“Kỳ thị” tiền xu là vi phạm pháp luật
Không chỉ người dân đón nhận một cách vô cùng e dè đồng tiền xu (phát hành năm 2003) mà ngay cả các siêu thị, ngân hàng, tiền xu cũng bị “kỳ thị” theo các cách thức khác nhau…
Tiền xu gặp khó khăn trong lưu thông
Chối bỏ tiền xu
Ngày 17-12-2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát hành tiền xu có mệnh giá 5.000 đồng, 1.000 đồng và 200 đồng. Đến ngày 1 – 4 – 2004, NHNN phát hành tiếp tiền xu loại 2.000 đồng và 500 đồng. Theo nhận định của NHNN bấy giờ, việc phát hành tiền kim loại mệnh giá 500 đồng và 2.000 đồng nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện cơ cấu mệnh giá các đồng tiền kim loại trong lưu thông phù hợp với yêu cầu lưu thông tiền tệ. Đồng tiền xu sẽ rất được ưa thích và tiện dụng trong những giao dịch nhỏ lẻ.
Nhưng hiện nay, trong ví của hầu hết mọi người, tiền xu cũng chỉ để làm… kỷ niệm, bởi lẽ dùng tiền xu mua hàng vô cùng khó.
“Mua bất cứ thứ gì nếu trả bằng tiền xu y như rằng bị từ chối, người bán hàng chỉ chấp nhận tiền giấy. Đến mức có lần tôi nói rằng từ chối tiền xu là vi phạm quy định của nhà nước, nhưng người bán hàng vẫn… không nhận. Thiếu tiền người bán hàng cho nợ, chứ nhất định không nhận tiền xu” – chị Tâm, trú tại Mỹ Đình – Hà Nội cho biết.
Trong vai một khách hàng, PV mang những đồng tiền xu mệnh giá 5.000 đồng đi mua mấy món gia vị lặt vặt, khi thanh toán tất cả các chủ hàng đều từ chối đồng tiền xu của PV với lý do “bây giờ không ai tiêu tiền xu cả, đem về mà làm kỷ niệm”.
Tiếp tục bước vào một vài siêu thị điện máy, quầy sách… trên nhiều phố ở Hà Nội. Khi nhìn thấy những đồng tiền xu mà PV đưa ra để thanh toán, tất cả các cô thu ngân đều lắc đầu từ chối.
Tháng 4-2011, NHNN chính thức thông báo ngừng phát hành tiền xu. Tuy nhiên, giá trị lưu hành của nó không thay đổi.
Nhưng thực tế, mặc dù đã có thông báo chính thức của NHNN về việc các đồng tiền xu bị “xuống sắc” hoặc từ chối thanh toán có thể đem đến thanh toán tại các hệ thống siêu thị, bưu điện hoặc đổi tại các ngân hàng, thì tồn tại việc ngay cả những giao dịch giữa người dân với ngân hàng, tiền xu cũng bị “từ chối”. Anh Bùi Văn Đức, trú tại TP HCM cho biết, anh vay tiền tại Ngân hàng Á Châu ACB, đường Hưng Phú, P 9, Q 8, TP HCM mua laptop, hàng tháng phải trả 942.000 đồng. Sáng 30-6, anh Đức đến ngân hàng trả lãi, trong đó 900.000 đồng trả bằng tiền giấy, 42.000 đồng bằng tiền xu (loại xu 2.000 đồng và xu 5.000 đồng) nhưng nhân viên ngân hàng không nhận và cho biết phải đến NHNN để đổi.
Một trường hợp khác, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, quận 3, TP HCM cho biết, sáng 16 – 7 chị đến phòng giao dịch Bàn Cờ chi nhánh 11 Ngân hàng Agribank chuyển tiền, tiện thể chị đem số tiền xu gom được đến đổi thành tiền giấy. Tuy nhiên, nhân viên giao dịch NH từ chối với lý do “ngoài chợ không xài tiền xu” và yêu cầu chị phải đến hội sở NH để giải quyết.
“Trước thực tế, tiền xu bị từ chối ở hầu hết mọi nơi, những người có tiền xu không biết phải làm như thế nào nên phải đưa đến NH để “trả lại” như một biện pháp “giải thoát”. Thế nhưng, không phải NH nào cũng chấp nhận việc này, có những ngân hàng còn yêu cầu tôi phải mất phí 20 đến 30%, trong khi phí đổi tiền rách chỉ mất 3 đến 4%” – một người dân cho biết.
