Kỳ thú Hòn Chồng
Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên nằm ở bờ biển phía Bắc thành phố Nha Trang . Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Nhiều người bảo, Hòn Chồng là nơi giao nhau giữa biển và núi…
Quần thể đá Hòn Chồng từ lâu đã trở thành điểm du lịch giàu tính nhân văn. Du khách đến Nha Trang đều hứng thú khi tham quan danh thắng này và nghe những câu chuyện xung quanh 2 bãi đá Hòn Chồng và Hòn Vợ. Điều kỳ thú là những tảng đá lớn nằm chồng chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể xô ngã.
Nơi đây, phong cảnh hữu tình. Núi, biển và bờ nằm sát bên nhau. Khác với bãi biển dọc theo đường Trần Phú ở khu trung tâm, bãi biển ở khu vực Hòn Chồng khá yên tĩnh. Tại đây, khách có thể ngồi trên mõm đá buông câu hoặc di chuyển vài chục mét vào phía bờ để tắm biển trên bãi cát mịn màng, thoai thoải. Nước biển trong xanh và hiền hòa. Ngoài khơi, các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc làm giảm tốc độ gió và ảnh hưởng của mưa bão. Vì vậy, biển trên vịnh Nha Trang và danh thắng Hòn Chồng được xem là một trong những vịnh biển đẹp và an toàn.
Hòn Chồng nằm ngay trong nội ô thành phố Nha Trang. Đến đồi La San thuộc phường Vĩnh Phước, Hòn Chồng là một bãi đá nổi trên bãi biển. Theo lý giải của các nhà khoa học, nơi đây là dấu tích của nước biển xâm thực chân núi. Sự xâm thực ngày càng sâu, một phần chân đồi La San bị tách rời, hình thành một cụm đá chồng chất lên nhau nên gọi là Hòn Chồng.
Video đang HOT |
Hòn đá Chồng lớn nhất trong quần thể |
|
Hòn đá này nằm lơ lửng bao năm không xoay chuyển |
Những người dân xứ biển truyền miệng nhau câu chuyện về ông khổng lồ đã từng đặt chân đến đây để đắp núi, xây nên vịnh Nha Trang ngày nay. Một hôm, ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá.
Dấu tay khổng lồ in trên đá trong truyền thuyết |
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Hòn Chồng. |
Biển khu vực Hòn Chồng mới được khai phá để phát triển du lịch. Lúc trước, khách muốn đến đây phải vượt đồi dốc và đi lòng vòng mới đến nơi. Còn bây giờ, đường Trần Phú đã được nối dài đi ngang qua đường vào đồi La San. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo bờ biển về hướng Đông Bắc là đến được Hòn Chồng. Con đường khá thơ mộng bởi một bên là biển cả, cát vàng một bên là những công trình kiến trúc đẹp, luôn dập dìu người qua lại.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành tổ chức các trò chơi tập thể gắn với bãi đá, ngọn đồi và bãi biển nơi đây tạo sự hứng thú cho du khách. Những người yêu thiên nhiên đến đây để ngắm cảnh.
Nếu nhìn về thành phố, có lẽ quần thể Hòn Chồng – đồi La San là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất với những đường cong uyển chuyển của bãi biển dọc đường Trần Phú; tô điểm trên đó là những hàng dừa cao vút vươn ra đón sóng biển vỗ về…
Biển Hòn Chồng |
Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.
Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.
Bãi Đá Nhảy - Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú
Toàn thể vùng Đá Nhảy rộng khoảng 4-5 ha, trải dài trên địa phận hai xã Hải Trạch, Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình).
Bãi Đá Nhảy là một quần thể các khối đá lớn có hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái", hổ quỳ, voi phục... Nhiều khối đá được đặt tên rõ ràng, như: Đèo Ngoài, Đồng Thuần, Đá Đen, Đèo Trong... Có khối do bị mưa gió bào mòn thành hình các trụ đá cao chừng 7-8 m, có chỗ tạo thành những hang động xinh xắn, có miệng hang, thành hang trông thật kỳ dị, hấp dẫn. Tùy thuộc vào sự lên xuống của nước biển theo mùa, du khách tới đây chắc chắn sẽ ngạc nhiên với sự biến đổi màu sắc của từng phiến đá.
