Kỹ sư IT bỏ Sài Gòn lên Đà Lạt làm nhộng trùng thảo
Đang có việc làm ổn định và thu nhập khá tốt ở một công ty công nghệ thông tin tại TP HCM, Lê Ngọc Tuyền bất ngờ nghỉ việc lên Đà Lạt thuê phòng trọ hàng tháng trời để tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất nhộng trùng thảo.
ăm 2006, Lê Ngọc Tuyền thi đậu vào một trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin ở TP HCM, và có việc làm ngay khi ra trường. Tuy công việc ổn định và thu nhập khá tốt, nhưng là người dám chấp nhận mạo hiểm, Tuyền vẫn quyết định chọn ngã rẽ mới.
Năm 2013, các sản phẩm đông trùng hạ thảo của Hàn Quốc bắt đầu quảng bá nhiều ở Việt Nam và trong nước cũng đã sản xuất được. Nhận thấy đây là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng và có thể đem lại thu nhập cao, Tuyền quyết tâm tìm hiểu về sản phẩm này. Qua nghiên cứu, thấy việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo khó khăn hơn, chàng kỹ sư IT chọn nuôi nhộng trùng thảo và lấy Đà Lạt làm địa điểm phát triển vì có khí hậu phù hợp.
Tuyền giải thích, nuôi trồng đông trùng hạ thảo là cấy cây nấm phát triển ký sinh trên con nhộng từ mùa đông sang mùa hạ (6 tháng) mới thu thành phẩm. Còn nuôi trồng nhộng trùng thảo cũng tiến hành tương tự, nhưng thời gian hoàn thành chỉ từ 60 đến 70 ngày ở mọi thời điểm trong năm. Dược chất của đông trùng hạ thảo thường cao hơn so với nhộng trùng thảo.
Xưởng ươm trồng nhộng trùng thảo của Lê Ngọc Tuyền.
Với số vốn ban đầu chỉ hơn trăm triệu, Lê Ngọc Tuyền thuê nhà trọ ở Đà Lạt để tìm hiểu, nghiên cứu, rồi đến các viện nghiên cứu, trường đại học… làm quen xin chỉ dẫn từ những cán bộ nghiên cứu khoa học đã từng làm hoặc đang nghiên cứu đề tài về nhộng trùng thảo và đông trùng hạ thảo. Điều may mắn là Tuyền được mọi người chỉ dẫn tận tình. Tuy nhiên, bắt tay vào làm anh gặp thất bại khá nhiều lần, nhưng cuối cùng cũng thành công khi kết hợp với một vài người bạn ở Đà Lạt có cùng đam mê để ra một qui trình cho riêng mình.
Tuyền chia sẻ, để nuôi trồng nhộng trùng thảo, trước tiên cấy ký sinh cây nấm vào nhộng tằm, rồi kết hợp giá thể là gạo lứt. Nhộng trùng thảo thích hợp phát triển với điều kiện khí hậu tự nhiên của Đà Lạt, nhiệt độ nuôi trồng luôn đảm bảo từ 20 đến 22 độ C, mà ở Đà Lạt buổi trưa trong nhà là thời điểm nóng nhất cũng chỉ 23 độ C nên không cần dùng tới máy lạnh. Ánh sáng thì cần từ 60 đến 70% và độ ẩm 80%. Tại Đà Lạt độ ẩm thường rất cao, nếu những lúc độ ấm thấp chỉ cần áp dụng một vài biện pháp kỹ thuật đơn giản là có thể khắc phục. Quan trọng là phải giữ vườn ươm sạch, tránh ẩm mốc làm cho nấm nhiễm khuẩn kém phát triển hoặc hỏng hàng loạt.
Hiện tại nhà ươm trồng nhộng trùng thảo của Tuyền ở Đà Lạt rộng 300m2. Anh cho biết, mật độ nuôi trồng tốt nhất là 12.000 lọ trên 100m2, nếu cao hơn mức đó chất lượng sẽ kém đi. Sau 2 tháng nuôi, mỗi lọ bên trong có 25-30 cây nấm, Tuyền xuất bán với giá 600.000 đồng một lọ, trung bình 40 lọ được một kg tươi. Nếu là nhộng trùng thảo khô thì có giá 150 triệu đồng một kg vì phải qua công đoạn sấy.
Video đang HOT
Nhộng trùng thảo rất dễ sử dụng, chỉ cần ngắt cây nấm ra rồi ngâm với mật ong, hoặc ngâm rượu hay pha trà, thậm chí có thể nấu cháo, hầm với gà, vịt đều dùng được. Nếu để nhộng trùng thảo vào tủ lạnh thì bảo quản được 2 tháng, còn sấy khô có thể bảo quản cả năm.
Tuyền cho biết thêm, ban đầu, sản phẩm khô phải sấy thủ công rất vất vả nhưng từ đầu năm nay khi anh và các đồng sự lập công ty, đã quyết định đầu tư 500 triệu để mua máy sấy lạnh theo đúng qui trình.