Video đang HOT
Hành vi từ chối tiền xu là vi phạm pháp luật. Tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc cấm từ chối nhận, từ chối lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do NHNH phát hành. Trước “thực trạng” trên, phía NHNN khẳng định tới thời điểm hiện nay tiền kim loại vẫn còn giá trị lưu thông. Do vậy, NH thương mại từ chối nhận tiền xu là sai quy định. Người dân gặp trường hợp này có thể phản ánh về NHNN để chấn chỉnh, xử lý.
Chi phí phát hành lớn
Có một thực tế thường xuyên xảy ra, nhiều người khi được trả lại tiền thừa bằng tiền xu (khoảng 5 hoặc 6 nghìn đồng), thường yêu cầu đổi sang tiền giấy, nếu không được thì đổi thành kẹo hay một món hàng khác tương đương, thậm chí… cho không người bán hàng, chứ nhất định không lấy tiền xu. “Giờ chả ai dùng tiền xu nữa, vừa bất tiện, mà đồng tiền xu để lâu còn bị xỉn màu rất xấu” – một bà nội trợ cho biết.
Xung quanh vấn đề này, TS Cao Sĩ Kiêm cho biết, từ giai đoạn năm 1989 – 1997 khi còn giữ cương vị Thống đốc NHNN, ông đã từng khảo sát và nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới để tìm hướng phát hành tiền xu, tuy nhiên do lúc đó thấy hiệu quả sử dụng không cao, chi phí đầu tư lại quá tốn kém nên đã không triển khai. “NHNN lúc đó cũng định đặt hàng Canada để đúc và phát hành tiền xu, nhưng sau đó không triển khai nữa vì nó quá tốn kém và không phù hợp với điều kiện sử dụng của Việt Nam” – ông Kiêm nói.
Theo TS Kiêm, việc phát hành 1 đồng tiền xu thường kèm theo chi phí ngang bằng với mệnh giá đồng tiền xu đó, thậm chí còn đắt hơn do quá trình bảo quản tốn kém. Có khoảng vài tỷ đồng tiền xu đã được phát hành. Tổng giá trị tiền phát hành ra tương đối lớn, không lưu thông được gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước.
Vì không thay thế được tiền giấy?
Thời điểm mới phát hành (năm 2003) những đồng tiền xu được khá nhiều người háo hức đón nhận. Nắm bắt tâm lý này, nhiều người đã kinh doanh những chiếc túi vải màu đỏ xinh xắn cho mọi người mua đựng tiền xu. Tiền xu còn được ông bà, cha mẹ dùng để làm tiền mừng tuổi cho nhiều em bé… Vậy thì phải có lý do vì sao chỉ sau một thời gian khá ngắn đồng tiền xu lại bị từ chối không thương tiếc như hiện nay?
“Tiền xu bị tẩy chay còn vì giá trị quá thấp. Với tình trạng trượt giá như hiện nay thì mua được gì bằng những đồng tiền xu với mệnh giá 200 đồng 500 đồng hay 1.000 đồng? Mặt khác do thời tiết, do quá trình giao dịch tiền xu dễ bị mồ hôi và các tác nhân khác làm cho hư hỏng” – một người dân than thở.
Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều nguyên nhân dẫn tới cái “chết yểu” của tiền xu, nhưng nguyên nhân chính là không tiện ích, không có giá trị trong sử dụng cồng kềnh, xấu xí vì han gỉ khiến người dân cảm thấy “không thích”, khó chịu mỗi khi mang bên mình. Mục đích chính của tiền xu nhằm tăng tính tiện ích cho người dân khi mua bán, nhất là tại các cửa hàng, siêu thị… với các máy bán hàng tự động, kể cả các dịch vụ điện thoại công cộng. Thế nhưng hiện tại ở Việt Nam, hệ thống máy bán hàng tự động hầu như không được đầu tư, lắp đặt khiến tiền xu… không có đất sống.
Mặt khác, thói quen chi tiêu của người dân thích tiền giấy gọn nhẹ, dễ đút túi, mang lại tiện lợi hơn trong tiêu dùng. Ngược lại tiền xu rất dễ rơi vì kích thước khá nhỏ. Ví dụ, nếu mang ra ngân hàng nộp 5 triệu đồng tiền xu mệnh giá 5.000 đồng, người dân phải mang 7,7 kg (1 đồng nặng 7,7 gam), còn 5 triệu đồng tiền giấy thì… nhẹ hơn rất nhiều. Cũng theo các chuyên gia cho biết, ở nước ngoài khi đã phát hành tiền xu mệnh giá nhỏ gần như thay thế hoàn toàn tiền giấy, nhưng ở Việt Nam, tiền xu và tiền giấy vẫn song song tồn tại. Vì vậy việc người dân từ chối tiền xu là điều khó tránh.
Được biết, trước khi phát hành tiền xu NHNN đã đưa ra quy định để đồng tiền xu đảm bảo giá trị lưu hành. Thế nhưng trên thực tế, cho đến thời điểm hiện tại, sau 9 năm lưu hành, tiền xu gần như đã bị tẩy chay. Điều này gây lãng phí rất lớn cho cả người dân và Nhà nước. “Kỳ thị” tiền xu là gây lãng phí ngân sách quốc gia và vi phạm quy định Nhà nước. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là xử lý thế nào đối với các vi phạm này, nhất là với các cơ quan có trách nhiệm khuyến khích người dân sử dụng tiền xu như: siêu thị, ngân hàng…
Theo Dantri
Ly kỳ giai thoại về cụ rùa đá trắng ở chùa Kim Liên
Khi nhóm thợ xây đào móng tháp Tổ tại chùa Kim Liên thì bất ngờ chạm phải một khối đá có hình thù kỳ lạ.
Ni sư Thích Đàm Chung đang kể lại huyền thoại về cụ rùa đá trắng
Cẩn thận bới lớp đất xung quanh, nhóm thợ kinh ngạc thấy thân hình đồ sộ của một cụ rùa dần dần lộ ra.
Chùa Kim Liên (Thiên Phúc tự hoặc Kim Hoa tự) nằm ở phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa nổi tiếng với tam quan đồ sộ cùng hệ thống tượng Phật thời Lê - Nguyễn và quả chuông thời Tây Sơn. Cách chùa Kim Liên khoảng 400m là đình (đền) Kim Liên - một trong tứ trấn Thăng Long - thờ thần Cao Sơn.
Để cải tạo lại thiền cảnh vườn tháp của ngôi chùa cổ thuộc phủ Hoài Đức xưa, đầu tháng 10.2009, trụ trì Thích Đàm Chung quyết định cho khởi công xây dựng tháp Tổ gồm 1 tháp chính và 4 tháp phụ.
Cụ rùa đá dưới chân tháp Tổ
Để có được công trình tháp Tổ như ý muốn, trước cả mấy tháng trời, sư trụ trì đã phải cất công đi tìm những đội thợ xây nổi tiếng nhất đất kinh kỳ. Sau nhiều lời giới thiệu và đã đi qua hàng chục làng nghề danh tiếng, cuối cùng ni sư Đàm Chung cũng tìm được nhóm thợ đã từng xây hàng trăm ngôi tháp với những nghệ nhân bậc thầy. Mừng rỡ, ni sư vội vã chọn ngày lành tháng tốt để khởi công xây tháp Tổ Kim Liên ngay gần cổng Tam quan.
9h sáng ngày 6/10/2009, khi nhóm thợ đang tiến hành đào móng tháp chính thì bất ngờ gặp phải một khối đá có hình thù kỳ lạ nằm cách mặt đất gần 1m. Ông Bùi Thanh Bình - phụ trách kíp thợ - nín thở ra hiệu cho các đồng nghiệp dừng cuốc, xẻng.
Cẩn thận bới lớp đất xung quanh khối đá, nhóm thợ kinh ngạc ồ lên khi thấy thân hình đồ sộ của một con rùa đá trắng dần dần lộ ra. Bằng mắt thường, ông Bình ước chừng cụ rùa phải nặng trên 1 tấn. Ngay lập tức, ông Bình báo cho trụ trì Thích Đàm Chung. Vì cụ rùa đá rất nặng nên dù đã huy động tất cả sức thợ và sự hỗ trợ của đông đảo người dân làng Kim Liên nhưng vẫn không thể nào lay chuyển được cụ.
Ni sư Đàm Chung lại phải một lần nữa đi khắp các phố Đê La Thành, Tôn Thất Tùng... để thuê người mang máy cẩu về đưa cụ rùa lên mặt đất. Thế nhưng ai nghe thấy công việc này cũng đều lắc đầu từ chối vì họ e ngại rùa đá là linh vật, nếu không làm đúng phép tắc thì sẽ đắc tội với "ngài" mà mang họa vào thân.
