Kỳ thị vùng miền: Hành vi phi văn hóa
Con người không thể lựa chọn được quê hương mình sinh ra. Đó là điều ngẫu nhiên. Vậy mà điều ngẫu nhiên ấy lại khiến không ít người khốn khổ, đặc biệt là người dân miền Trung, vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Một thành viên trong “Hội những người ghét dân Thanh Hóa” cầm tờ giấy có dòng chữ “Xin lỗi Thanh Hoá”
Kỳ thị vùng miền: Hành động trái pháp luật
Các đây gần 1 năm, một bạn sinh viên năm thứ nhất tên H. đã phải nói lời xin lỗi vì sự nông nổi của mình khi khởi xướng trò miệt thị bằng cách lập “Hội ghét dân Thanh Hóa” trên mạng Facebook.
Sau khi thành lập “Hội ghét dân Thanh Hoá”, H. đã kêu gọi bạn bè cùng nhau ghét bỏ và có những lời lẽ không hay về người dân Thanh Hoá.
Sự việc vượt quá tầm kiểm soát của H. và không còn là một trò đùa khi hàng trăm bạn trẻ xứ Thanh phản ứng quyết liệt, hàng nghìn cư dân mạng tỏ ra bức xúc, phẫn nộ. Những lời lẽ không hay của H. và các bạn đã được chụp hình và chia sẻ lan tràn trên mạng. Ngay lập tức, nhà trường cùng công an địa phương đã phải vào cuộc để giải quyết mâu thuẫn và có hình thức kỉ luật nghiêm khắc với H.. Nhận thấy hành vi sai trái của mình và trước áp lực từ cộng đồng mạng, H. đã gặp gỡ mọi người để nói lời xin lỗi.
Hành động bồng bột trên của H. như là một bài học cho tất cả mọi người để giữ lấy sự đoàn kết vùng miền, sự đoàn kết dân tộc để không gây thêm những hậu quả đáng tiếc nào.
Video đang HOT
Không chỉ cá nhân thể hiện sự kỳ thị vùng miền mà ngay cả các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động cũng cố tình “né tránh” người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Thời gian gần đây, báo chí đưa tin, ở các thành phố lớn, các doanh nghiệp cũng “ngầm” đua nhau tẩy chay lao động đến từ các địa phương “Thanh – Nghệ – Tĩnh”.
Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, sự kỳ thị với lao động Thanh Hóa, Nghệ An là điều không thể chấp nhận được. Luật pháp Việt Nam không cho phép sự phân biệt đối xử, mọi lao động đều được đối xử bình đẳng trước quy định tuyển dụng, làm việc… Do vậy, các doanh nghiệp phân biệt lao động vùng miền là hành động trái pháp luật.
Hộ khẩu Nghệ An nên cả tháng trầy trật ngược xuôi, anh Nguyễn Bá vẫn không thể xin được việc
Không ai được chọn nơi mình sinh ra
Sau khi đăng tải loạt bài: Mất việc, lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh bật khóc, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc. Nhiều độc giả, kể cả những độc giả không phải người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng thể hiện thái độ bức xúc về hành vi phi văn hóa này.
Bạn đọc tại địa chỉ nhattinhanh…@gmail.com nói: “Nếu như có sự phân biệt đối xử như vậy khác nào dồn họ đến bước đường cùng. Những người lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng phải bỏ mồ hôi công sức như bao người khác để có được miếng cơm manh áo. Ở quê hương họ nghèo nên phải đi xa cầu thực với mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vậy mà chỉ vì tiếng dữ đồn xa mà tẩy chay tất cả 3 vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh. Nhà sử dụng lao động phải có cái nhìn khách quan hơn”.
Là người Thanh Hóa, độc giả tại địa chỉ manhhung…@gmail.com phân trần: “Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh phải chiếm tới 20% công nhân ở miền Nam, không có họ lấy ai ra mà làm? Chính vì quá đông nên xác xuất những người ‘cá biệt’ là khá cao. Miền đất Thanh – Nghệ – Tĩnh đã sinh ra bao nhiêu hiền tài cống hiến cho Tổ quốc, chúng ta được hưởng lợi vì sự cống hiến, hy sinh đó, vậy sao hậu duệ lại bị phân biệt đối xử như vậy? Sao lại phân biệt đối xử vì miền đất nghèo, vì miền đất không được thiên nhiên ưu đãi. Bởi vì sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà người ta phải tha phương cầu thực, tìm miếng cơm manh áo để tồn tại”.
