Kỹ sư trẻ bỏ Sài Gòn về quê làm bạn với chim, cá
Mê tiếng chim kêu, cá đớp nước, chàng kỹ sư 27 tuổi đã bỏ việc tại Sài Gòn về rừng tràm ngập nước heo hút ở Long An “đỡ đẻ” cho cá, giải cứu chim, thú bị dính bẫy.
3 năm trước, Nguyễn Linh Em (27 tuổi, quê Tân Hưng, Long An) tốt nghiệp Đại học Nông Lâm ra trường làm hướng dẫn viên du lịch ở TP HCM. Được một thời gian ngắn, do chán cảnh thành thị bộn bề, anh bỏ về quê. Tình cờ vào rừng tràm ngập nước Láng Sen chơi rồi mê cảnh hoang sơ, tiếng chim hót, cá đớp nước ở đây nên anh quyết định xin vào làm việc.
“Do công việc vất vả, rừng rộng, thức đêm nhiều, chế độ thấp lại ở nơi heo hút nên trung tâm có 43 nhân viên thì phân nửa phải tuyển người trẻ. Thế nhưng, cứ được thời gian ngắn là lại có anh em bỏ việc”, ông Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn Láng Sen nói.
Một con Trích bị thợ săn bắt được anh giải cứu nuôi dưỡng. Ảnh: Hoàng Nam
Vậy mà 3 năm qua, chàng trai nước da rám nắng, cái mặt hiền queo mỗi ngày vẫn đội mũ tai bèo lội bộ hàng chục cây số đường rừng lầy lội để “đỡ đẻ” cho cá, giải cứu chim, thú rừng bị thợ săn bắt. Gần đây, anh còn kiêm luôn nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan khu bảo tồn.
Buổi chiều, anh dẫn nhóm khách đến khu vực chim đẻ ở tiểu khu 10 rộng trên 200 hecta. Khi đến cánh đồng năng, bên kia là rừng tràm bạt ngàn chim muông, Linh Em ra dấu mọi người im lặng rồi bò một đoạn dài qua bờ đất lởm chởm quan sát cái tổ với 4 trứng to có đốm đen của loài chim lạ. Ổ không nằm trên cây như bình thường mà được xây bằng xác lá, thân cây nổi lên giữa ao nước. Anh nói đã theo dõi tổ chim này mấy ngày nhưng chưa phát hiện con mẹ.
Hơn 30 phút nhóm người ẩn mình trong rừng cây, cuối cùng con chim mẹ cũng tha mồi về tổ. Linh Em ồ lên một tiếng rồi bảo đó là chim cà kheo, đã gặp chúng bay nhiều lần nhưng chưa thấy đẻ trứng bao giờ.
“Phải theo dõi mới biết cách chúng đẻ, cách ấp trứng và nuôi con để bảo tồn cho tốt. Chim này nhỏ, hai chân dài mảnh như cây cà kheo nhưng rất thông minh. Khi có nguy hiểm khu vực tổ, nó sẽ dùng kế nghi binh, bay chập chững như bị thương rồi từ từ dụ kẻ địch ra khỏi khu vực con non”, anh chia sẻ.
Linh Em bảo do độc thân, mê việc ở rừng nên nhà ở gần đó chỉ chục cây số, nhưng mỗi tháng anh chỉ về nhà chừng 10 ngày. Có hơn 100 loài chim ở rừng nhưng mỗi lần nghe cất tiếng hót, anh vẫn biết rõ đó là chim gì, hót tìm bạn tình hay cảnh báo nguy hiểm.
Anh dõi theo con chim rồng rộc từ lúc chúng tha những cọng rơm đầu tiên đến khi chiếc tổ xinh đẹp và công phu của chúng hoàn thành, khoảng nửa tháng. Anh biết tổ ngắn là chỗ ngủ của chim trống, còn tổ dài có ống thòng xuống là của chim mái đẻ. Nhiều năm quan sát, anh cũng biết “bí kíp” của loài này là sau khi mang rơm về, chúng sẽ bay đến ao sen nhặt những sợi tơ nhện về làm chất kết dính xây tổ.
Linh Em thông thạo thời điểm mùa lúa ma thì chim suốt sẽ về, nghe tiếng cá đớp kiểu nào là biết cá tức bụng làm tổ đẻ. “Con cá nào ngoài điều kiện tự nhiên không đảm bảo tôi bắt về trung tâm cho đẻ sau đó thả trở lại”, anh cho biết.
