi đặt ra là vì sao mỗi lần cơ quan chức năng xử phạt, kẻ vi phạm đều bị "bêu tên", song các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón...