Kỳ thú núi lửa… bùn ở đảo Java
Tại hòn đảo Java, một hiện tượng phun trào bùn đất tự nhiên được gọi là “ núi lửa bùn” đã thu hút rất đông du khách đến tham quan trong suốt nhiều năm qua.
Bleduk Kuwu là nơi xảy ra hiện tượng &’núi lửa bùn’ ở khu vực Wirosari của vùng Grobogan, Purwodadi, miền Trung hòn đảo Java. Cứ trung bình 2 hoặc 3 phút, mặt nước tĩnh lặng của Bleduk Kuwu lại xuất hiện một tiếng nổ lớn, kèm theo đó là bùn đất văng tung tóe và làn khói trắng mịt mù.
Đối với người dân địa phương, “Bleduk” có nghĩa là &’tiếng nổ’, còn “Kuwu” có nghĩa là văng ra tung tóe. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, nơi đây chính là điểm đến của hàng nghìn du khách hiếu kỳ.
Nằm cách vị trí Blok Cepu khoảng vài phút đi xe hơi, Bledug Kuwu có lúc được so sánh như “suối bùn” ở Sidoarjo, miền Đông Java. Nếu như “suối bùn” ở Sidoarjo đã khiến những người dân phải di chuyển chỗ ở hay tạo ra một sự huyền bí đối với họ, thì Bledug Kuwu lại giúp những người dân địa phương kiếm tiền. Những người dân sống quanh khu vực này kiếm tiền bằng cách bán muối cho du khách. Loại muối được lấy từ cặn bã khô của bùn núi lửa trải rộng trên những cánh đồng.
Du khách đến tham quan có thể mục thị trực tiếp mạch nước phun cũng như tóe bùn ở một khoảng cách xa từ 10 đến 20 mét. Sự phun trào của nước và bùn luôn di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác và bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, có 2 điểm mà những dòng nước và bùn phun thường xuyên, đều đặn nhất người dân nơi đây gọi một điểm là Đông Mbah (Grandpa) Jokotua và một điểm khác là Tây Mbah (Grandma) Rodenok.
Cũng theo những người dân cho biết, truyền thuyết kể lại rằng, những tiếng nổ xuất phát từ một con kênh nối giữa Bleduk Kuwu với địa danh thần bí &’Laut Selatan’ hoặc Ấn Độ Dương. Con kênh là lối đi dành cho kỵ sĩ bí ẩn Joko Linglung, con kênh cho phép Ngài di chuyển từ Laut Selatan tới Vương quốc Medang Kamulan (khu vực ngày nay bao gồm Grobogan). Tuy nhiên đó chỉ là truyện kể lại, theo các nhà nghiên cứu phân tích, hiện tượng tự nhiên này được tạo ra bởi sự thoát khí có trong lòng trái đất, thông thường là khí Mê-tan.
Chùm ảnh:
Theo dân trí
Gian nan đường đến trường sau lũ
Năm học mới đã bắt đầu từ 1 tuần trước, nhưng với học sinh vùng rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh), năm học mới chỉ vừa mới bắt đầu ngày hôm qua. Chưa bao giờ, buổi học đầu tiên lại cách xa ngày khai trường đến như vậy...
Toàn huyện Hương Khê có 37 cơ sở giáo dục với 15 trường Mầm non, 13 trường Tiểu học và 9 trường THCS, tất cả ngập chìm trong nước lũ. Tại nhiều trường học của huyện Hương Khê, dấu vết còn sót lại là những vệt nước lũ quá nửa trường.
Xe máy, xe đạp... những phương tiện đi lại hàng ngày đã bắt đầu có thể sử dụng trên một số con đường của xã Phương Mỹ. Thế nhưng do địa hình vũng trũng nên nước lũ vẫn còn rút chậm, thuyền đò vẫn là phương tiện chính đến trường của gần 550 học sinh (HS). Toàn xã có 3 trường học, trong đó 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mưa lũ đến sớm, các trường chỉ kịp tổ chức khai giảng cho các em.
Đò ngang là phương tiện đến trường của yếu của học sinh tại xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Em Nguyễn ThịNhung (HS lớp 10B9, Trường THPT Hàm Nghi, xã Phúc Đồng) cho hay: "Sau gần 1 tuần khai giảng bọn em mới đến trường. Dù phải đi đò, nhưng chúng em rất vui vì cuối cùng cũng được đi học rồi".
