Kỳ thú ruộng bậc thang mâm xôi La Pán Tẩn
Đến Mù Cang Chải (Yên Bái) vào mùa thu, du khách nhất định phải đến xã La Pán Tẩn để chiêm ngưỡng một trong những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của người dân nơi đây: ruộng bậc thang hình mâm xôi.
Ruộng bậc thang mâm xôi tại bản Hán Xung, xã La Pán Tẩn là một trong những địa điểm chiêm ngưỡng mùa lúa chín đẹp nhất miền Tây Bắc, đồng thời cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch khi đến Mù Cang Chải.
Ruộng bậc thang mâm xôi là công trình nông nghiệp kỳ công, là sáng tạo độc đáo của đồng bào Mông ở La Pán Tẩn. Giữa những triền núi trập trùng, uốn lượn, giữa những “hoa văn” đường viền ruộng bậc thang chạy tít đến chân trời thì đồi mâm xôi như một điểm nhấn đặc sắc, độc đáo.
Đồi mâm xôi La Pán Tẩn là điểm dừng chân của du khách mọi miền vào mùa vàng.
Đồi mâm xôi là một ngọn đồi có hình xoáy tròn từ chân lên đỉnh núi, khum khum tựa như mâm xôi giữa đại ngàn. Những nông dân người Mông nơi đây đã kỳ công thiết kế ruộng bậc thang theo hình xoáy bao quanh đồi từ chân đồi lên đỉnh, giữa đỉnh là một bề mặt phẳng rộng tựa như chiếc mâm chạm tới mây trời.
Ruộng bậc thang mâm xôi vào mùa nào cũng đẹp. Vào mùa nước đổ, ngọn đồi dậy lên màu nâu nhạt của bùn, mặt trời chiếu xuống làm cho không gian lấp loáng trong sự giao thoa của nước và ánh nắng.
Mùa cấy, ngọn đồi mâm xôi đông vui, tấp nập tiếng nói cười. Màu xanh lá mạ dần bao phủ các triền ruộng làm cho cả ngọn đồi mâm xôi mang vẻ đẹp tươi xanh, mềm mại, gợi lên bao niềm hy vọng về một mùa màng bội thu.
Video đang HOT
Mùa lúa chín, đồi mâm xôi La Pán Tẩn kỳ vĩ, óng ả, với biển vàng đang cuộn sóng như một tuyệt tác của thiên nhiên, giữa bản làng và là niềm tự hào của đồng bào nơi đây. Những vạt lúa ngả vàng theo ánh vàng của nắng thu, những sóng vàng theo đường viền uốn lượn quanh ngọn đồi, cứ thế mà chạy lên đỉnh trời.
Từ trên cao nhìn xuống, ngọn đồi tựa như một tuyệt phẩm, một mâm xôi sung túc mà tạo hóa ban tặng cho con người. Trên đỉnh đồi, lúa chín vàng, trĩu nặng bông như một chiếc mâm khổng lồ đang đựng vô vàn sóng lúa.
Đồi mâm xôi đẹp mềm mại sau mùa cấy.
Không gian mùa lúa chín nơi ngọn đồi mâm xôi vô cùng quyến rũ. Hương lúa mới hòa quyện vào sắc vàng của mùa thu, hòa vào những giọt sương long lanh trên những vạt lúa như dậy lên những thanh âm trong veo, thanh sơ, hoang hoải nơi núi rừng đại ngàn.
Ánh nắng chiều chênh chếch sau những ngọn núi hùng vĩ xuyên qua những triền ruộng bậc thang và rót ánh vàng xuống đồi mâm xôi tạo nên sự giao hòa kỳ diệu. Những áng mây bồng bềnh, vương vất nơi triền non rồi choàng xuống ngọn đồi khiến cho không gian như ngưng đọng, bồng bềnh hư ảo…
Mùa thu, La Pán Tẩn là tâm điểm thu hút du khách mọi miền đến khám phá, thưởng thức vẻ đẹp kỳ thú, của di sản ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Ngắm Mù Cang Chải từ trên mây
Từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10 hằng năm, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước tham quan, trải nghiệm mùa lúa chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang (chỉ trừ thời gian dịch Covid-19).
