Kỹ sư Nhật Bản từ chối bảo hiểm quốc tế, chữa ung thư trực tràng tại BV Việt Nam
Không may mắc ung thư đại trực tràng, kỹ sư Nhật Bản dù có bảo hiểm ở bệnh viện quốc tế tại Việt Nam, hoặc có thể quay về Nhật điều trị nhưng ông vẫn quyết định vào bệnh viện K để khám chữa bệnh.
Đau bụng lại ngỡ bệnh đường tiêu hoá
Bệnh nhân Udagawa KemlChi (62 tuổi,Quốc tịch Nhật Bản) vừa được các bác sĩ Khoa Ngoại bụng I bệnh viện K phẫu thuật thành công loại bỏ tổn thương ở đại trực tràng kích thước 4×5cm.
Suốt một thời gian dài, ông Udagawa KemlChi bị đau tức vùng bụng dưới, kém theo biểu hiện đau rát hậu môn, khó khăn trong đại tiện nhưng ông chủ quan, cho rằng đó là biểu hiện của bệnh lý thông thường đường tiêu hóa nên không đi kiểm tra. Đến khi ông có hiện tượng đi ngoài ra máu đã đến BV K khám và được chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển.
Với bệnh lý này, bệnh nhân được chỉ định điều trị hóa xạ trị tiền phẫu, sau đó sẽ phẫu thuật trực tràng.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I cho biết, khi đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân người nước ngoài, các bác sĩ đã hỏi ý kiến của ông Udagawa KemlChi. Do ông hiện đang là kỹ sư làm việc tại Công ty xây dựng Kanto, đã sống tại Việt Nam 8 năm, ông có bảo hiểm y tế tại Nhật Bản, nếu về Nhật điều trị ông sẽ được bảo hiểm chi trả toàn. Trong trường hợp điều trị Việt Nam, ông cũng có bảo hiểm ở bệnh viện quốc tế do công ty hỗ trợ.
Kỹ sư người Nhật trong thời gian điều trị ung thư đại trực tràng tại BV K.
Video đang HOT
“Bệnh nhân cho biết sau khi bàn bạc với vợ đã quyết tâm chữa trị tại BV K bởi tin tưởng vào trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế, kỹ thuật tiên tiến của BV”, TS bình cho biết.
Trước quyết định của bệnh nhân, các bác sĩ đã thực hiện điều trị cho người bệnh. Ca phẫu thuật cho bệnh nhân được đánh giá phức tạp bởi khối u tương đối lớn xâm lấn thành chậu, việc phẫu tích gặp nhiều khó khăn, ekip phải thắt mạch máu và chậu trong. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, các bác sĩ lấy trọn vẹn được khối u 4×5cm.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, thời gian qua, bệnh viện đã khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân là người nước ngoài mang các quốc tịch như Lào, Campuchia, Hàn Quốc….
Phát hiện, phòng ngừa ung thư đại trực tràng như thế nào?
GS Thuấn cho biết, ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với những bệnh lý đường tiêu hóa khác như: chán ăn, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn,táo bón, đi ngoài ra máu, cảm giác mệt mỏi, cân nặng sụt giảm ….
Do vậy ngay khi thấy những biểu hiện bất thường trên, người bệnh cần đến thăm khám để được tư vấn, điều trị kịp thời. Bởi Tung thư đại trực tràng có tiên lượng tốt nếu phát hiện sớm, với tỷ lệ khỏi bệnh sau 5 năm là 40-60%.
Vì thế, khi có các dấu hiệu có thể chỉ điểm cho ung thư đại tràng, như đi ngoài lẫn máu, sút cân bất thường…cần phải đi khám ngay. Tốt nhất để phát hiện sớm người dân nên đi khám định kỳ để được chỉ định khám, nội soi đại tràng phù hợp phát hiện khối u.
