Kỹ sư hóa học người Nam Phi biến côn trùng thành thức ăn vặt
Đối với nhiều người, ý tưởng ăn côn trùng có thể vẫn khiến họ sợ hãi. Tuy nhiên, một doanh nhân khởi nghiệp tại Nam Phi mới đây đã chứng minh côn trùng có thể là một nguồn dinh dưỡng quý giá và việc nuôi các loại côn trùng làm thực phẩm hoàn toàn không gây hại cho môi trường.
Kỹ sư hóa học người Nam Phi Wendy Vesela đã tìm ra cách chế biến biến côn trùng thành thức ăn vặt. Ảnh: dailymaverick
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, với mong muốn thay đổi cách nhìn đối với việc ăn loại côn trùng “ sâu bướm mopane” rất phổ biến ở miền Nam châu Phi, kỹ sư hóa học người Nam Phi Wendy Vesela đã tìm ra cách chế biến những con sâu bướm màu xanh lá cây và màu đen nhiều gai này vốn chứa nhiều protein và sắt này thành bột có thể được sử dụng để làm bánh quy, thanh dinh dưỡng ăn liền vị chocolate ngọt, ngũ cốc hoặc sinh tố.
Những miếng “sâu bướm mopane” cắt lát cũng có thể được dùng làm lớp phủ trên bánh pizza. Kỹ sư Vesela cho biết cô đã tìm được khách hàng trong nước và quốc tế cho các sản phẩm hữu cơ của mình.
Video đang HOT
Ở tỉnh Limpopo quê hương của Vesela, nơi cô lớn lên ở một thị trấn không xa Vườn quốc gia Kruger nổi tiếng thế giới, “sâu bướm mopane” là một loại thực phẩm phổ biến, được nấu trong nước sốt làm từ hành và cà chua. Theo Vesela, loại sâu bướm này là “một lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh” và mọi người chỉ cần vượt qua nỗi sợ hãi khi ăn.
Vesela đã cố gắng thu hút những khách hàng vẫn lưỡng lự nếm thử món bánh quy và thanh dinh dưỡng ăn liền chế biến từ sâu bướm tại một hội chợ thực phẩm mới đây ở quận Sandton của thành phố Johannesburg. Một trong những khách hàng đầu tiên của Vesela, cô Gail Odendaal, 38 tuổi, khẳng định: “Tôi không bao giờ ăn sâu. Nhưng nếu bạn đưa nó cho tôi dưới dạng một viên chocolate thế này thì nó thực sự rất ngon”.
Chuyên gia về thực phẩm người Nam Phi Anna Trapido nhấn mạnh “không nên coi việc ăn các loại côn trùng và sâu bọ ăn được là một xu hướng ăn uống thời thượng, kiểu như một loại hình du lịch mạo hiểm”. Theo chuyên gia này, sâu bướm mopane “cần được đối xử một cách tôn trọng vì chúng là một phần của ẩm thực, tinh thần, tình cảm của con người địa phương”.
Trong khi đó, chuyên gia dinh dưỡng Mpho Tshukudu cũng khẳng định “sâu bướm mopane” rất thân thiện với môi trường, không cần thêm nước hoặc đất để nuôi, vì chúng sinh sản và ăn trên những cây mopane mọc ở các vùng khô và nóng của miền Nam châu Phi.
Cô cũng khẳng định loại sâu bướm này là nguồn cung cấp protein tốt hơn nhiều loại thực phẩm khác trên thị trường. Tshukudu cho biết loài côn trùng này “chứa nhiều chất đạm, chất béo và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt. Nó có nhiều thành phần sắt hơn cả miếng steak đắt tiền nhất”.
Với nhu cầu tăng cao kể từ khi bắt đầu kinh doanh cách đây 7 tháng, doanh nhân khởi nghiệp Vesela có kế hoạch mở rộng kinh doanh loại thực phẩm từ côn trùng này. Hiện cô thuê phụ nữ nông thôn tìm bắt sâu bướm mopane vào mùa sinh sản tháng 12 và tháng 4. Nguyên liệu sẽ được chế biến sấy khô sau đó được sử dụng nguyên con hoặc nghiền thành bột.
Rò rỉ khí gas có thể là nguyên nhân khiến 21 người tử vong trong quán rượu ở Nam Phi
Rò rỉ khí gas có thể là nguyên nhân khiến 21 người tử vong trong một quán rượu tại bờ biển phía Đông ở Nam Phi hồi cuối tuần trước.
Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân thiệt mạng tại quán rượu ở Đông London, Nam Phi, ngày 26/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra ngày 29/6 cho biết các nhà điều tra đang đưa ra giả thiết rằng các nạn nhân bị ngộ độc do hít phải khí gas bị rò rỉ. Nơi xảy ra vụ việc là một phòng ở tầng trệt thiếu hệ thống thông gió.
Theo nguồn tin này, lực lượng chức năng đang làm xét nghiệm để xác định liệu các nạn nhân bị ngộ độc khí CO hay không, đồng thời làm rõ khí gas bị rò rỉ là do việc đốt khí propane hoặc sản phẩm xăng dầu khác bên trong quán rượu. Nguồn tin giấu tên nói rõ các nhà điều tra đã phát hiện chất hóa học lạ từ các thi thể, xong chưa xác định cụ thể chất nào.
Theo điều tra ban đầu, hầu hết các nạn nhân đều là thanh thiếu niên, trong đó có một số trẻ em mới 13 tuổi, 17 người trong số này được tìm thấy đã tử vong tại chỗ trong quán rượu này, trong khi 4 người khác tử vong tại bệnh viện sau đó. Trong số các nạn nhân có 13 trẻ em trai và 8 trẻ em gái.
Giới chức Nam Phi cho biết ngoài những trường hợp tử vong, 31 người khác đã phải nhập viện với các triệu chứng như đau lưng, tức ngực, nôn mửa và đau đầu. Tuy nhiên, hầu hết những người này đã được xuất viện vào ngày 26/6 và còn 2 người vẫn đang phải điều trị. Giới chức trách đã bác bỏ nguyên nhân gây tử vong là do giẫm đạp vì trên các thi thể không có dấu hiệu của các vết thương hở.
Nam Phi: Phát hiện ca đậu mùa khỉ thứ hai, khả năng lây truyền trong nước Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Bộ y tế Nam Phi thông báo ngày 28/6 nước này đã ghi nhận trường hợp thứ hai dương tính với bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân là một người đàn ông 32 tuổi đến từ Cape Town và không có tiền sử du lịch nước ngoài. Các phần bị tổn thương xuất hiện trên tay và...