Khách du lịch tham gia bay dù lượn trên những ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Năm nay, du lịch Mù Cang Chải mùa vàng tiếp tục hút khách mạnh mẽ với nhiều hoạt động ấn tượng, độc đáo, trong đó có dịch vụ bay dù lượn từ đỉnh đèo Khau Phạ.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nổi tiếng đã lâu, nhiều lần có mặt trong các danh sách xếp hạng điểm đến của báo chí, truyền thông thế giới như "50 điểm đến đẹp nhất thế giới", "Top điểm đến tuyệt vời nhất để tận hưởng mùa thu", "Top ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới"... Thiên nhiên diệu kỳ cùng bàn tay lao động của con người trải qua hàng trăm năm đã tạo nên tuyệt tác ruộng bậc thang uốn lượn như tranh vẽ, trải dài dưới chân những dãy núi sừng sững.
ặc biệt, ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải đẹp mắt quanh năm chứ không chỉ mỗi mùa lúa chín vàng óng ả, từ mùa nước đổ lung linh cho đến mùa lúa xanh mơn mởn. Bên cạnh du lịch cộng đồng, Mù Cang Chải còn có tiềm năng rất lớn về du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao như: dù lượn, leo núi, chạy bộ...
Mặc dù các Festival dù lượn đã được tổ chức từ năm 2013 và thu hút đông đảo phi công chuyên nghiệp Việt Nam lẫn quốc tế, nhưng hoạt động đơn thuần mang tính chất biểu diễn, giao lưu văn hóa, quảng bá chung cho du lịch mà chưa thể phục vụ số đông du khách phổ thông.
Trong khuôn khổ Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải phối hợp Câu lạc bộ Mebayluon Paragliding (Công ty cổ phần Du lịch và Thể thao Viên Nam) đồng tổ chức Festival dù lượn "Bay trên miền danh thắng" kéo dài từ 1/9 đến hết tháng 10, mang đến mọi người cơ hội tham gia một hoạt động thể thao mạo hiểm đặc sắc và những góc nhìn mới lạ về vẻ đẹp núi non, bản làng vùng cao Tây Bắc.
Sau hai năm đóng băng vì Covid-19, với việc Việt Nam chính thức mở cửa du lịch trở lại, các tay lái quốc tế cũng có cơ hội được đến và bay dù lượn trên một trong "Top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới". Một trong những phi công có kỹ năng tốt và được du khách yêu mến, anh Suman Thapa (Nepal) bày tỏ sự hào hứng khi tham gia bay dù lượn tại Mù Cang Chải, không chỉ du khách mà chính những người như anh cũng có dịp trải nghiệm cảnh đẹp, khám phá bản sắc địa phương và tập luyện, học hỏi để phát triển.
Vẻ đẹp ruộng bậc thang giúp Mù Cang Chải (Yên Bái) hấp dẫn du khách. (Ảnh THANH MIỀN)
Là một trong số điểm bay dù lượn được đánh giá cao của Việt Nam và thế giới, điểm bay dù lượn Khau Phạ (trên quốc lộ 32 thuộc xã Cao Phạ, Mù Cang Chải) có độ cao khoảng 1.200 mét so với mực nước biển, quanh năm biển mây bao bọc. Du khách muốn đặt dịch vụ bay dù cần đăng ký trực tuyến hoặc trực tiếp, trước khi được các phi công chuyên nghiệp hướng dẫn an toàn bay, cách chạy đà, tiếp đất... Phi công ặng Văn Mỹ, người có số giờ bay dù lượn nhiều nhất Việt Nam, đồng thời là giám đốc đơn vị tổ chức sự kiện cho biết: "Trong tuần thì công suất mỗi ngày 20-100 lượt bay, cuối tuần thì 50-150 lượt bay, tùy theo điều kiện thời tiết.
Mỗi ngày, số lượng phi công thường trực là 10 người, đông nhất lên đến 80 phi công, vừa bay đôi với khách, vừa mang đến những màn biểu diễn độc đáo, mãn nhãn. Tuy nhiên, chúng tôi mới chỉ phục vụ được khoảng 50% nhu cầu của du khách, vì hoạt động bay dù lượn rất đặc thù là phải bảo đảm cơ sở vật chất, bãi cất cánh và bãi đáp phải đúng quy chuẩn, ngoài ra còn bị chi phối bởi các yếu tố thời tiết bất lợi...".
Tại bãi cất cánh, mỗi lượt xuất phát lần lượt khoảng ba đến năm dù, bao gồm phi công kèm khách; mỗi dù sẽ chao liệng trên bầu trời trong khoảng 10-25 phút tùy theo sức gió và nhu cầu của người chơi. Thả mình từ một trong "tứ đại đỉnh đèo" nổi tiếng hiểm trở của miền bắc, được tận hưởng cảm giác tự do giữa không trung bao la, ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống của người dân từ trên cao là những điểm nhấn hấp dẫn du khách, khiến dịch vụ bay dù lượn gần như luôn kín chỗ suốt thời gian diễn ra.
Hầu hết người chơi dù lượn đều đăng ký trước vài ngày cho đến cả tuần, có những du khách từ miền trung hoặc miền nam, du khách nước ngoài cũng tìm đến Mù Cang Chải để bay dù lượn dịp này. Một số đoàn khách đi qua khu vực bay dù và thấy thích thú nên muốn đăng ký tại chỗ, song đơn vị tổ chức phải từ chối vì lý do khống chế số lượt bay để bảo đảm an toàn và chất lượng phục vụ.
Vài năm gần đây, dù lượn là sản phẩm du lịch ngày càng thu hút nhiều người ưa mạo hiểm ở khắp Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều tỉnh miền núi có tiềm năng đều tổ chức lễ hội dù lượn nhằm quảng bá hình ảnh, kích cầu du lịch, như Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, iện Biên...
Riêng điểm bay Mù Cang Chải năm nay có sự thay đổi tích cực đáng kể, khi dịch vụ bay dù được thương mại hóa một cách bài bản, đầy đủ giấy phép, đội ngũ phi công đầy đủ chứng chỉ chuyên nghiệp, quy trình chuẩn quốc tế với bảo hiểm và chăm sóc y tế... Ngay cả đội ngũ xe ôm chuyên vận chuyển khách lên và xuống giữa bãi cất cánh và bãi hạ cánh được quản lý và vận hành chặt chẽ, thống nhất về giá cả. Hàng trăm lao động là người địa phương được tạo công ăn việc làm khi tham gia phục vụ bay dù lượn.
Ông Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải cho biết: "Festival dù lượn là một hoạt động chính được ưu tiên tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Với công tác tổ chức ngày càng được chuyên nghiệp hóa ở tất cả các khâu, Mù Cang Chải hy vọng sản phẩm du lịch dù lượn sẽ ngày càng được nhiều du khách biết đến và tham gia trải nghiệm, góp phần xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, là điểm đến "Bản sắc, an toàn, thân thiện".
Trước tiềm năng to lớn và sự phát triển nhanh chóng của xu hướng du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao hiện nay, Mù Cang Chải đang đứng trước cơ hội trở thành điểm đến hàng đầu cả nước về trải nghiệm bay dù lượn. Việc đầu tư phát triển, nâng cấp hạ tầng phục vụ bay dù lượn như mở rộng hoặc mở thêm bãi cất cánh, khu nhà chờ, nhà nghỉ, đường sá... cũng như nghiên cứu và kết hợp thêm một số loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm khác có thể khắc phục tính mùa vụ của du lịch, biến điểm đến này hấp dẫn quanh năm chứ không chỉ riêng vài tháng mùa lúa chín. ể làm được điều này rất cần sự chung tay của cả chính quyền địa phương lẫn các tổ chức, doanh nghiệp.
Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp tại Bản Phùng Hà Giang Có dịp du lịch Hà Giang và khám phá bản Phùng (huyện Hoàng Su Phì), du khách sẽ được đắm mình vào một bức tranh cực kỳ nguyên sơ, bình yên và thơ mộng. Cái tên Bản Phùng thật ra cũng chẳng tự nhiên mà có. Phùng trong "tương phùng" có nghĩa là gặp gỡ. Ảnh: Đô Đô Chính vì thế, bản Phùng...