Kỹ sư Việt ‘vá’ lỗ hổng bảo mật, thắng lớn tại cuộc thi hàng đầu thế giới
Nhóm kỹ sư Việt đã khai thác lỗ hổng và giành giải bảo mật hơn 80.000 USD tại Pwn2Own – một trong những cuộc thi bảo mật lâu đời và lớn nhất thế giới.
Đội “Team Viettel” đến từ Việt Nam đứng thứ hai bảng xếp hạng của Pwn2Own (Ảnh chụp màn hình).
Pwn2Own là một trong những cuộc thi bảo mật lâu đời và lớn nhất thế giới, được Zero Day Initiative tổ chức thường niên từ 2007. Chủ đề trong đợt thi lần này là tìm lỗ hổng trong thiết bị thông minh, nhắm đến các mục tiêu được sử dụng thường xuyên trong nhà hoặc văn phòng như điện thoại di động, bộ định tuyến không dây, máy in, loa thông minh.
Trong bốn ngày, mỗi ngày đội đến từ Việt Nam đều khai thác được từ 1 đến 2 lỗ hổng. Tổng cộng có 5 lỗ hổng được nhóm khai thác, nhắm vào các mục tiêu gồm: máy in Canon, HP, bộ định tuyến TP-Link, Cisco và thiết bị lưu trữ mạng Western Digital.
Năm nay, Pwn2Own có thêm hạng mục SOHO Mashup, mô phỏng lại cuộc tấn công trong một văn phòng nhỏ với hàng loạt thiết bị thông minh kết nối mạng. Thí sinh sẽ phải tấn công vào bộ định tuyến, sau đó nhắm mục tiêu đến các thiết bị tiếp theo trong mạng LAN. Ở phần này, đội thi đến từ Việt Nam đã khai thác thành công lỗ hổng trên router Cisco và máy in Canon. Đây cũng là kết quả cao nhất mà nhóm đạt được trong đợt thi, giúp mang về 7,5 điểm và 37,5 nghìn USD giải thưởng.
Video đang HOT
Được biết, nhóm có 11 người, trong đó có 8 thành viên trẻ, sinh từ 1995 đến 2000. Nhiều người lần đầu tham dự cuộc thi bảo mật tầm cỡ thế giới, nhưng đã có thành tích cạnh tranh với các chuyên gia có tiếng như Star Labs, DevCore.
Ngoài TeamViettel, một đội thi khác là Qrious Secure cũng có thành viên đến từ Việt Nam, gồm Toan Pham and Tri Dang, theo website cuộc thi. Tuy đạt 10,25 điểm và đứng top 5, đội giành gần 90.000 USD tiền thưởng, trong đó riêng lỗ hổng tấn công hệ thống loa Sonos One giúp đội thu về tới 60.000 USD. Ngoài ra, một số thí sinh tham gia cá nhân, như Chi Tran, AnhtuD, Le Tran Hai Tung, đều giành 10.000 USD sau khi khai thác thành công lỗ hổng từ máy in Canon.
Pwn2Own 2022 có 36 đội thi từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều đội mạnh về bảo mật như Đài Loan, Singapore, Mỹ, Đức, Israel, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Sau bốn ngày, cuộc thi tìm ra 63 lỗ hổng zero-day và 989.000 USD giải thưởng được trao.
3 ứng dụng bạn nên xóa nếu không muốn điện thoại bị tấn công từ xa
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện bên trong 3 ứng dụng Android, khiến điện thoại bị tấn công từ xa.
Các ứng dụng được đề cập bao gồm Lazy Mouse, PC Keyboard và Telepad. Trước khi bị xóa khỏi cửa hàng Google Play, chúng đã được tải xuống hơn 2 triệu lần, mặc dù vậy các ứng dụng vẫn tồn tại trên trang web riêng của nhà phát triển.
- Lazy Mouse (com.ahmedaay.lazymouse2 và com.ahmedaay.lazymousepro)
- PC Keyboard (com.beapps.pckeyboard)
- Telepad (com.pinchtools.telepad)
Theo Trung tâm Nghiên cứu An ninh mạng Synopsys (CyRC), các ứng dụng này được quảng cáo giúp biến điện thoại thông minh thành bàn phím và chuột không dây cho máy tính. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tới 7 lỗ hổng liên quan đến tính năng xác thực, thiếu ủy quyền và giao tiếp không an toàn.
7 lỗ hổng từ CVE-2022-45477 đến CVE-2022-45483 có thể bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện các lệnh lừa đảo, thu thập thông tin người dùng nhạy cảm từ xa.
Điều đáng chú ý là không có ứng dụng nào nhận được bất kỳ bản cập nhật nào trong hơn 2 năm, điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể xóa ứng dụng ngay lập tức để tránh bị tấn công.
"3 ứng dụng này được sử dụng rộng rãi nhưng chúng không được duy trì cũng như không được hỗ trợ, và rõ ràng, bảo mật không phải là một yếu tố được quan tâm khi các ứng dụng này được phát triển", nhà nghiên cứu bảo mật Mohammed Alshehri của Synopsys cho biết.
Để xóa 3 ứng dụng kể trên (nếu bạn đã lỡ cài đặt trước đó), bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) - Apps (ứng dụng) - Manage apps (quản lý ứng dụng), tìm tên 3 ứng dụng và nhấn Uninstall (gỡ cài đặt).
Trước đó không lâu, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Zimperium đã phát hiện ra một chiến dịch phần mềm độc hại được tiến hành từ năm 2018, khiến hơn 300.000 người có nguy cơ bị mất Facebook.
Theo báo cáo, phần mềm độc hại đã giả mạo là ứng dụng giáo dục Schoolyard Bully hoặc đọc truyện, lây nhiễm cho hàng trăm ngàn thiết bị ở 71 quốc gia, chủ yếu tập trung tại Việt Nam.
Con số này chỉ là ước tính ban đầu, bởi lẽ còn đến 37 ứng dụng nằm trong chiến dịch lần này được phân phối thông qua các cửa hàng của bên thứ ba, do đó, số lượng nạn nhân sẽ cao hơn thực tế khá nhiều.
Những người đứng sau Schoolyard Bully vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng phần mềm độc hại được phát hiện lần này không liên quan đến FlyTrap, một loại Trojan được thiết kế đánh cắp tài khoản Facebook chủ yếu tại Việt Nam.
Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ biết cách gỡ cài đặt ứng dụng Lazy Mouse, PC Keyboard và Telepad, hạn chế tình trạng bị tấn công từ xa trong tương lai.
Cảnh báo hàng loạt lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong các sản phẩm của Microsoft Nhiều lỗ hổng bảo mật có mức độ ảnh hưởng cao và nghiêm trọng, trong đó có những lỗ hổng đang bị khai thác trong thực tế. Do đó, các đơn vị, doanh nghiệp cần kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng, cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy...