Kỹ sư viễn thông về làm vườn dừa “hút” khách ở “Cù lao tam tỉnh”
Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ nông dân ở quận Thốt Nốt đã nhanh nhạy, sáng tạo trong đầu tư nhà vườn thành điểm tham quan du lịch. Trong đó có mô hình “ Vườn dừa Tân Lộc” ở phường Tân Lộc bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo chị Đoàn Thị Diễm Kiều – người trực tiếp điều hành “Vườn dừa Tân Lộc” và cũng là thế hệ thứ 3 trong gia đình nông dân ở cù lao Tân Lộc, vườn dừa được gia đình trồng cách đây 8 năm.
Lúc bấy giờ, trên mảnh vườn 10.000m2 chỉ trồng mận An Phước. Giá mận lên xuống thất thường, thu nhập bấp bênh, nên gia đình trồng dừa xen kẽ. Đến khi dừa có trái, gia đình quyết định đốn hết mận, chỉ còn hơn 500 cây dừa như hiện nay.
Chị Kiều bên mô hình “Vườn dừa Tân Lộc” (Ảnh do nhân vật cung cấp).
. “Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Điện tử – Viễn thông tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Cần Thơ, trong thời gian tìm việc, tôi về quê bán dừa phụ giúp gia đình. Lúc đầu, tôi chỉ mở “quán cóc” bán dừa cho khách vãng lai. Nhưng khi bán được, tôi quyết định không xin việc nữa mà ở nhà vừa buôn bán, vừa phụ giúp việc nhà” – chị Kiều chia sẻ.
Cù lao Tân Lộc còn được biết đến là “Cù lao tam tỉnh”, du khách qua lại rất đông, chủ yếu là người ở TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Khi nhiều du khách có nhu cầu dừng chân nghỉ ngơi, giải khát, chị Kiều bố trí thêm bàn, ghế, võng và một số món ăn vặt. Đến khi nhiều người bày tỏ thích thú khi thấy khu vườn rộng thoáng mát và ngỏ ý muốn tham quan, chụp ảnh, thì chị lên ý tưởng kết hợp làm du lịch.
Để hiện thực ý tưởng này, chị Kiều mở rộng điểm bán nhỏ thành điểm dừng chân quy mô. Chị cũng dọn dẹp khu vườn sạch và thoáng đãng. Những trái dừa hư, dừa khô được loại bỏ để cây luôn xanh đẹp quanh năm và đảm bảo an toàn cho khách. Chị còn thuê nhân công nạo vét mương rãnh và bố trí thêm xuồng để khách có thể bơi tham quan vườn dừa. Với giá thuê xuồng 2.000 đồng/người, du khách có thể tham quan vườn dừa thỏa thích mà không bị giới hạn thời gian.
Thưởng thức từng trái dừa ngọt thơm trong không gian xanh mát, yên bình ở vườn dừa xứ cù lao là trải nghiệm thú vị của du khách gần xa. Chị Nguyễn Thị Xuân Trang, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, chia sẻ: “Vườn dừa Tân Lộc” không khí rất trong lành, cảnh vật hiền hòa. Bơi xuồng vòng quanh vườn dừa rất là vui và mát”. Chị Nguyễn Thu Thảo, quận Ninh Kiều, cho biết: Tới đây thì không tốn tiền vé. Đem đồ ăn ở ngoài vào cũng được. Những ngày hè đưa các bé qua đây chơi, các bé rất thích.
Video đang HOT
Những ngày thường, “Vườn dừa Tân Lộc” có khoảng 50 khách; riêng những ngày Lễ, Tết, cuối tuần, lượng khách lên đến hàng trăm. Trung bình mỗi ngày, sau khi trừ chi phí chị thu về khoảng 600.000 đồng.
“Trồng mận thì tốn nhiều công chăm sóc, nhưng giá bán phụ thuộc vào thương lái. Trồng dừa thì đỡ chăm sóc hơn, cây lại cho trái quanh năm. Nếu bán dừa bình thường thì không được giá. Nếu bán dừa du lịch thì giá cao hơn. Mỗi trái dừa có giá 10.000 – 15.000 đồng, riêng dừa dứa 20.000-25.000 đồng. Khi khách tham quan vườn, mình có thể cho thuê xuồng có thêm thu nhập. Từ đó, thu nhập cao hơn, ổn định hơn” – chị Kiều chia sẻ.
Trên trang Facebook cá nhân của chị cũng thường xuyên cập nhật hình ảnh về vườn dừa và không ngừng đổi mới về hình thức phục vụ nên lượng khách tham quan ngày một nhiều hơn…
Ngoài vườn dừa của gia đình chị Kiều, phường Tân Lộc có hơn 10 hộ nhà vườn làm du lịch. Với lợi thế là cù lao nằm giữa sông Hậu bốn bề sông nước, khí hậu mát mẻ, trong lành, vườn trái cây trĩu quả… là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích du lịch sinh thái.
Về dự định thời gian tới, chị Kiều chia sẻ: “Tôi sẽ liên kết những hộ làm du lịch với nhau để phát triển thành tour du lịch của Cù lao Tân Lộc. Như Vườn dừa Tân Lộc – vườn chôm chôm anh Ngôn – vườn ổi cô Điệp… Khách tới thì làm thêm bánh xèo, món ăn đặc sản để phục vụ khách”.