Video đang HOT
Anh cũng quan sát cách con chim điên điển non mỗi lần bị rơi khỏi ổ, chưa đủ lông cánh nhưng chúng sống sót kỳ diệu bằng cách dùng mỏ và móng chân móc vào cây để leo trở lên. Con chim bánh ích bị thoái hóa hai cánh không bay được mà chỉ lặn bắt mồi. Còn chim trích nước đẻ trứng vào đám cỏ rồi bỏ chứ không ấp như vịt trời.
Mỗi lần phát hiện được loài mới, hành vi mới, anh cẩn thận ghi chép, chụp ảnh tư liệu để nghiên cứu. Do các loài hoang dã rất nhạy hơi người nên mỗi lần cần chụp ảnh tư liệu, anh phải làm những cái chòi ngụy trang bằng lá cây rồi nằm mai phục chờ từ sáng đến tối. Đến nay, bộ sưu tập ảnh của chàng trai này đã gần 1.000 kiểu, là tư liệu quý phục vụ nghiên cứu.
Linh Em cho biết, mỗi lần đi tuần quanh rừng khoảng 10 cây số phải đi bộ, vì dùng xe hoặc xuồng máy sẽ làm chim thú giật mình. Có hôm mưa bão sình lầy, anh cùng nhóm bảo vệ cũng phải tắt điện thoại, đèn pin dầm mưa băng rừng tuần tra vì lo thợ săn lợi dụng mưa bão để bắt chim.
Anh nói cùng với nhóm bảo vệ rừng, con chim trích được xem là “lính gác rừng” hiệu quả nhất bởi mỗi khi có kẻ lạ đột nhập, chúng sẽ phát ra những tiếng kêu “te te” để cảnh báo đồng loại. Chúng cũng là loài chung thủy, nếu chẳng mai mất một con, con còn lại sẽ đi tìm bạn đời cho đến khi kiệt sức chết đi mới thôi.
Ấy vậy mà những năm gần đây, tiếng kêu “te te” thưa dần trên những trảng cỏ, vạt năng ở rừng tràm. “Năm nay sếu cũng về với số lượng ít nhưng chỉ bay vài vòng trên trời rồi đi chứ không đáp, có thể do môi trường thay đổi không còn đảm bảo an toàn cho chúng”, Linh Em nói.
Theo anh, bây giờ thợ săn dùng mọi cách tinh vi như thuốc độc hoặc trầm mình dưới sông rồi đội cái rổ lên đầu, sau đó phủ cỏ ngụy trang để đến gần rồi dùng súng bắn hạ, loài thông minh và nhát hơi người như giang sen cũng không thoát khỏi số phận. 5-6 năm trước mỗi bầy giang sen có hàng nghìn con, giờ chỉ khoảng 100 con.
“Ngày nào về nhà không nghe tiếng chim kêu lại nhớ quay quắt nên phải lại trở lại rừng. Mình cũng là dân quê gốc, hồi nhỏ do còn cơ cực nên hay đi theo cha bắt chim cò về ăn. Giờ làm bảo tồn, chơi với chim thú quen nên thấy ai bắt, giết chúng mình giận lắm”, Linh Em bộc bạch.
Anh nói sắp tới còn có nhiều công việc phải làm, nào là cải tạo lại mương nước, vạt cỏ để cá đẻ, gầy dựng lại giống cá dày, cá trê vàng bản địa, cá lóc bông “khủng” hàng chục ký mỗi con…
Linh Em trong một lần chụp ảnh tổ chim cà kheo. Ảnh: Hoàng Nam
Tiến sĩ Lê Phát Quới, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia TP HCM đánh giá, trong điều kiện kinh phí, chế độ cho công tác bảo tồn còn hạn chế như hiện nay, những bạn trẻ có nhiệt huyết với nghề, có tình yêu thiên nhiên như Linh Em rất đáng trân trọng.
Cuối năm 2015, Tổ chức công ước Ramsar đã công nhận khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn) thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.
Láng Sen rộng gần 5.000 ha gồm 12 tiểu khu, là ngôi nhà chung của 156 loài thực vật hoang dã cùng 149 loài chim, thú, cá, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Hoàng Nam
Theo VNE
Chuyện gì diễn ra ở vùng đất bò, cá... lăn ra chết?
