Kỳ thú theo chân “thợ săn” đặc sản cua trong rừng ngập mặn
Cuộc sống của các ngư dân làm nghề bắt cua trong rừng ngập mặn ở Brazil đang đứng trước nhiều thách thức khi các hệ quả hiện tượng biến đổi khí hậu cận kề.
Như bao ngư dân khác, Jose da Cruz làm nghề săn cua trong những khu rừng ngập mặn rộng lớn ven biển ở Brazil hàng chục năm qua. Không dùng gậy hay lưới, Cruz chỉ đậu thuyền của mình ngoài mép rừng rồi đi bộ vào và bắt cua bằng tay.
Jose da Cruz nằm xuống mặt bùn để bắt cua.
Vùi mình xuống bùn, người thợ săn này khéo léo móc lên những con cua có khi to hơn cả bàn tay của anh. Mỗi ngày, Cruz bắt được khoảng 40-50 con cua, sau khi bán cho thương lái, thu nhập của anh rơi vào khoảng 50$ (hơn 1 triệu đồng) mỗi tuần, đủ giúp trang trải cho cuộc sống gia đình.
Đây là công việc hằng ngày của anh trong rừng ngập mặn ở bang Bahia, Brazil.
Tuy nhiên, sinh kế này đang ngày càng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Môi trường thay đổi, dòng nước mặn tiến sâu vào rừng khiến sản lượng của giảm mạnh. Theo Cruz, so với 10 năm trước, lượng cua anh bắt được mỗi ngày đã giảm đi một nửa.
Những chú cua ngập mặn được moi lên từ bùn đen.
Theo các nhà khoa học ở Đại học Sao Paulo, trong 100 năm qua, mực nước ở bang Bahia, nơi Cruz sinh sống dâng lên 20-30 cm. Điều này có thể ảnh hưởng đến đàn cua, thay đổi lượng thức ăn của chúng, thậm chí, nước ấm lên cũng làm tăng tính axit, có khả năng ăn mòn vỏ cua.
Video đang HOT
Chiếc thuyền Cruz dùng để di chuyển từ nhà đến mép rừng.
Người thợ săn cua lọt thỏm trong những rễ cây của rừng ngập mặn.
Ngoài cua, người dân địa phương còn khai thác hàu từ rừng ngập mặn.
Cruz và những người hàng xóm, đồng nghiệp.
Sinh kế của anh và nhiều ngư dân trong làng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, đây là cuộc sống và cách mưu sinh duy nhất nên họ không thể bỏ nghề.
Theo Tùng Đinh (Theo Reuters) (NNVN)
Bắt cua đưa lên bờ là có thương lái mua tại chỗ, trao tiền liền tay
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại các cánh đồng trên, các em học sinh lại rủ nhau mang dụng cụ túi ni lông, xô, giỏ... ra các cánh đồng để "móc" cua bán cho thương lái. Cứ bắt cua đưa lên bờ là có thương lái mua tại chỗ, trao tiền liền tay. Sau vụ đông xuân, cua đồng sinh trưởng rất mạnh. Sáng bắt cánh đồng này, chiều quay lại vẫn rất nhiều cua.
Kỳ nghỉ hè, học sinh các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nghi Lộc... (tỉnh Nghệ An) lại tay xách nách mang rủ nhau ra đồng "móc" cua bán kiếm tiền chuẩn bị cho năm học mới.
Kỳ nghỉ hè, học sinh xứ Nghệ lại đổ xô ra đồng "móc" cua, bán kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Em Trần Văn Hùng (huyện Yên Thành) phấn khởi nói: "Lội xuống bùn nước nóng như đun, chân bỏng rát, mặt đỏ hừng hừng, áo ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn vui vì cua mùa này nhiều, giá lại cao. Nếu gia đình có 3 người, mỗi ngày bắt được khoảng 4-5kg, với giá cao như thời điểm hiện tại, cũng kiếm được tiền triệu. Cứ bắt cua đưa lên bờ là có thương lái mua tại chỗ, trao tiền liền tay. Sau vụ đông xuân, cua đồng sinh trưởng rất mạnh. Sáng bắt cánh đồng này, chiều quay lại vẫn rất nhiều cua".
Em Nguyễn Duy Cường (ở huyện Diễn Châu) chia sẻ: "Cứ mỗi kỳ nghỉ hè, bọn em lại rủ nhau ra đồng bắt cua bán cho thương lái, để tránh nắng bọn em ra đồng lúc 6h và về nhà 9h, đồng ruộng mới gieo cấy xong nên cua sinh sản rất mạnh. Mỗi ngày, em bắt được khoảng 3-4kg, giá cua thời điểm này cao, khoảng 40.000 -50.000 đồng/kg. Kỳ nghỉ hè, số tiền bán cua góp được lên đến tiền triệu, đủ để mua đồ dùng học tập, quần áo mới cho năm học mới, đỡ đi một khoản của bố mẹ".
Cua đồng thường nằm sâu trong hang, để bắt được phải thò tay vào hang lôi ra.
Để bắt được cua, các em phải lấm lem bùn đất, chang chang dưới trới nắng nắng.
Còn em Phan Khánh Huyền (ở huyện Nghi Lộc) bùn đất lấm lem chia sẻ: "Em cứ trông đến nghỉ hè để ra đồng bắt cua, người nhỏ làm việc nhỏ, ở nhà chơi cũng chán, tranh thủ ra đồng bắt cua bán vừa có thêm khoản tiền chuẩn bị cho năm học mới. Hiện tại, tiền bán cua em góp cũng được mấy trăm ngàn rồi, hết nghỉ hè, tiền bán cua cũng lên đến tiền triệu".
Bố mẹ ra đồng...
...để bắt cua kiếm thêm thu nhập.
Chị Vương Thị Mỹ (một thương lái ở Diễn Châu mua cua đồng có thâm niên) cho biết: "Mùa hè, các nhà hàng, khách sạn, quán nhậu... tiêu thụ cua rất lớn, nên giá cả cũng tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường. Bán thì dể nhưng mua cũng gặp khó khăn, các thương lái phải giành giật nhau, 5 giờ sáng tôi phải chực chờ tại các cánh đồng, mùa này các em học sinh được nghỉ hè nên ra đồng bắt cua rất nhiều, cua sinh sản cũng mạnh. Gần một tháng nay, tôi đã thu mua được khoảng 5-6 tấn cua, lãi khoảng 15-17 triệu đồng. Vất vả nhưng có lãi nên phấn khởi lắm".
Theo Danviet
Rủ nhau đi mò cua bắt ốc, 3 nữ sinh bị nước cuốn tử vong Sáng ngày 29/5, ông Cao Thanh Đá, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến 3 em học sinh tử vong. Cụ thể, học sinh xấu số gồm: Đinh Thị Hồng T. (SN 2006, học sinh lớp 7 Trường THCS Tân Hóa), Trần Thị H. (SN 2009) và Trương Thị...