Kỳ tài hiếm có trong lịch sử kiến trúc phương Đông
Các tác giả Trung Quốc đã đánh giá: Nguyễn An thực sự là một kỳ tài hiếm có trong lịch sử kiến trúc phương Đông.
Nguyễn An với cống hiến bất hủ
Nói về người Việt Nam xây dựng trên đất Trung Quốc được chính những người Trung Quốc ghi nhận. Trong cuốn sách Hán Văn hóa luận cương – kiêm thuật Trung Triều, Trung Nhật, Trung Việt văn hóa hóa giao lưu (Luận cương văn hóa Hán – gồm cả vấn đề giao lưu văn hóa Trung Triều, Trung Nhật, Trung Việt) do 4 tác giả biên soạn, nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh ấn hành năm 1993, trong đó chương thứ 5 do tác giả Trần Ngọc Long viết được Hồ Hoàng Biên dịch ra tiếng Việt đoạn nói về người Việt Nam xây dựng trên đất Trung Quốc viết: “Những năm Vĩnh Lạc nhà Minh, Trương Phụ vét bắt nhân tài Giao Chỉ trước sau ba lần, cộng hơn 16.000 người, trong đó có con của Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) là Lê Trừng tức Hồ Nguyễn Trừng đem về Nam Kinh…
Có hơn 130 thợ cả Giao Chỉ được mang theo cả gia quyến đến Nam Kinh. Nhà vua sai quan tổ chức cho họ học tập kinh sử Trung Quốc. Những người giỏi như Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn An sau khi đến Nam Kinh được sắp đặt ổn thỏa. Về sau Phạm Hoằng và Vương Cẩn từng nhậm chức trong triều đình, còn Nguyễn An đã có cống hiến bất hủ trong công cuộc xây dựng thành Bắc Kinh thời Minh Sơ”.
Nói về kiến trúc sư Nguyễn An, tác giả Trần Ngọc Long viết: Năm thứ 4 Vĩnh Lạc (1406) Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng thành Bắc Kinh, Nguyễn An được giao phụ trách tổng thiết kế. Sách Thất tu loại cảo do Lang An đời Minh soạn thảo, quyển 13 mục Quốc sự loại Bản triều nội quan tổng năng chép rằng: “Nguyễn An người Giao Chỉ, bản tính thanh cao, cứng cỏi, giỏi mưu tính, nhất là về việc xây dựng. Thành phố Bắc Kinh 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, 6 bộ đến việc lấp chấn các đoạn sông đều do một mình Nguyễn An trù tính cả”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Nhân vật chủ chốt phụ trách công trình
Các sách Minh thực lục, cũng đều có những đoạn ghi chép tương tự. Thời Minh sơ, việc kiến thiết Đại Bắc Kinh ở giai đoạn thảo sáng hay giai đoạn hoàn thành, trước sau Nguyễn An vẫn là nhân vật chủ chốt phụ trách công trình. Tác giả chú thích thêm: “Trương Tú Dân tiên sinh, từng lấy bút danh là Việt nhân viết bài: “Nhà kiến trúc thiên tài Việt Nam Nguyễn An từng tham gia xây dựng Đại Bắc Kinh thời Minh”.
Công trình trọng điểm thời bấy giờ là xây dựng Tử Cấm Thành (tức cung vua) và Hoàng thành. Tử Cấm thành do Nguyễn An thiết kế Nam – Bắc dài 960m, trong đó có 3 điện phía trước là Hoàng Cực điện, Trung Cực điện, Kiến Cực điện và 3 điện phía sau là Càn Thanh cung, Giao Thái điện, Khôn Minh cung chỉ trong vòng 4 năm ngắn ngủi. Nguyễn An tiên sinh đã sơ bộ hoàn thành hạng mục công trình phức tạp này. Quần thể kiến trúc Bắc Kinh được bố cục cân xứng, hùng vĩ trang nghiêm là thành phố nổi tiếng thế giới, được người đời sau hâm mộ.
Năm Chính Thống thứ 5 (1440), vua Minh Anh Tông hạ lệnh xây dựng lại 3 điện Phụng Thiên, Hoa Cái, Cẩn Thân trong hệ thống cung điện Bắc Kinh, Nguyễn An vẫn là người thiết kế. Trên cơ sở đã có, ông còn thiết kế thêm càng sắc sảo, tinh tế hơn trước nhiều. Đánh giá chung về Nguyễn An, tác giả viết: “Nguyễn An thực sự là một kỳ tài hiếm có trong lịch sử kiến trúc phương Đông. Sử sách khen ông: “Giơ tay chỉ vạch là hình hiện lộ, thế dựng lập”, “Mắt tinh tường, ý doanh tạo đều khớp với quy chế”, “Khéo suy xét, tính toán như thần, người đời thần phục”.
Trong Sài Cấm thành còn bảo tồn được nhiều văn vật lịch sử và tác phẩm nghệ thuật gồm trên 920.000 hiện vật. Trong đó có nhiều thứ thuộc loại bảo bối hiếm có trên thế giới. Năm 1925, Sài Cấm thành được đổi tên là Viện Bảo tàng cố cung. Cố Cung ngày nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.
Dương Tuấn
Theo_Kiến Thức
Bảo vệ dùng súng hoa cải bắn người dân bị thương nặng
Thấy bảo vệ của công ty thương mại đến rẫy chặt phá nhiều cây trồng, ông Khiếu kêu 2 hàng xóm gần nhà tới làm nhân chứng về vụ việc thì bị bảo vệ nơi đây dùng súng bắn trọng thương phải đưa đi cấp cứu.
Theo đó, vào chiều ngày 25/5, ông Phan Văn Khiếu (trú tại thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) phát hiện 4 bảo vệ của công ty TNHH Thương mại Đỉnh Nghệ (huyện Đắk Glong) đang chặt phá cây trồng tiêu, cà phê... tại rẫy nhà mình.
Nhiều đạn chì găm sâu vào cơ thể nạn nhân
Thấy các nhân viên này có mang theo hung khí, nên ông cũng không can ngăn. Để có bằng chứng buộc tội hành vi này của nhóm bảo vệ trên, ông Khiếu đã nhờ 2 người hàng xóm là anh Nguyễn Văn Tuấn và Võ Văn Lý (cùng ngụ tại thôn Quảng Tiến) đến chứng kiến vụ việc.
Khi 2 anh vừa tới thì các nhân viên này chửi bới và hành hung, trong lúc 2 bên cự cãi nhau có 1 nhân viên dùng súng bắn đạn hoa cải bắn liên tiếp vào người 2 anh khiến bất tỉnh tại chỗ. Sau đó, được người dân đưa đi bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cấp cứu.
Theo kết luận của bệnh viện, do cự ly bắn gần nên 2 nạn nhân có rất nhiều đạn chì găm vào cơ thể, riêng anh Lý bị 1 ổ đạn chì găm vào cột sống lưng rất nguy hiểm tới tính mạng. Đến sáng 26/6 bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông đã chuyển 2 nạn nhân xuống bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để điều trị.
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
Cháu bé 4 tuổi dính 15 viên đạn hoa cải sau tiếng súng nổ Vào ăn cơm rồi xảy ra xích mích với nhóm cùng ăn trong quán, hung thủ lạnh lùng ra về, lấy súng hoa cải ra xử, khiến cháu bé 4 tuổi bị chi chit vết đạn găm vào người. Sau 2 tiếng gây án, hung thủ đã bị bắt. Sáng 23-6, CA Hải Phòng cho biết, đã bắt được hung thủ Hoàng Văn...