Kỳ thú Đại lễ trước giờ G ở vùng ngoại ô Thủ đô
Như một Hà Nội trung tâm thu nhỏ, từng con ngõ, mái đình, ao làng đến mọi ngôi nhà, không khí mừng đón ngày Đại lễ đã khiến nhiều người từ nơi khác đến đây phải thốt lên ngạc nhiên thú vị.
Được một người quen thủ thỉ mời xuống nhà chơi và “ăn” Đại lễ cũng tưng bừng không kém Hà Nội, tôi ngạc nhiên và thích thú. Tò mò theo lời anh bạn khi ngày Đại lễ chỉ còn được đếm bằng giờ, tôi đến thôn Lam Sơn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km đi theo hướng quốc lộ 1 cũ, đây cũng là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ mới sáp nhập vào Hà Nội năm 2008.
Khi đến Minh Cường, tôi và một đồng nghiệp đi cùng vô cùng ngạc nhiên trước không khí đang “sôi sùng sục” để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long tại nơi đây.
Không khí chuẩn bị cho đêm Đại lễ 10/10 diễn ra khắp thôn xóm.
Chỉ giáp mặt đường khoảng chừng 500 m, 3 chiếc cổng dẫn vào làng đã được kết chỉnh một cách trang trọng. Khẩu hiệu chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long được căng chào để đón khách. Những bóng đèn điện đủ màu sắc được treo xung quanh, khiến chiếc cổng làng trông lộng lẫy như “Đêm hội Long trì”.
Dọc khắp thôn làng, công việc chuẩn bị vẫn đang tiếp diễn một cách háo hức. Từ già, trẻ, gái, trai trong làng, mỗi người được phân công một nhiệm vụ để làm sao cho cổng chào của xóm mình phải là đẹp nhất.
Anh Đặng Chế Linh đang gắn những chiếc bóng đèn cuối cùng vào lồng để thử điện cho kịp phát sáng đón ngày hội cho hay: “Cái cổng làng mới chỉ là bề ngoài thôi anh ạ. Còn nhiều điều sẽ khiến anh ngạc nhiên hơn ở trong làng em. Ở trên Hà Nội có gì thì ở làng em cũng có hết. Hà Nội mới đón Đại lễ thì cũng phải oách chứ!”
Bước qua cổng làng, cô bạn đồng nghiệp của tôi đã thốt lên: “Không thể tin được! Trông như ở phố cổ”. Trước mắt chúng tôi là một “rừng” đèn lồng đã được giăng khắp ngõ xóm, đèn nháy được trang hoàng khắp đình làng, cửa nhà từng hộ dân, những giải băng lụa được buộc một cách điệu đà lên từng cành bonsai trước cửa.
…cho đến trang hoàng cho Đình làng lộng lẫy.
Chị Bùi Thị Luyện (SN 1959) đang trang trí cây cảnh trước cửa nhà hồ hởi cho biết: “Đây là dịp ngàn năm mới có một lần nên dân làng chúng tôi mong chờ lắm. Cả tuần nay làng tôi cứ như mở hội vậy. Sáng, trưa, chiều tối không khí đón Đại lễ cứ rầm rập, ngập tràn khắp cả làng. Thích nhất là bọn trẻ con, đi học về bỏ bê cả cơm nước giúp mẹ, lại chạy tót ngay ra Đình cùng các thanh niên trong thôn trang trí Đại lễ”.
Điều đặc biệt hơn cả, đúng như lời mời chào: Hà Nội có gì thì ở đây cũng có như vậy. Dưới chiếc ao làng chỉ rộng chừng 20m2, một cụ rùa Hồ Gươm được tạo hình từ xốp, sơn vàng đang ngậm kiếm nổi uy nghiêm giữa mặt ao.
Video đang HOT
Cụ rùa Hồ Gươm ngậm kiếm nơi ao làng
Cách đó không xa, một nhóm thanh niên khác cũng đang gấp rút trang trí chiếc Tháp Rùa được làm khung từ tre và bọc xốp để kịp hạ thủy trước khi trời tối. Quanh chiếc tháp rùa được giăng đèn khắp xung quanh để tạo ánh sáng lung linh như Tháp Rùa thật.Trong tâm trạng phấn khởi, tự hào, anh Trần Văn Tuấn, phó Công an xã Minh Cường cho biết: “Tuy không được giống như thật, nhưng chúng tôi muốn tạo cho người dân một không khí cũng như ở trên Hà Nội để mọi người cùng tham gia đón Đại lễ”.