Ung thư đại trực tràng rất phổ biến tại Việt Nam. Đây là loại ung thư đứng thứ 4 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới với số mắc mỗi năm khoảng 8.000 ca, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn 13.000. Ung thư đại trực tràng cũng đứng thứ 2 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, với khoảng hơn 6.000 ca mắc mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn 11.000.
Trong khi đó, điều trị ung thư đại trực tràng là điều trị đa mô thức: Phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, trong đó Phẫu thuật đã và đang đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị ung thư đại trực tràng. Phẫu thuật ung thư đại trực tràng cũng có 2 phương pháp chính: mổ mở truyền thống và phẫu thuật nội soi.
Tại Việt Nam những năm gần đây phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng cũng được phát triển tại các bệnh viện lớn. Bệnh viện K đã triển khai một cách thường quy mổ nội soi ung thư đại trực tràng kết hợp với các phương pháp điều trị đa mô thức hoàn chỉnh, đây chính là thế mạnh của Bệnh viện K.
Theo PGS Thuấn, một lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể chất; Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật; giảm phần năng lượng nạp vào cơ thể, chất béo từ 40% xuống 20-25%; Tăng cường ăn các chất xơ và hoa quả tươi hằng ngày… sẽ hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
Đặc biệt cần hạn chế thức ăn muối, lên men, cá khô, xì dầu, thịt xông khói. Tránh để những chất gây đột biến gene nhiễm trong thức ăn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng. Hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn và các chất lên men khác để ngăn ngừa ung thư.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thêm trạm cấp cứu vệ tinh tại TP.HCM
Ngày 4.12, Trạm cấp cứu vệ tinh thứ 26 của TP.HCM đã được khánh thành tại Bệnh viện Quốc tế City (CIH).
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Tấn Cường (Giám đốc y khoa, Bệnh viện Quốc tế City) và bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Duy Long (Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM) ký kết hợp tác - ẢNH: NGUYÊN MI
Đây là bệnh viện quốc tế đầu tiên hợp tác với Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, gia nhập mạng lưới các trạm cấp cứu.
Bệnh nhân được cấp cứu ngoại viện theo chương trình hợp tác này sẽ được hưởng mức phí theo quy định của Sở Y tế và được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế.
Trạm cấp cứu vệ tinh tại đây nhằm nhanh chóng đưa đội ngũ cấp cứu tiếp cận hiện trường, rút ngắn "thời gian vàng", đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện của người dân trên địa bàn các quận 5, 6, 11, Bình Tân, huyện Bình Chánh và cư dân ở cửa ngỏ phía tây TP.HCM.
Đặc biệt, Bệnh viện Quốc tế City đã triển khai khoa can thiệp mạch, là bệnh viện thành viên của Trung tâm Đột quỵ SIS (Stroke International Services) nên có thể tiếp nhận và xử trí tất cả các trường hợp đột quỵ do nhồi máu não cấp, xuất huyết não; các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, các bệnh lý mạch máu tứ chi và thân tạng cấp tính, cũng như bệnh lý tim mạch khác.
Tại buổi lễ, phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, chia sẻ: Với mạng lưới cấp cứu vệ tinh như hiện nay, người dân có thể tin tưởng khả năng cấp cứu kịp thời tại khu vực TP.HCM.
Cách gọi cấp cứu đơn giản. Thân nhân bệnh nhân chỉ cần bấm số 115 từ máy điện thoại bàn, điện thoại di động để được hỗ trợ kịp thời.
Hoặc có thể gọi cấp cứu trực tiếp đến Bệnh viện Quốc tế City qua số điện thoại (028) 6290 1155.
Theo thanhnien
Sau mưa bão, những bệnh gì hay xuất hiện, cách phòng ngừa? Rác thải, xác động vật, phân người và động vật... có thể gây ô nhiễm và gây bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da. Lội nước ô nhiễm dễ gây các bệnh về da - ẢNH: DUY TÍNH Ngày 26.11, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM có công văn gởi Trung tâm y tế 24 quận huyện trên địa bàn TP đề...