Mặc dù cơ quan chức năng đã truy bắt kẻ đổ rác trộm nhưng rồi mọi việc vẫn tái diễn. Ô nhiễm nặng đến mức bò, cá lăn ra chết.
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy cánh rừng tràm ở Đồng Nai bị băm nát bởi các hố rác, hố hoá chất.
Ngày 20-7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang tài xế đổ rác thải tại khu rừng tràm (địa phận xã Tân An - huyện Vĩnh Cửu và xã Bắc Sơn - huyện Trảng Bom). Thế nhưng, chuyện đổ trộm rác thải độc hại ở đây vẫn không có dấu hiệu suy giảm.
Chân dung "trùm" rác thải
Người điều khiển xe bị truy bắt là Nguyễn Minh Thịnh (ngụ TP Biên Hòa). Ông Thịnh khai được ông Hiệp yêu cầu đến KCN Biên Hoà 2 lấy chất thải đi đổ. Trong lúc đi ông được một người tên Béo chạy xe máy dẫn đường đến bãi rác nằm trong rừng tràm thì bị bắt.
Ngày 20-7 cơ quan chức năng bắt quả tang một xe tải đổ trộm rác thải. Tuy nhiên sau đó 2 ngày tình trạng đổ trộm vẫn diễn ra.
Khu rừng tràm (đoạn thuộc xã Tân An - huyện Vĩnh Cửu và xã Bắc Sơn - huyện Trảng Bom, Đồng Nai) ngập ngụa khói đen, rác thải
Theo PC49, mảnh đất tiếp nhận rác thải trong rừng tràm là của ông Tư Hiệp (ngụ huyện Trảng Bom). Ông Tư Hiệp được giới doanh nghiệp ở Đồng Nai mệnh danh "trùm" rác thải và thường xuyên bị chính quyền xử phạt về hành vi đổ, nhận rác trái phép.
Một cán bộ thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) cho biết: "Từ năm 2009 đến nay Tư Hiệp không biết bao nhiêu lần vi phạm về vấn đề môi trường. Khi ngăn chặn bãi rác này sẽ mọc lên bãi rác khác. Chúng tôi cũng nghe người dân phản ánh, nhiều "đầu gấu" tụ tập quanh bãi rác cấm người lạ đến gần. Hiện chúng tôi đang xác minh và sẽ kết hợp PC49 Công an Đồng Nai làm rõ".
Cá, bò... lăn ra chết
Sau khi bị bắt, tưởng chừng tình trạng đổ rác thải tạm dừng nhưng theo người dân ở Đồng Nai, từ ngày 22 đến 24-7, nhiều xe tải vẫn lén vào rừng đổ trộm.
Mảnh đất này bị băm nát bởi rác thải và hóa chất một cách nghiêm trọng
Người dân khốn khổ trước mùi hôi, mùi hoá chất
Theo quan sát của phóng viên, hiện tại cánh rừng tràm gần đó có hiện tượng chết dần, chết mòn. Nhiều nông trại gần đó liên tục phản ánh về việc bò chết bất thường, cá chết nổi lên mặt nước.
Ông H. - chủ nông trại thở dài: "Giờ, nơi đây như vùng đất chết. Trên nền đất nhiễm hoá chất nghiêm trọng. Mấy cơn mưa gần đây chúng tôi thở không được khi mùi hôi bốc lên vô cùng khó chịu".
Ông H. và nhiều người dân sống xung quanh tự đặt câu hỏi: Không biết làm gì để vùng đất này hồi sinh trở lại, và để không bị thiệt hại nặng nề có lẽ phải đi nơi khác sinh sống (!?).
Trước đó, ngày 2-7, phóng viên Báo Người Lao Động đã nhập vai làm công nhân để ghi nhận thực tế. Tại đây, phát hiện ít nhất 14 bãi rác tự phát. Đặc biệt, trong quá trình vào rừng tiếp cận bãi rác bắt gặp khá nhiều thanh niên có vẻ ngoài dữ tợn luôn dò xét.
Theo Lê Phong (Người lao động)
10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ Làng Sen, chiến khu Tân Trào, quảng trường Ba Đình là những địa danh thiêng liêng in đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức điểm lại những địa danh thiêng liêng, đong đầy ý nghĩa lịch...