Theo CN MT (Báo Cần Thơ)
Vừa gặt lúa chạy lũ ngoài đê, người dân ĐBSCL vừa mong có "lũ đẹp"
Theo ngành chức năng tỉnh An Giang và Đồng Tháp - 2 địa phương đầu nguồn lũ ở ĐBSCL, hiện mực nước đang tăng những vẫn ở dưới mức báo động 1. Các vùng lúa, hoa màu trong đê bao vẫn an toàn.
Mực nước lũ chưa đạt mức báo động 1
Ông Lương Huy Khanh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang thông tin với phóng viên Dân Việt, mực nước hiện nay ở Tân Châu, Châu Đốc chưa đến mức báo động 1. "Mực nước đang lên từ 3-5 cm tuỳ theo ngày. Dự kiến đến ngày 10.8 tới, do đợt triều cường mới, mực nước sẽ đạt mức báo động 1" - ông Khanh nói.
Một số diện tích lúa trồng ngoài đê bao ở An Giang bị thiệt hại do triều cường kết hợp với mưa lớn kéo dài
Một cán bộ ở Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang giải thích, nếu mực nước ở dưới mức báo động 1 gọi là lũ nhỏ, ở mức báo động 2 mới là "lũ đẹp". Nếu đến mức báo động 3, thì sẽ ảnh hưởng đến đê bao, gây thiệt hại đến tài sản của người dân.
Còn theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp thì hiện nay mực nước lũ trên địa bàn tỉnh chưa đạt mức báo động 1. Dự kiến, ngày 10.8, mực nước mới có thể đạt mức báo động 1 do ảnh hưởng bởi đợt triều cường mới.
"Hiện mỗi ngày, mực nước tăng lên xấp xỉ là khoảng 10cm nhưng so với cùng kì năm 2017 vẫn chưa bằng, ở khu vực trung tâm huyện Cao Lãnh thấp hơn 14cm, ở nội đồng thấp hơn 10cm so với cùng kì. Tới ngày 10.8 tới, theo chu kỳ sẽ có đợt triều cường mới, mực nước sẽ lên nhưng lúc này áp lực nước từ thuỷ điện về không còn nữa" - Ông Nguyễn Văn Công - Giám đóc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho hay.
Vùng ngoài đê bao đã bị thiệt hại
Theo phóng viên tìm hiểu, liên quan đến mực nước lũ đang lên trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy An Giang vừa phối hợp với ngành chức năng có liên quan kiểm tra tình hình sản xuất lúa, hoa màu tại một số địa phương. Theo đó, đoàn kiểm tra ghi nhận, nước còn ít, hệ thống bờ bao chưa bị đe dọa. Tuy nhiên, những diện tích gieo trồng ngoài đê bao bị thiệt hại do triều cường kết hợp với mưa lớn kéo dài trong thời gian qua.
Các địa phương luôn theo dõi sát tình hình mực nước để cảnh báo sớm cho người dân
Trong đợt kiểm tra trên, Tỉnh ủy An Giang yêu cầu các ngành chuyên môn nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ người dân có lúa, hoa màu bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Theo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, sau chỉ đạo trên, nơi đây sẽ tiến hành thống kê và có mức hỗ trợ theo từng trường hợp cụ thể.
Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến thời điểm này, các đê bao vẫn an toàn, vùng lúa và hoa màu trong đê không bị đe dọa. Tuy nhiên, những khu vực ven sông, ngoài đê con trồng thêm có bị ảnh hưởng bởi triều cường.
Thông tin với phóng viên Dân Việt, ông Công cho biết thêm: "Những diện tích hoa màu, lúa ở ngoài đê bao nếu bị thiệt hại sẽ không được hỗ trợ".
Ông Nguyễn Hoàng Nhung - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết, đến nay, 2/3 diện tích lúa đã được thu hoạch, nước có dâng lên nhưng ở mức thấp. Địa phương luôn theo dõi sát tình hình mực nước để phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra.
Đến nay, An Giang có 172.300ha chưa thu hoạch, trong có 154.500ha nằm trong đê bao được sản xuất 3 vụ, khoảng 18.000ha nằm trong vùng đê bao sản xuất 2 vụ. Riêng ở huyện đầu nguồn An Phú có 40ha lúa và hoa màu nằm ngoài đê bao bị mất trắng.
Còn ở Đồng Tháp, một số địa phương thuộc huyện Hồng Ngự có nhiều diện tích hoa màu (bắp, đậu phộng, củ sắn) bị nước nhấn chìm dù chưa đến ngày thu hoạch.
Theo Danviet
Mối đe dọa từ vật liệu chưa nổ sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào Lực lượng cứu hộ đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng mà những người sống sót sau vụ vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào có thể đối mặt. Nhiều khu vực đã bị tàn phá nghiêm trọng sau sự cố vỡ đập thủy điện. (Ảnh: Vientiane Rescue) Ngày 23/7, một đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian-Xe...