Ông Nguyễn Hồng Quân - Chủ tịch xã Phương Mỹ cho biết: "Chúng tôi vẫn phải huy động thuyền đò để chở các cháu tới trường. Đặc biệt, đường giao thông tại thôn Nam Hà còn chia cắt bởi nước lũ, nên các cháu đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Xã đã đưa 3 thuyền máy để đảm bảo an toàn đi lại cho các cháu ".
Nhiều con đường đến trường của HS tại xã Hương Đô cũng bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ. Các em HS phải cõng xe lên vai, hay kẹp nách mới có thể đến trường.
Cõng xe đạp tới trường.
Tại Trường Tiểu học Hương Đô, cánh cổng vẫn đóng kín kể từ ngày khai giảng. Những gì còn lại sau trận lũ là thảm bùn đất vàng bóng ở mọi ngóc ngách. Đồng chí phó bí thư xã chỉ cho chúng tôi vạch nước lũ cao gần 1m8 còn mới nguyên.
Bùn đất ...
và vệt nước là nhũng gì còn sót lại tại Trường tiểu học Hương Đô.
Sân trường đâu đâu cũng hằn vết chân của người bước lên do bùn đất đọng lại, không cẩn thận cũng có thể trượt ngã bất cứ lúc nào. Mưa lũ cũng đã làm công trình vệ sinh tự hoại của trường bị tắc nghẽn, đường dây mạng Internet và các thiết bị điện bị hư hỏng nặng. Toàn bộ trang thiết bị của trường cũng gần như không sử dụng được.
"Trường đã xây dụng gần 20 năm, các cơ sở hạ tầng gần như đã bị xuống cấp. Xã và thầy cô giáo đã phải chuyển 113 học sinh sang trường THCS để cho các em vào học. Ngày hôm qua cả HS cấp 2 và tiểu học đều đã bước vào buổi học đầu tiên của năm học mới", cô Trương Thị Lan - hiệu trưởng Trường tiểu học Hương Đô cho biết. Ngôi trường cũ đang được dự tính nâng cấp sau khi nước lũ rút hẳn.
Trường Tiểu học Hương Đô phải vẫn đóng cửa sau trận lũ đầu mùa.
Tranh thủ 2 ngày nắng, thầy cô, HS và cả phụ huynh tại các trường học tại huyện Hương Khê đều chung tay dọn dẹp cho một năm học mới tươm tất.
Toàn bộ đồ chơi còn sót lại sau trận lụt tại Trường Mầm non Hương Đô.
Bùn đất bám lại trên các dụng cụ trò chơi.
Lũ đầu mùa khiến toàn bộ 5 lớp học và các trang thiết bị tại trường mẫu giáo Hương Đô bị ngập trong 1,7m nước lũ. Lũ đến sớm nên 250 HS của trường đã không thể dự lễ khai giảng đầu năm. Trong chiều ngày 7/9, thầy cô cùng các phụ huynh đã bắt đầu dọn dẹp để có thể cho các em HS đến trường trong ngày thứ 2. Tất cả dụng cụ học tập, đồ chơi của các cháu mầm non đều bị cuốn theo nước lụt, số còn lại do ngâm nhiều ngày trong nước lũ đã không thể sử dụng được. Ngay sau khi nước lũ rút, các giáo viên đã đi quyên góp đồ chơi và dụng cụ học tập cho các cháu. So với 2 trường trong xã, đến ngày hôm nay, 11/9, các cháu mới bắt đầu đến trường.
Thầy cô và phụ huynh chung tay dọn dẹp trường học.
Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT Hương Khê cho biết: Đến thời điểm hiện nay, ngành giáo dục Hương khê thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng, trong đó nhiều hàng rào trường học bị sập, 12.000m2 sân trường bị lún, 8.500m2 nền nhà học láng xi măng bị sụp. Tường vôi, sách vở và đồ dùng thiết bị dạy và học gần như bị hư hỏng...
Phượng Vũ - Văn Dũng
Theo dân trí
Khóc vì sách vở hư hại do lũ càn quét Bên đống sách vở lấm lem bùn đất, ướt sũng vì bị chìm trong những ngày mưa lũ vừa qua, cháu Lê Phương Anh (10 tuổi, học lớp 5A, Trường tiểu học xã Lương Sơn, huyện miền núi Thường Xuân, Thanh Hóa) buồn bã cho biết: "Số sách vở mới tinh này bố mẹ cháu dành dụm tiền cả mấy tháng mua cho...