Mỗi khi thủy triều lên, sóng vỗ tung bọt trắng xóa, đá tảng, đá hòn trông tựa như những con cóc lớn nhảy chồm trên sóng nước, hoặc như những con hổ quỳ, voi phục đùa giỡn với sóng biển. Có thể vì hình thế riêng biệt đó mà ra đời danh xưng Đá Nhảy nhằm lột tả hết vẻ mỹ miều của non nước nơi đây. Do cảnh sắc ấn tượng của Đá Nhảy mà năm 1842 vua Thiệu Trị trong chuyến Bắc tuần đã nghỉ chân tại đây và cho khắc bia lưu dấu.
Quang cảnh bãi Đá Nhảy.
Bên cạnh vẻ ngoài kỳ thú, đa dạng của đá, nằm trong quần thể thiên nhiên hoang sơ này còn có một giếng nước độc đáo, tục gọi là "giếng Cóc" do một tảng đá lớn hình con cóc che trên miệng giếng. Giếng ở sâu trong "hang Cóc", người muốn lấy nước phải chui vào trong "bụng Cóc", khom xuống mới múc được từng gáo nước. Nước giếng Cóc tích tụ từ mạch nước ngầm chứa trong đá cát nên vô cùng tinh khiết và mát lành. Bên cạnh giếng Cóc có đền thờ Nam Hải Đại Vương. Trước đây, ngư dân trong vùng mỗi lần ra khơi đều ghé vào đây cúng lễ. Nước giếng Cóc được người dân múc lên tế lễ và cũng là nguồn mạch dự trữ trong những chuyến đánh cá dài ngày.
Địa danh Đá Nhảy còn liên quan đến một câu đối hay được người dân trong vùng truyền tụng qua nhiều thế hệ. Tương truyền rằng, trong một cuộc thi Đình dưới triều vua Thành Thái, để thử sức các thí sinh nhà vua đã ra một vế đối: "Bò đi Đá Nhảy". Vế đối hóc búa vì toàn là động từ nhưng cũng có hai danh từ là "bò" và "đá". Thí sinh Trần Văn Thống, người làng La Hà (một ngôi làng thuộc Bát danh hương Quảng Bình) đã lấy địa danh làng mình để đối: "Hùm hét La Hà", cũng có bốn động từ và có hai danh từ là "hùm" và "hà". Có người cho rằng La Hà là làng ở giữa sông, làm gì có "hùm" (cọp), nhưng sự thật thì ngày trước đã có lần cọp bơi qua sông về cù lao La Hà quấy phá.
Khu Đá Nhảy nằm ngay dưới chân đèo Lý Hòa. Đèo Lý Hòa thường gọi là đèo Đá Nhảy, độ cao cách mặt nước biển chỉ 75 m và chiều dài chừng 2 km nhưng cảnh sắc rất quyến rũ, thơ mộng. Con đèo này xuất phát từ dãy Trường Sơn, với liên tục núi đồi thấp dần, nhỏ dần lao ra tận biển Đông. Đứng trên đỉnh đèo sẽ quan sát được gần như toàn bộ danh thắng Đá Nhảy hoang sơ, điệp trùng giống như một bãi đá đang nhảy nhót, đùa giỡn với sóng biển trên một bãi cát trắng trông thật ngoạn mục. Cùng với đó là những làng mạc trù phú xung quanh, từng đoàn thuyền quăng lưới, những con người say mê với công việc thường ngày...
Biển Đá Nhảy có nước trong veo và cát trắng phẳng lì. Mùa hè, bãi biển Đá Nhảy chật kín du khách thập phương từ nam ra, ngoài bắc vào, cả người dân địa phương sau một ngày mưu sinh vất vả cũng hòa mình vào biển biếc bao la với từng đợt sóng rì rào cùng làn gió mát rượi. Đến đây, du khách còn có thể tham gia nhiều loại hình giải trí vận động như: chèo thuyền, leo núi, săn bắn hay đơn giản là dạo chơi trong bạt ngàn rừng dương. Biển Đá Nhảy còn có nhiều loại hải sản như tôm, cá, cua, mực, ốc, đặc biệt là ốc sắt... có thể chế biến những món đặc sản biển hấp dẫn.
Nếu có dịp đi ngang qua vùng đất Quảng Bình nắng gió, bạn hãy dành chút thời gian ghé lại Đá Nhảy. Chỉ cần xuống xe và đi bộ vài bước chân, bạn đã chạm được vào cát, đá, nước... của danh thắng Đá Nhảy với khung cảnh hoang sơ, kỳ thú đẹp như tranh vẽ.
Cổ kính chùa Chuông phố Hiến Chùa Chuông nằm trên địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (xưa thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Cổng tam quan cổ...