Ký sự… tư vấn tuyển sinh
Với các trường đại học ngoài quân đội, việc đi tư vấn tuyển sinh vốn là “chuyện thường ngày”. Còn đối với Trường Đại học Thông tin liên lạc (Nha Trang) thì việc tư vấn tuyển sinh xem ra vẫn còn mới mẻ. Nhưng có lẽ ít trường đại học cử cán bộ đến tận các trường THPT để trực tiếp tư vấn tuyển sinh cho học sinh.
Tư vấn bằng tiếng Anh
Thiếu tá Trần Thanh Nam, Trưởng ban Tuyên huấn nhà trường nhớ lại: “Tháng 3-2014, lần đầu tiên trường tổ chức hai đoàn đi tư vấn tuyển sinh. Mỗi đoàn đến hơn 20 trường THPT trên địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận… Trên xe, anh em chuẩn bị tài liệu vô cùng chu đáo, có cả băng đĩa giới thiệu về nhà trường. Hai xe ô tô 16 chỗ, mấy ghế sau lật hết lên, lấy chỗ để tài liệu. Sáng tư vấn, trưa nghỉ, chiều lại tư vấn tiếp”.
Do lần đầu đi tư vấn tuyển sinh nên khi gặp nhau, đại diện phía Trường Đại học Thông tin liên lạc cũng như các trường THPT, đôi bên đều có chút…. bỡ ngỡ. “Xin chào, chúng tôi tự giới thiệu, chúng tôi đến từ Trường Đại học Thông tin liên lạc, hay còn gọi là Trường Sĩ quan Thông tin”. “Xin lỗi các chú, trường ở đâu vậy?”. “Trường ở thành phố Nha Trang”. “ Sao bọn cháu không biết trường các chú nhỉ?”. “À, các cháu có xem chương trình thi robocon trên truyền hình không?”. “Có chứ, năm nào bọn cháu chẳng xem!”. “Đấy, trường bọn chú liên tục vào chung kết đó!”. “À đúng rồi. Hóa ra là trường các chú à?”…
Video đang HOT
Cán bộ Trường Đại học Thông tin liên lạc tư vấn tuyển sinh ở một trường THPT. Ảnh: Hải Đường.
Thượng úy Trần Hải Đường, Trợ lý chính trị Tiểu đoàn 28 tủm tỉm cười kể câu chuyện: “Vào Trường chuyên THPT Nguyễn Du ở Đắc Lắc, Ban giám hiệu nhà trường đồng ý cho các chú bộ đội tiếp cận lớp học để tuyên truyền về Trường Đại học Thông tin liên lạc, thế nhưng không phải giáo viên đứng lớp nào cũng đồng ý. Đến lớp chuyên Anh, thầy giáo nóng nảy bổ thẳng: “Trò của tôi đang bận học, không có thì giờ nghe tư vấn tuyển sinh”. Nhanh trí, Thượng úy Đường trò chuyện với thầy giáo bằng tiếng Anh luôn. Thầy ngớ người, mắt tròn mắt dẹt kêu “Không ngờ các anh bộ đội tiếng Anh siêu quá, xin mời các anh vào lớp”. Đứng trên bục giảng, Thượng úy Đường giới thiệu về các khoa, các ngành học ở Trường Đại học Thông tin liên lạc bằng tiếng Anh nhanh như gió, mấy thành viên trong đoàn thì tranh thủ phát tài liệu cho học sinh. Nữ sinh vỗ tay rào rào khi thấy Thượng úy Đường nói tiếng Anh thành thạo. Tư vấn một hồi, hỏi có thi vào trường không thì các bạn chưa vội trả lời, chỉ khen mấy chú bộ đội nói tiếng Anh vừa chuẩn, vừa… đẹp trai!
Thấy chúng tôi say sưa ngồi nghe Thượng úy Đường kể chuyện, Thiếu tá Trần Thanh Nam chen vào: “Đấy là thuận lợi, chứ một số trường ở Quảng Ngãi, nghe đến tên Trường Đại học Thông tin liên lạc, nhiều thầy cô giáo cứ ngơ ngác nhìn nhau, rồi kêu “ủa, sao trường ở Nha Trang mà bọn tôi không biết”. Thế nhưng sau một hồi giới thiệu, gần như ban giám hiệu nhà trường nào cũng dành cho các chú bộ đội sự ưu ái đặc biệt. Nhiều lãnh đạo nhà trường bảo: “Trường tôi chỉ cho trường đại học khác gửi lại tài liệu. Còn với các anh ở Trường Đại học Thông tin liên lạc, chúng tôi sẽ cho tập trung các trò để các anh tư vấn luôn hoặc mời các anh lên từng lớp giới thiệu về trường cho học sinh biết.
“Tưởng các chú bộ đội chỉ biết bắn súng”…
Đi đến nhiều trường tư vấn, Thiếu tá Trần Thanh Nam, Thượng úy Trần Hải Đường cẩn thận ghi chép lại họ tên, số điện thoại của lãnh đạo nhà trường, số lượng học sinh khối 12, chụp lại băng rôn quảng cáo của những trường đại học, để năm sau Trường Đại học Thông tin liên lạc có những cách tiếp cận tư vấn tuyển sinh hiệu quả, ấn tượng hơn. Học sinh nghe Trưởng ban Tuyên huấn Trường Đại học Thông tin liên lạc tư vấn tuyển sinh, thì thầm bảo nhau “cứ tưởng mấy chú bộ đội chỉ biết bắn súng, không ngờ các chú nói chuyện thật hay”.
