Kỳ thi THPT quốc gia: Lấn cấn môn ngoại ngữ
Việc đề thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia có 2 phần trắc nghiệm và viết đang gây nhiều băn khoăn, lo lắng, nhất là khâu thu bài thi và chấm thi môn này
Hiện các trường, thầy cô giáo và học sinh lớp 12 đang ráo riết ôn tập và chuẩn bị mọi mặt cho kỳ thi THPT quốc gia. Điểm đáng chú ý từ quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) trong kỳ thi sắp tới là không ban hành cấu trúc đề thi để chống tình trạng học sinh học lệch, học tủ, luyện thi tràn lan.
Không công bố cấu trúc đề
Một số nhà trường, giáo viên và học sinh tỏ ra hoang mang, lo lắng, không có cấu trúc đề thi dẫn đến việc ôn tập của học sinh và định hướng của thầy cô giáo gặp khó khăn nhất định khi không xác định rõ ràng cách ra đề thi các môn văn hóa, hình thức tự luận và trắc nghiệm. Bộ GD-ĐT khẳng định từ năm 2010, đã không ban hành cấu trúc đề thi mà ban hành hướng dẫn ôn tập và đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước nên thí sinh có thể tham khảo các đề thi này.
Trong kỳ thi “3 chung” trước đây, ngoại ngữ chỉ thi theo hình thức trắc nghiệm Ảnh: TẤN THẠNH
Chúng tôi đồng tình và ủng hộ quyết định của Bộ GD-ĐT, chỉ cần có hướng dẫn ôn tập là đủ. Cấu trúc đề thi dễ làm giáo viên, học sinh ngộ nhận, xa rời, lệch lạc, nhiễu loạn cách ôn tập, cách thi hiện hành gây khó cho Bộ GD-ĐT khi ra đề thi. Sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn ôn tập các môn văn hóa là những công cụ thiết dụng để học sinh ôn tập, giáo viên định hướng.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có chỉ thị nêu rõ bộ không có chủ trương in ấn, phát hành tài liệu hướng dẫn ôn tập thi THPT quốc gia năm nay, các tài liệu hướng dẫn ôn tập đang lưu hành trên thị trường là do các cá nhân thuộc vụ, cục, NXB Giáo dục, NXB khác tự hợp tác, xuất bản, không liên quan gì đến bộ phận chuyên môn của Bộ GD-ĐT. Thông tin như vậy giúp cho dư luận xã hội, các trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh thấy được tính minh bạch của bộ để tránh được sự quy kết khi có sai sót, nhầm lẫn…
Video đang HOT
Cơ sở nào tách đề thi ngoại ngữ thành 2?
Về đề thi môn ngoại ngữ năm nay, gần đây bộ có điều chỉnh, bổ sung so với kế hoạch đầu năm đã triển khai rộng rãi. Theo đó, đề thi có 2 phần: trắc nghiệm và viết. Đề thi môn ngoại ngữ cần có 2 phần như vậy để đánh giá toàn diện hơn chất lượng dạy – học môn ngoại ngữ.
Tuy nhiên, cách thu bài làm môn ngoại ngữ của thí sinh chia làm 2 giai đoạn như năm ngoái theo quy chế (Quy chế bổ sung năm 2014 quy định: “Giám thị phát đề cho thí sinh. Thí sinh làm bài phần trắc nghiệm trước; sau khi hết thời gian làm bài phần trắc nghiệm, giám thị thu ngay phiếu trả lời trắc nghiệm; thí sinh bắt đầu làm bài phần viết. Phiếu trả lời trắc nghiệm và bài thi phần viết phải để riêng trong 2 túi khác nhau kèm theo phiếu thu bài thi của mỗi phần”) là không ổn, nảy sinh những bất cập.
Thứ nhất, Bộ GD-ĐT căn cứ vào cơ sở nào để tách đề thi môn ngoại ngữ thành 2 giai đoạn làm bài và nộp bài khác nhau trong 1 ca, buổi thi? Đề thi các môn ngoại ngữ cũng giống như các đề thi môn khác, có tính liên hoàn để thí sinh chủ động, thuận lợi hơn trong quá trình làm bài. Thí sinh có thể làm bài trước, sau từng phần, từng câu tùy vào khả năng nhận thức, suy nghĩ của bản thân. Thứ hai, làm bài phần trắc nghiệm trước, khi hết thời gian thì giám thị thu ngay phiếu trả lời trắc nghiệm; phiếu trắc nghiệm này giám thị trong phòng tự giữ, nếu 2 giám thị thông đồng với nhau, nảy sinh tiêu cực, có thể điều chỉnh… làm bài phần trắc nghiệm của thí sinh một cách dễ dàng. Thường trực hội đồng thi, thanh tra thi và giám thị ngoài phòng thi liệu có kiểm soát được không?