Vì thế, phải 3 ngày sau, ni sư Đàm Chung mới tìm được một người chủ máy cẩu trên phố Đê La Thành đồng ý giúp nhà chùa đưa cụ rùa lên với giá rẻ bằng 1/5 nơi khác. Người chủ máy này có vợ đang ốm nặng nên cũng muốn làm việc gì phúc đức để cải lại mệnh trời. Cụ rùa đá đã được cẩu lên mặt đất. Bước đầu đo đạc có thể xác định, cụ rùa đá nặng 1.408kg, chiều dài 1,69m, chiều rộng 1,39m, cao 0,55m.
Huyền thoại về đôi linh vật
Chùa Kim Liên
Từ khi cụ rùa đá được đưa lên đặt giữa sân trước tam bảo, rất đông người dân làng Kim Liên và các nơi khác nghe tin đã ùn ùn kéo đến chùa để chiêm bái linh vật. Trên lưng cụ rùa được đặt một bát nhang với hương vòng, hương nén nghi ngút khói. Bánh trái, vàng giấy, tiền xu, tiền thật cũng được khách thập phương đặt trên lưng cụ bày tỏ lòng thành.
Nhớ lại sự kiện quan trọng này, trụ trì Thích Đàm Chung rưng rưng: "Nhà chùa chúng tôi mừng lắm. Vậy là sau hàng trăm năm ẩn dật, cuối cùng cụ cũng hiển linh cho thiên hạ được chiêm bái vào đúng dịp kỷ niệm 55 năm ngày Giải phóng thủ đô và kỷ niệm 999 Thăng Long - Hà Nội".
Về cụ rùa đá mới tìm được, ni sư Đàm Chung cho biết: "Khi tôi về chùa Kim Liên, sư thầy trụ trì trước có kể lại, từ đời xửa đời xưa, nhà chùa có đôi rùa đá một đen một trắng. Không hiểu vì lý do gì, cụ rùa đen bỏ đi sang đền Hai Bà Trưng, cụ rùa trắng định bò đi theo thì bị đức ông cai quản chùa Kim Liên rút đao chém một nhát vào mai. Từ đó đến nay, không thấy ai nhắc gì về cụ rùa trắng đó nữa".
Kể từ khi cụ rùa đá trắng phát lộ, rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, khảo cổ học cũng đã tìm đến chùa Kim Liên để chiêm ngưỡng và tìm hiểu những truyền thuyết về đôi rùa thiêng. Không kể đến các yếu tố tâm linh và những huyền thoại thì tất cả đều cho rằng cụ rùa này còn cõng trên lưng một tấm bia. Sau đó, nhà chùa đã huy động nhóm thợ xây cố gắng tìm kiếm tấm bia này trong khuôn viên vườn tháp nhưng suốt một thời gian dài không thấy.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, một người gắn bó với chùa Kim Liên đã nhiều năm nay, cho biết năm 2006, người dân phường Phương Liên trong quá trình làm đường đi vào khu tập thể Điện lực đã đào được 2 tấm bia, trên mặt bia có chạm hình rồng hoa cúc. UBND phường đã chuyển 2 tấm bia này về chùa Kim Liên và mời các nhà nghiên cứu Hán Nôm về dịch.
Những chữ Nôm trên tấm bia đá lập năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) có nội dung ca ngợi một người con gái trong làng đã cúng tiến 3 mẫu ao cùng 500 xâu tiền để làm ruộng chùa. Ông Ngọc cho rằng vị trí phát hiện cụ rùa và tấm bia rất gần nhau, kích thước chân bia và rãnh ngang cắm bia trên lưng rùa khá trùng khớp, vì thế nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết có thể tấm bia này và cụ rùa đá trắng là một cặp.
Thế nhưng, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm) thì khẳng định cụ rùa này mang hình khối và những họa tiết điêu khắc đặc thù của thời hậu Lê nên phải có trước năm 1802 (trước thời Nguyễn). Vì thế cụ rùa và tâm bia đá trên không thể là một cặp được.
Dù đến nay, sau nhiều năm tranh cãi chưa đi đến kết luận cuối cùng, nhưng người dân Hà thành vẫn luôn trân trọng và bày tỏ lòng tín ngưỡng với đôi rùa đá được thờ ở chùa Kim Liên và đền Hai Bà Trưng. Đây cũng là những di sản quý giá của Hà Nội văn hiến ngàn năm cần được giữ gìn để mãi trường tồn.
Theo xahoi
Ngừng lưu hành tiền cotton 10.000 và 20.000 đồng Ngày 28.9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có Thông báo số 293 về việc đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành kể từ ngày 1.1.2013. Kể từ thời điểm này, các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành, tại...