Nhiều độc giả cũng cho rằng: Vì những thiệt thòi về điều kiện tự nhiên đã khiến người dân một số tỉnh miền Trung có cá tính riêng, dễ dẫn đến va chạm khi sinh sống ở vùng miền khác.
“Ở vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, sinh sống rất khó khăn. Chính điều này đã tạo nên sự đoàn kết đặc biệt giữa con người với con người để cùng khắc phục nghịch cảnh, cũng như hình thành tính cách sẵn sàng đối chọi với các thách thức. Những yếu tố đó đã khiến miền Trung trở thành một mảnh đất cách mạng nổi tiếng, là nơi sản sinh ra nhiều vĩ nhân trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Không ai có thể lựa chọn được cha mẹ, hoàn cảnh gia đình hay nơi mình sinh ra. Tại sao người dân vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh lại phải chịu cảnh thiệt thòi khi mình đã sinh ra ở vùng đất đó?”, một độc giả quê Thanh Hóa bày tỏ.
“Mình rất buồn với những vụ việc này. Những thanh niên Nghệ An có phải ai cũng như vậy cả đâu. Người quê mình là những người hiền lành chăm chỉ chứ, đâu phải ai cũng quậy phá. Thật buồn cho những người thanh niên như mình, luôn tự hào vì mang trong mình ý chí, cốt cách của con người xứ Nghệ nhưng lại bị kỳ thị như thế”, bạn đọc tại địa chỉ anhnhat… @gmail.com chia sẻ.
Tuy vậy, cũng có không ít độc giả thừa nhận những hiện tượng tiêu cực của người dân ở quê mình là một thực tế cần phải nhìn nhận nghiêm túc.
“Quê tôi ở Thanh Hoá nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Thú thật, tôi thấy một số người quê mình có tính cục bộ, bè phái, không cần biết đúng sai là gì. Mong các đồng hương quê tôi nên nhìn nhận lại tự sửa chữa mình cải thiện hình ảnh dân quê mình trong mắt mọi người” – Bạn đọc tại địa chỉ hoanganh…@yahoo.com quê ở Thanh Hóa tâm sự.
Còn bạn đọc tại địa chỉ dungth…@gmail.com chia sẻ: “Người quê mình nhìn chung là những con người cần cù, chịu khó làm lụng, học hỏi và đoàn kết. Ở bất cứ đâu thì họ cũng đùm bọc, đỡ đần cho nhau. Tuy nhiên mặt trái của sự đoàn kết đó chính là tính bè phái, địa phương. Khi có một người trong số họ bị bắt nạt thì họ xúm lại “giải quyết”, có những người nóng tính giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Đứng trên địa vị là chủ các doanh nghiệp, chủ nhà trọ, họ cũng muốn được yên ổn làm ăn. Chẳng ai muốn lỡ có việc gì sơ xuất là có hàng chục, hàng trăm người kéo đến gây gổ với họ. Cho nên lao động Thanh – Nghệ – Tĩnh ở các bài báo nêu trên là đáng thương nhưng họ cũng nên tự nhìn nhận lại ‘tính đoàn kết’ của mình. Hy vọng giữa các bên lao động 36-37-38 và doanh nghiệp cùng chính quyền địa phương sớm có biện pháp tránh tình trạng kỳ thị vùng miền và tạo công ăn việc làm cho người lao động”.
Nhắc đến chuyện kỳ thị vùng miền, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện vừa mới xảy ra vài tháng trước. Đó là chuyện một số nhà hàng ở Việt Nam treo biển không tiếp khách Việt Nam. Khi đó, rất nhiều người Việt Nam chúng ta đã cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Vậy trong hoàn cảnh này, các bạn sẽ cảm thấy thế nào khi mình là người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh?
Theo 24h
Tẩy chay LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh là phạm pháp
"Luật pháp không cho phép sự phân biệt đối xử, do vậy, các doanh nghiệp phân biệt lao động vùng miền là hành động trái pháp luật", Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho biết.