Mô hình Tháp Rùa được hạ thủy trông rất lạ mắt.
Bên cạnh nhóm làm Tháp Rùa, một số chị em phụ nữ khéo tay đang cắt tỉa từng bông sen giấy, bên trong được gắn nến để thả xuống ao cạnh Tháp Rùa.Khi Tháp Rùa được hoàn thành, hàng chục người từ khắp các xóm trên xóm dưới đã đổ về để đón chờ khoảnh khắc lên đèn thử nghiệm của “Tháp Rùa giữa ao làng”. Tiếng hô đếm 1,2,3 kèm theo tràng vỗ tay nổ vang như pháo giữa một ngôi làng yên bình khi ánh điện trong tháp bừng sáng. Rồi mọi người hò reo khen ngợi và đồng thanh hô vang: “Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”. Những ngọn nến bừng sáng trong bông sen giấy.
Mắt ngấn lệ trước tâm trạng vui mừng của dân làng và lũ trẻ, ông Đặng Văn Tần (67 tuổi) trưởng xóm Chí Hưng tâm sự: “Cả đời tôi sống đến từng này tuổi đầu, nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến dân làng tôi có được một không khí lễ hội lớn và tưng bừng đến như vậy. Chỉ mong sao bọn trẻ được học hành đầy đủ, no ấm và thoát cái cảnh nghèo của cha ông chúng nó. Đến ngày 10/10 chúng tôi sẽ còn tổ chức một lễ hội đường phố quanh làng nữa để mọi người cùng tham gia. Khi nào trên Hà Nội bắn pháo hoa thì dưới làng chúng tôi cũng sẽ bật rượu mừng Đại lễ”.
Đứa trẻ ngồi trên cổ bố thích thú với chiếc đèn lồng được giăng khắp ngõ xóm.
Khi được hỏi tại sao không để Tháp Rùa và cụ Rùa trong cùng một ao, ông Tần dí dỏm cho biết: “Sở dĩ chúng tôi làm như vậy cũng có lý của nó cả. Đúng ngày mùng 10/10 thì Tháp Rùa sẽ được đưa sang ao làng xóm trên để tụ hội với cụ Rùa. Đó cũng là ý thể hiện sự đoàn kết chung vui của dân làng mừng Đại lễ”.
Về đêm cả thôn xóm lung linh giữa một rừng đèn lồng.
Bất ngờ trước không khí chuẩn bị kỷ niệm Đại lễ 1000 năm ở nơi đây, chúng tôi đến tìm gặp ông Phạm Tiến Dũng, trưởng thôn Lam Sơn. Ông Dũng cho biết: “Việc tổ chức và trang trí mừng Đại lễ này đều do người dân trong làng chúng tôi tự nguyện đứng ra đóng góp. Tất cả mọi người đều cùng chung một ý nghĩ đây là dịp ngàn năm mới có một lần nên khi đưa ý tưởng trình ra làng và vận động nhân dân thì mọi người đều rất hào hứng, không ai phàn nàn gì cả. Nhà nào có nhiều thì đóng 100 ngàn, có ít thì đóng 50 ngàn. Còn thiếu đâu chúng tôi trích từ quỹ của thôn để tổ chức cùng dân làng”.
Cổng chào đầu xóm sáng bừng điện tưng bừng đón khách đến chơi Đại lễ.
Rời thôn Lam Sơn khi trời đã tối, bước chân dưới những con đường ngợp đầy màu sắc tôi như chìm đắm vào một không khí hùng thiêng lịch sử của mảnh đất kinh đô ngàn đời. Đâu đó, phía xa hình ảnh người dân còn đang “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên đồng ruộng thấp thoáng hiện lên, nhưng từ những nụ cười cần lao đó trong họ toát lên một tình yêu, một niềm tự hào vô cùng to lớn đối với Hà Nội ngàn năm văn hiến và như một tiếng nhạc reo vang cho khúc khải hoàn của Hà Nội linh thiêng, hào hoa 1000 năm tiếp theo.
Theo VTC
Nữ sinh sập "bẫy tình" dịp đại lễ
Cả thế giới như đổ sụp lên đầu H, H quay cuồng... (Ảnh minh họa)
H đọc lá thư K để lại: "Cám ơn món quà đầu tiên ông trời ban cho anh vào đại lễ, anh phải tìm kiếm những món quà tiếp theo đây. Thuốc anh để sẵn trên bàn, nhớ uống ngay cưng nhé! Vĩnh biệt!".
Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghìn năm mới có một lần nên bất kì ai cũng muốn được đi chơi trong dịp này. Không khí ấy trong giới sinh viên lại càng nhộn nhịp, háo hức.
Nhưng đã đi chơi thì phải có đôi, có cặp mới hay, vừa đỡ đơn côi, lại có thể ra oai với đám bạn. Với lại, con gái thì muốn có kẻ đưa, người đón, con trai thì muốn được đưa đón các người đẹp. Trong sự kiện này, có nhiều đôi trở thành tri kỷ, nhưng cũng chẳng ít đôi "tình hờ"... Song đáng buồn là nhiều người đã phải trả giá đắt vô cùng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ.
Hoàng Thị H (sinh viên đại học Thương Mại) bán hoa thuê trên đường Hồ Tùng Mậu vốn là người hiền lành, chăm chỉ, tuy không xinh đẹp nhưng ở cô toát lên vẻ đẹp hiền dịu của một người phụ nữ truyền thống. H ở trong kí túc xá, những người cùng phòng cô đã có người yêu gần hết, chỉ có H và Tr là chưa có người yêu.
Gần dịp đại lễ, các cô bạn trong phòng thi nhau bàn về những kế hoạch đi chơi. Ban đầu H và Tr rủ nhau đi chơi chung, nhưng rồi Tr cũng có người đưa đón. Tr xui H nên tìm cho mình một tay "xe ôm" để đỡ vất vả, đi chơi khỏi phải lo nghĩ chuyện đi lại và nhiều thứ khác nữa.
Thật tình cờ, một hôm Trần Trung K (nhân viên một công ty tư nhân) đi sinh nhật bạn, K ghé vào mua hoa đúng cửa hàng H bán thuê. K thấy H cũng hợp mắt, anh xin số điện thoại của H. Từ tối hôm đó, K liên tục gọi điện, nhắn tin cho H, cường độ ngày càng tăng và cấp độ cứ thế nhân lên. H không hề thấy ghét K, bởi trông K có vẻ là người tử tế, ăn nói cũng dễ nghe, lại được cô bạn Tr "mô kích" nên H đáp lại tin nhắn và những cuộc điện thoại của K rất nhiệt tình.
Chỉ trong 3 ngày, H đã mời K lên phòng chơi, rồi đi uống nước cùng K và bạn K. Tuy chưa chính thức yêu nhau nhưng họ "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Mấy hôm sau đã là đại lễ, K đón H đi chơi với bó hoa hồng thắm, vui mừng, hạnh phúc, H thấy cuộc sống còn có niềm vui nào hơn thế!..
Cùng K đi chơi, được K cho khám phá biết bao điều mới lạ, được K mua quà tặng, mua đồ ăn ngon... H thực sự xúc động. Dù chỉ mới quen K thời gian ngắn, H đã nghĩ "cuộc đời mình sẽ gắn liền với anh ấy".
Tối hôm 1/10, sau một ngày rong chơi, K rủ H cùng đi ăn mừng đại lễ với đám bạn của K, cuộc vui nào mà lại thiếu bia rượu, dù không uống được, nhưng vì K giới thiệu H là bạn gái, nên nhiều người chúc, một phần vì nể, phần vì muốn "người yêu" không mất mặt, tối hôm đó H đã uống nhiều tới mức không còn biết trời đất là gì nữa!...
Chỉ chờ có thế, K thuê taxi đưa H vào nhà nghỉ... thế là bao nhiêu năm giữ gìn, cái quý giá nhất của H đã bị K chiếm đoạt. Sáng hôm sau tỉnh dậy, H giật mình, không biết đang ở đâu, thấy đau ở "chỗ đó", H sực tỉnh, tỉnh táo hơn lúc nào.
H đọc lá thư K để lại: "Cám ơn món quà đầu tiên ông trời ban cho anh vào đại lễ, anh phải tìm kiếm những món quà tiếp theo đây. Thuốc anh để sẵn trên bàn, nhớ uống ngay cưng nhé! Vĩnh biệt!".
Cay đắng không gì tả hết, uất hận vô cùng, H định tìm đến cái chết... (Ảnh minh họa)
Cả thế giới như đổ sụp lên đầu H, H quay cuồng, gọi cho K, thấy tắt máy, làm sao để liên lạc được với K, khi H chẳng biết gì về K, chỉ biết K làm ở một công ty tư nhân, nhưng là công ty tư nhân nào, trên đất thủ đô có biết bao nhiêu công ty tư nhân.