Vì những lý do có cơ sở khoa học và cơ sở thực tế nêu trên, chúng tôi đề nghị Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh công tác coi thi các môn ngoại ngữ năm nay theo phương án, bài thi phần trắc nghiệm và phần viết tự luận thu cùng lúc, có nhiều tiện ích hơn. Không mất thời gian ngắt quãng giữa 2 phần để thu phiếu trắc nghiệm, rồi mới làm tiếp phần viết. Thí sinh sẽ được chủ động, thuận lợi về thời gian và suy nghĩ khi làm bài, có thể làm những phần, câu dễ trước; những phần, câu khó sau. Hết thời gian làm bài, thu đồng loạt phiếu trắc nghiệm và phần viết để thành 2 loại riêng thì sẽ giảm hoặc ít lo ngại xảy ra tiêu cực.
Cần hướng dẫn chấm thi
Đại diện một số trường ĐH tại TP HCM cho rằng chưa hình dung được việc chấm thi môn ngoại ngữ năm nay sẽ ra sao khi có 2 phần là viết và trắc nghiệm. Mọi năm, môn ngoại ngữ chỉ thi trắc nghiệm và việc chấm thi môn này nhanh, thuận lợi khi sử dụng máy quét để chấm. Còn năm nay, các cụm thi sẽ phải thuê giáo viên để chấm toàn bộ bài thi hay chỉ chấm phần tự luận, còn trắc nghiệm chấm máy rồi sau đó ghép điểm lại? Theo đại diện các trường, bộ cần có hướng dẫn cụ thể hơn đối với chấm thi môn ngoại ngữ.
Theo_Dân việt
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Liên tiếp những vụ nữ sinh đánh nhau hội đồng được phát giác trong thời gian gần đây, rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo lực học đường trong xã hội hiện nay.
Số lượng và mức độ nghiêm trọng của những vụ đánh hội đồng trong trường học, đặc biệt là các nữ sinh ngày càng tăng cao.
Ngày 13/3, phóng sự của chương trình Chuyển động 24h (VTV) đã phản ánh về vụ việc một nữ sinh lớp 11 ở Phú Thọ bị mất khả năng giao tiếp sau khi bị bạn đánh hội đồng.
Trước đó, ngày 9/3 xuất hiện một clip ghi lại cảnh đánh hội đồng của những nữ sinhtại trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh) khiến nhiều người không khỏi giật mình khi các em hùa nhau đánh đập không thương tiếc bạn học của mình, không chỉ dùng nắm đấm, các học sinh còn lấy ghế nhựa ném và phang liên tiếp vào đầu nạn nhân.
Các nữ sinh dùng ghế nhựa đánh tới tấp vào đầu bạn. (Ảnh cắt từ clip)
Theo xác minh của trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh), vào ngày 13/1, em D.T.V là lớp trưởng của lớp 7/5 cho rằng em N.T.H.P không nghe lời của lớp trưởng nên vào giờ ra chơi, V. kêu các bạn trong lớp đánh P. và em N.T.D lớp 7/4 quay phim lại. Sau khi đánh bạn xong, V. và các bạn tiếp tục hăm dọa nên P. không dám kể lại sự việc với thầy cô và gia đình.
Đáng chú ý, sự việc đã xảy ra từ hai tháng trước nhưng phải đến khi clip ghi lại cảnh nữ sinh P. bị các bạn đánh hội đồng được chia sẻ trên mạng mới được những người có trách nhiệm phát hiện và xử lý.
Phát biểu về vụ việc này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển lấy làm tiếc khi xảy ra vụ việc trên.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
Ông chỉ rõ trách nhiệm trực tiếp là thuộc về phía Ban giám hiệu và những người có liên quan, đồng thời cũng chia sẻ, kêu gọi mọi người cùng chung tay vào công cuộc rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh, chống lại bạo lực học đồng.
Cùng chung ý kiến, trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, bà Ninh Thị Hồng - Ủy viên Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: "Để xảy ra những vụ việc đáng buồn trên lỗi là do sự thiếu trách nhiệm của toàn xã hội".
Theo bà Hồng, ngoài trách nhiệm sát sao của gia đình, nhà trường, việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ và thái độ sống của những người xung quanh có ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành nhân cách, hành vi của trẻ đang ở tuổi vị thành niên.
BTV (Tổng hợp)
Theo_Người Đưa Tin
Cấm thi vào lớp 6: Triệt tiêu sự cạnh tranh lành mạnh? Với công văn yêu cầu các Sở GD&ĐT tuyệt đối không được cho phép thi tuyển sinh vào lớp 6, Bộ GD&ĐT đã khiến nhiều cán bộ quản lý giáo dục cũng như nhiều người dân có con đang học lớp 5 lo lắng. Nhà trường đau đầu tìm giải pháp Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội là một trường...