Vào tháng 10/2015, Tuyền đưa mẫu nhộng trùng thảo kiểm nghiệm tại Viện Y tế công cộng TP HCM (Bộ Y tế) đã đạt kết quả dược tính khá cao (tỷ lệ 9,4mg/g dược chất cordycepin và 1279,59mg/kg của đông trùng hạ thảo trong tự nhiên), giúp công ty tăng nhanh đơn đặt hàng từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Nhiều khách hàng phía Bắc còn thích mua giống về tự nuôi trồng, nên Tuyền bán một lọ giống cho khách là 90.000 đồng.
Dự định của Lê Ngọc Tuyền và các đồng sự là cố gắng năm nay nâng diện tích ươm trồng lên gấp đôi, nhưng bài toán khó vẫn là vốn. Tuy đã thành công ban đầu, nhưng lợi nhuận lâu nay đều dồn vào vốn và thanh toán vốn vay. Trong tương lai, Tuyền sẽ tập trung nghiên cứu thêm một số dòng thảo dược phù hợp với điều kiện khí hậu và nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
Đông trùng hạ thảo dễ bị nhầm với nhộng trùng thảo. Cách phân biệt nhanh nhất là dựa trên hình dáng. Nhộng trùng thảo thân cây màu vàng cam ngả hồng hồng, đầu nấm dạng chùy, được trồng trên bất cứ chỗ nào của vật/cây ký chủ; còn đông trùng hạ thảo là cây ở dạng nấm mọc trên đỉnh đầu con sâu màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác.
Theo Quốc Dũng (VnExpress)
Thảo mộc nghìn năm tuổi kéo dài sự sống
Ngũ vị tử, đông trùng hạ thảo hay giảo cổ lam được dùng để chữa bệnh từ hàng nghìn năm trước, đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Trong y học cổ truyền, một số loại thảo mộc được coi là thuốc trường sinh nhờ những lợi ích sức khỏe. Dưới đây là 4 loại thảo mộc thu hút sự chú ý của khoa học thế giới gần đây, theo Fox News.
Ngũ vị tử
Ngũ vị tử xuất hiện trong các bài thuốc cổ Trung Quốc từ 2.000 năm trước. Cây mọc ở phía đông bắc Trung Quốc và vài vùng thuộc Nga, giờ đây còn được trồng ở Mỹ.
Cây ngũ vị tử. Ảnh: thedigestersdilemma.com.
Ngũ vị tử có tác dụng tăng năng lượng, sức bền. Nó được coi là thuốc bổ tình dục và gan. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy ngũ vị tử chứa thành phần chống HIV, khiến sự phát triển của virus bị ức chế. Như vậy không có nghĩa loài cây này có thể chữa lành HIV nhưng rất hữu ích cho công cuộc nghiên cứu.
Ngũ vị tử còn được chứng minh là cải thiện da, chống viêm ruột, hỗ trợ hoạt động của thận, ngăn chặn bệnh viêm phổi và bệnh lây qua đường tình dục là chlamydia.
Mạn việt quất
Mạn việt quất có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, vốn là loại gia vị dùng trong lễ Tạ ơn.
Cây mạn việt quất. Ảnh: herbalextractsplus.com.
Theo các công trình khoa học, mạn việt quất nổi bật với khả năng cải thiện sức khỏe đường tiết niệu ở cả nam lẫn nữ, hạn chế nhiễm trùng và giảm chứng tiểu đêm. Nghiên cứu gần đây phát hiện loại quả này còn chống viêm và oxy hóa, bảo vệ buồng trứng, thực quản đồng thời hạn chế nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm quý được thu hoạch tự nhiên từ các vùng núi của châu Á, đã được dùng làm thuốc chữa bệnh từ 3.000 năm trước.
Đông trùng hạ thảo hỗ trợ máu lưu thông, cung cấp dinh dưỡng cho mọi cơ quan, tăng máu đến não, kiểm soát cholesterol và bảo vệ tim. Nó còn cải thiện hô hấp; giảm triệu chứng hen, viêm phế quản mạn tính. Đông trùng hạ thảo cũng chống lão hóa nhờ sở hữu lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Loại nấm này còn tránh tổn thương cho gan và thận, kích thích hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng, đẩy nhanh quá trình hồi phục và nâng cao hiệu suất lao động.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu có thể nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là loại trà trường thọ xuất xứ châu Á có tuổi đời 3.000 năm, bắt đầu phổ biến ở phương Tây trong những năm gần đây.
Giảo cổ lam được tìm thấy ở phía nam Trung Quốc, Đông Nam Á và Nhật Bản. Phần lá được làm thành trà nhờ chứa các thành phần tương tự nhân sâm. Uống trà giảo cổ lam thường xuyên giúp hạ cholesterol, kiểm soát huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch.
Năm 2015, nhiều nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam có thể chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi và ung thư gan. Nó còn giảm stress và bảo vệ ADN.
Minh Nguyên
Theo VNE
Hướng dẫn trồng đông trùng hạ thảo tại nhà Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Phú Yên và Công ty TNHH Quốc tế Kim Lai vừa tổ chức hội thảo "Công bố công trình nuôi trồng chủng đông trùng hạ thảo thứ 2 ở Việt Nam và trình diễn công nghệ nuôi ở hộ gia đình". Ảnh minh họa Kỹ sư Ngô Kim Lai (người đã trồng thành công...