Cay đắng không gì tả hết, uất hận vô cùng, H định tìm đến cái chết, nhưng nghĩ tới gia đình sẽ ra sao khi mình hành động như vậy, H thôi không dám nghĩ tới điều dại dột ấy nữa!
Không riêng gì H bị lừa, Trần Thị M (sinh viên cao đẳng Du Lịch Hà Nội) cũng đã phải lâm vào tình cảnh khốn đốn! Cũng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ, mà không có người yêu, M đành nhận lời đi cùng V (sinh viên đại học Giao Thông Vận Tải), một anh chàng mới quen trên xe buýt. Sau một ngày đi chơi thú vị, V mời M đi ăn tối tại khách sạn Sofitel Metropole (một trong những khách sạn được xếp vào loại đắt đỏ nhất Hà Nội).
Ngay khi bước chân vào khách sạn, M quá bất ngờ trước kiến trúc đẹp, lạ và tráng lệ nơi đây, M nhìn thấy rất nhiều người nước ngoài đi lại, nói cười. Kinh ngạc hơn khi M xem thực đơn, toàn những món đắt tiền, được tính bằng USD với những cái tên kiêu sa, xa vời với M. Bữa tối thật vui với những bản nhạc đồng quê dịu nhẹ, ánh nến lung linh và tiếng cười rôm rả của đôi bạn trẻ mới quen.
Bữa ăn kết thúc, "V nói M chờ V đi trả tiền rồi cùng đi xem rối nước nhé", chẳng hề mảy may suy nghĩ, M gật đầu. M ngắm nhìn phòng ăn của khách sạn để chuẩn bị ra về, vì chẳng biết M có còn cơ hội tới đây hay không. Chờ mãi, 1 giờ, 2 giờ... thời gian trôi đi, M sốt ruột, lo lắng, ngồi xâu chuỗi tất cả các sự việc, M nhận ra mình bị "chơi đểu", thì cũng là lúc khách sạn đóng cửa, nhân viên khách sạn tiến tới chỗ M đưa hóa đơn thanh toán, số tiền lên tới 155USD, với 200k trong ví, M chỉ biết ôm mặt khóc cho sự dại dột của mình.
H và M chỉ là hai trong số rất nhiều bạn gái chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ (có người đưa, kẻ đón) mà phải trả giá quá đắt như vây. Còn rất nhiều những bạn gái đang là người yêu "hờ" của những chàng trai "láu cá", các bạn hãy thật cẩn trọng nhé! Nó không bao giờ thừa đâu các bạn ạ!
Không như H và M, Phạm Hà A (sinh viên đại học Ngoại Thương) lại là người được "miếng" mang về. Muốn đi chơi đại lễ, nhưng A muốn phải hoành tráng hơn đám bạn. Nhờ sự thông minh, xinh đẹp, sắc sảo từ khi vạch kế hoạch đến khi "câu" được một anh chàng đại gia, A chỉ mất vỏn vẹn 4 ngày.
Chỉ trong ngày đầu tiên đi chơi lễ, cô nàng A đã tiêu tốn của đại gia không biết bao nhiêu tiền của cho những bữa ăn, những món quà, nào là điện thoại iphone 4G, nào là quần áo hàng hiệu, chưa kể là đại gia phải... cõng nàng mỗi khi nàng mỏi chân. Nhưng ngay sau khi rời khỏi chiếc X6 sang trọng, về đến phòng, A liền nhắn tin cho đại gia với một câu ngắn ngủi: "Tạm biệt chú bò con!" rồi thay luôn sim điện thoại.
Các bạn thấy đấy! Đâu phải chỉ có các chân dài bị "lừa", các đấng mày râu cũng phải cẩn thận, nếu không, có khi đến mảnh vải che thân cũng chẳng còn mà về nhà.
Theo Mực Tím
Giới trẻ thích thú với lễ hội diều Từ 8h sáng, rất đông bạn trẻ đã có mặt tại sân vận động Mỹ Đình để "mục sở thị" từng cánh diều tung bay trong gió của Lễ hội diều 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sáng nay (6/10), hàng trăm người có mặt tại sân vận động Mỹ Đình đã được chiêm ngưỡng những chiếc diều đến từ 3 miền...