Không thể chấp nhận
Gần đây, báo chí đưa tin, nhiều công ty trong các khu công nghiệp vùng giáp ranh tỉnh Bình Dương, TP.HCM từ chối hồ sơ xin việc của lao động đến từ vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Không những vậy, nhiều công ty còn âm thầm đuổi việc nhân công vùng này.
Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, nếu chỉ vì vùng miền khác nhau mà có sự kỳ thị với lao động Thanh Hóa, Nghệ An là điều không thể chấp nhận được.
Luật pháp Việt Nam không cho phép sự phân biệt đối xử, mọi lao động đều được đối xử bình đẳng trước quy định tuyển dụng, làm việc... Do vậy, các doanh nghiệp phân biệt lao động vùng miền là hành động trái pháp luật.
Luật sư Triệu Dũng, trưởng văn phòng Luật sư Triệu Dũng và Cộng sự (Hà Nội) dẫn quy định tại bộ luật Lao động năm 2012: Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; (điểm a khoản 1 điều 5);
Quyền làm việc của người lao động là được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm (khoản 1 điều 10).
Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội
Từ đó, LS Triệu Dũng khẳng định, hành vi không nhận lao động quê Thanh-Nghệ - Tĩnh của một số doanh nghiệp là sự kỳ thị, phân biệt đối xử khó có thể tha thứ và không thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta.
Thanh tra Sở Lao động cần vào cuộc
TS Trần Thị Thùy Lâm, Phó Bộ môn luật Lao động (ĐH Luật Hà Nội) cũng cho rằng, luật Lao động chỉ nêu nguyên tắc chung chung trong quy định tuyển dụng là không phân biệt đối xử với tất cả thành phần, tôn giáo, giới tính... Nhưng không có bất cứ chế tài xử phạt nào cụ thể khi doanh nghiệp vi phạm. Trong khi đó, phần tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng lại được luật dành quyền chủ động cho doanh nghiệp.
Bà Lâm phân tích, vấn đề này cũng rất khó để quy định vào luật. Việc doanh nghiệp tẩy chay hồ sơ người lao động chỉ là sự vi phạm trong giai đoạn tiền sử dụng lao động, tức là chưa phát sinh mối quan hệ lao động. Trong khi đó chế tài của luật Lao động lại chỉ quy định trong những trường hợp đã có mối quan hệ lao động.
Trước câu hỏi nên có một văn bản quy định hoặc cấm phân biệt lao động không? Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo cho rằng, luật đã quy định nên có hiệu lực thống nhất trong cả nước, chỉ cần thực hiện đúng theo luật, không cầm thêm văn bản nào nữa.
Do vậy, trách nhiệm thuộc về thanh tra sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương. Khi có phản ánh của công nhân tại địa phương nào, thanh tra tại ở tỉnh đó cần vào cuộc, kiểm tra các doanh nghiệp và buộc khắc phục vi phạm pháp luật lao động đã nêu.
Cũng theo ông Thảo, nếu có sự tẩy chay lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Văn Phòng Chính phủ cũng cần phát huy vai trò trách nhiệm để bảo vệ quyền của người dân.
Theo luật sư Triệu Dũng, hành vi phân biệt lao động vùng miền phải được xử lý nghiêm khắc, nhưng đáng tiếc hiện nay chế tài xử lý chưa có.
Để ngăn chặn xu hướng phân biệt vùng miền, luật sư Triệu Dũng đề xuất: "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan quản lý lao động khác nên kiến nghị Chính phủ bổ sung chế tài xử lý các hành vi vi hiến, vi phạm pháp luật về lao động, chính sách về lao động của Nhà nước. Tránh tình trạng ở các tỉnh này, người lao động nước ngoài bất hợp pháp thì tràn lan không xử lý hết, người lao động trên lãnh thổ Việt Nam thì thất nghiệp."
Theo 24h
Tẩy chay LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh: Quái đản! Không chỉ trong giới chủ doanh nghiệp kỳ thị đối với người lao động quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà cả giới chủ nhà trọ cũng bày tỏ thái độ "tẩy chay" đối với người thuê trọ có gốc gác những địa phương này. Theo chân một công nhân tên Hùng (quê Nghệ An) rảo quanh khu vực giáp ranh giữa...