Thiếu tá Trần Thanh Nam bảo chúng tôi: “Chút nữa mời các anh xuống phòng truyền thống nhà trường, trong sổ vàng lưu niệm có bút tích của thầy hiệu trưởng Trường THPT Lê Trung Kiên ở Phú Yên đấy!”. “Thành công rồi, mới đi tư vấn tuyển sinh mà đã có thầy hiệu trường đến thăm trường”. “Đâu có, thầy hiệu trưởng Lê Văn Hoàng khi đến thăm trường, bảo sau khi nghe đoàn tư vấn tuyển sinh, các thầy cô trong trường vẫn bán tín bán nghi. Thầy hiệu trưởng quyết định phải làm một chuyến xe đến xem Trường Đại học Thông tin liên lạc thực hư ra sao, có đúng như những gì mấy chú bộ đội tuyên truyền không. Về sau đoàn đến trường, hai bên đều phấn khởi, tổ chức giao lưu văn nghệ luôn”.
Trên đường đến phòng truyền thống của nhà trường, chúng tôi có cảm giác như đang bước trong khuôn viên của một khu nghỉ dưỡng. Những hàng dừa thẳng tắp rì rào trong gió. Thảm cỏ mượt điểm xuyết những bông hoa vàng li ti giúp lòng người dễ dàng quên đi cái nắng gắt trưa hè tháng 8. Lật cuốn sổ lưu niệm, chúng tôi giở trang giấy xem lưu bút của thầy hiệu trưởng Lê Văn Hoàng: “Nha Trang, ngày 20-3-2014. Tập thể cán bộ, giáo viên và cán bộ đoàn ưu tú của Trường THPT Lê Trung Kiên (Đông Hòa, Phú Yên) rất vinh dự được về thăm Trường Sĩ quan Thông tin-Nha Trang để giao lưu, học hỏi, tìm hiểu về môi trường quân đội đào tạo cán bộ cho tương lai của đất nước. Chúng tôi vô cùng cảm động được các đồng chí trong nhà trường tiếp đón trọng thị. Cảm ơn quý lãnh đạo nhà trường. Kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó”.
Chúng tôi tâm sự cùng đồng chí Trưởng ban Tuyên huấn nhà trường: “Đúng là trời không phụ lòng người. Hy vọng sang năm sẽ có nhiều lãnh đạo trường THPT về thăm trường mình và chính các thầy cùng nhà trường tư vấn cho các em học sinh”.
Theo QPND
Những tuyên truyền viên về biển, đảo
Trên đường tuần tra, kiểm soát và duy trì thực thi pháp luật trên vùng biển Trường Sa, thấy các tàu của ngư dân, Thượng úy Ngô Thái Cảnh, Thuyền trưởng tàu CSB 9002 thuộc Hải đội 201-Vùng Cảnh sát biển 2-Bộ tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam chỉ huy tàu giảm tốc độ, áp mạn tàu cá của các ngư dân để phát tờ rơi. Cách đó không xa, cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 4032 vừa sang tàu của các ngư dân tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSB Việt Nam.
Theo Thượng úy Ngô Thái Cảnh, cùng với việc phát tờ rơi, thông tin về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CSB Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ các tàu CSB còn tuyên truyền, giải thích những nội dung cơ bản về Luật Biển Việt Nam, công ước quốc tế về những quy định bảo vệ tài nguyên môi trường biển, về quyền chủ quyền, quyền tài phán...
Cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 4032 phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho ngư dân đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Trường Sa.
Sau khi được cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 2 phát tờ rơi, tuyên truyền, ông Phan Quyết Công Minh, chủ tàu KH 98299 TS, trú tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho hay: "Hầu hết những ngư dân trên tàu đều học chưa hết THPT nên trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, khi được cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSB phát tờ rơi, tuyên truyền về pháp luật giúp mọi người có dịp hiểu thấu đáo hơn, đó là cơ sở để ngư dân chấp hành nghiêm những quy định của luật pháp, đồng thời tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam".
Đảm nhiệm thực thi pháp luật trên một vùng biển rộng lớn, từ vùng biển, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đến Cù Lao Xanh (Bình Định), Trường Sa và DK1, cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 2 còn thường xuyên tham gia tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân trên biển. Sự tận tâm, tận lực của họ trong những lúc biển động, giông bão giúp cho các ngư dân thêm vững tin mỗi lần ra khơi. Là người nhiều năm gắn bó với ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, ông Dương Thanh Nhàn-Thuyền trưởng tàu QNg 96048 TS, trú tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bày tỏ: "Mỗi lần ra đánh cá ở vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa, thấy tàu của lực lượng CSB và Hải quân, chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn. Nhiều lần tàu của chúng tôi gặp bất trắc được tàu CSB đến ứng cứu cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm... Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn như vậy, chúng tôi càng hiểu rõ hơn tình cảm, trách nhiệm của những người lính giữ biển".
Theo QDND
Ông giáo 82 tuổi trích tiền lương mở lớp dạy chữ cho học sinh nghèo ơn 20 năm qua nhiều người dân Hà Nội dường như đã quá quen với hình ảnh lớp lớp những đứa trẻ nghèo, khuyết tật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn cứ sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần lại đến nhà ông giáo Nguyễn Trà (82 tuổi) ở 78B tổ 23B phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) để học chữ....