Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
Một kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức ngày 24.1 đã ăn mừng cho việc ông lập kỷ lục thế giới về thời gian sống dưới nước lâu nhất mà không cần giảm áp suất.
Kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức Rudiger Koch (59 tuổ.i) đã sống trong một khoang tàu vũ trụ dưới nước ngoài khơi Panama trong suốt 120 ngày, theo AFP. Ông đã xuất hiện từ khoang rộng 30 m 2 của ông dưới biển trước sự chứng kiến của giám khảo Kỷ lục Guinness thế giới Susana Reyes.
Ông Rudiger Koch ăn sáng bên trong một căn phòng dưới nước ngoài khơi Panama ngày 24.1. ẢNH: AFP
Bà Reyes xác nhận rằng ông Koch đã phá vỡ kỷ lục trước đó do người Mỹ Joseph Dituri nắm giữ. Ông Dituri đã sống 100 ngày trong một nhà nghỉ dưới nước ở bang Florida (Mỹ).
“Đó là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời và giờ đã kết thúc, thực sự có một cảm giác hối tiếc. Tôi rất thích khoảng thời gian ở đây”, ông Koch nói với AFP sau khi rời khoang tàu ở độ sâu 11 m dưới biển.
“Thật tuyệt khi mọi thứ lắng xuống, trời tối dần và biển sáng rực. Không thể diễn tả được, bạn phải tự mình trải nghiệm điều đó”, ông Koch nói về quang cảnh biển qua các ô cửa sổ của khoang tàu.
Khoang tàu của ông Koch có hầu hết những tiện nghi của cuộc sống hiện đại như giường, nhà vệ sinh, ti vi, máy tính và internet, thậm chí cả xe đạp tập thể dục.
Video đang HOT
Nằm cách bờ biển phía bắc Panama khoảng 15 phút đi thuyền, khoang tàu của ông Koch được nối với một khoang khác nằm trên mặt nước bằng một ống chứa cầu thang xoắn ốc hẹp, tạo lối xuống để đưa thực phẩm cũng như cho người khác đến thăm, bao gồm cả bác sĩ.
Ông Rudiger Koch (phải) ở một khoang được kết nối với khoang tàu dưới nước của ông sau khi phá kỷ lục thế giới về thời gian sống dưới nước
ẢNH: AFP
Các tấm pin mặt trời trên mặt nước cung cấp điện. Khoang tàu ngầm của ông Koch có một máy phát điện dự phòng, nhưng không có vòi sen.
Ông Koch đã chia sẻ với một phóng viên AFP khi đến thăm rằng ông hy vọng việc ông sống dưới nước sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ về cuộc sống của con người cũng như nơi chúng ta có thể định cư, thậm chí là lâu dài.
“Những gì chúng tôi đang cố gắng làm ở đây là chứng minh rằng biển thực sự là môi trường khả thi cho sự phát triển của con người”, ông Koch nhấn mạnh.
Có tới 4 máy quay quay lại những chuyển động của kỹ sư Koch trong khoang tàu ngầm, ghi lại cuộc sống hằng ngày của ông, theo dõi sức khỏe tâm thần của ông và cung cấp bằng chứng cho thấy ông chưa bao giờ nổi lên mặt nước.
“Chúng tôi cần những nhâ.n chứn.g theo dõi và xác minh 24/7 trong hơn 120 ngày”, bà Reyes nói với AFP về việc theo dõi ông Koch sống dưới nước.
Saudi Arabia duy trì vị thế sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới
Theo Bộ Môi trường, nước và nông nghiệp Saudi Arabia, quốc gia này tiếp tục giữ vững vị thế nhà sản xuất nước khử mặn lớn nhất thế giới với tổng công suất đạt 4,19 triệu mét khối mỗi năm.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia còn tự hào sở hữu mạng lưới đường ống dẫn nước lớn nhất toàn cầu, kéo dài 14.210 km với công suất hàng ngày lên tới 19,42 triệu mét khối.
Thành tựu này được chính quyền Saudi Arabia cho rằng là nhờ chiến lược quản lý nước toàn diện của quốc gia.
Quốc gia này hiện nắm giữ nhiều kỷ lục Guinness thế giới, bao gồm mạng lưới lưu trữ nước uống lớn nhất với công suất 8,9 triệu mét khối/ngày và cơ sở lưu trữ nước uống lớn nhất tại Riyadh, đạt công suất 4,79 triệu mét khối/ngày.
Saudi Arabia cũng dẫn đầu thế giới về các cơ sở sản xuất nước khử mặn đơn lẻ với sản lượng 2,99 triệu mét khối/ngày và bồn chứa nước lớn nhất tại Riyadh với dung tích 3 triệu mét khối.
Quốc gia này vận hành đơn vị bốc hơi nhiệt (khử muối) lớn nhất thế giới tại Shuaiba, có công suất 92.000 mét khối/ngày, cùng nhà máy khử mặn di động lớn nhất toàn cầu với khả năng xử lý 50.000 mét khối/ngày. Đặc biệt, các nhà máy khử mặn tại đây đạt mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất thế giới, chỉ 2,271 kWh mỗi mét khối nước.
Trong năm qua, Công ty nước Quốc gia Saudi Arabia (NWC) đã hoàn thành 36 dự án dịch vụ nước trị giá 992 triệu Riyal, bao gồm: Xây dựng 894 km đường ống nước, xây 29 bể chứa nước với tổng dung tích 109.500 mét khối, thiết lập một cơ sở xử lý có khả năng xử lý 5.000 mét khối nước mỗi ngày.
Ngoài ra, các trạm bơm với tổng công suất 546.080 mét khối/ngày cũng được đưa vào hoạt động. Dự kiến, trước cuối năm 2025, NWC sẽ hoàn thành thêm 31 dự án trị giá 2,14 tỷ Riyal (580 triệu USD).
Trong lĩnh vực xử lý nước thải, Saudi Arabia đã hoàn thành 12 dự án trị giá 1,2 tỷ Riyal, bao gồm: Xây dựng 93 km đường ống dẫn nước thải, các nhà máy xử lý có khả năng xử lý tới 52.000 mét khối/ngày, trạm bơm với tổng công suất 277.700 mét khối/ngày.
Trong mùa hành hương Hajj năm 2024, hơn 45 triệu mét khối nước đã được cung cấp qua mạng lưới dài 5.000 km để phục vụ người hành hương. Hơn 75.000 xét nghiệm chất lượng nước được thực hiện, và các phản hồi của người dùng được quản lý qua ứng dụng Tarwiah cùng trung tâm kiểm soát thống nhất.
Công ty đối tác nước Saudi (SWP) cho biết các dự án của họ đạt tỷ lệ đóng góp nội địa trên 60% trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, tổng cục thủy lợi nước này cho biết vượt mục tiêu tái sử dụng nước thải đã qua xử lý trong quý 3 với mức tăng 115%, đạt 390 triệu mét khối/năm, so với mục tiêu 181,19 triệu mét khối.
Tập đoàn chuyển đổi nước mặn (SWCC) của Saudi Arabia đã giành được nhiều bằng sáng chế công nghệ mới trong lĩnh vực chiết xuất muối, bảo vệ nguồn nước và hệ thống rửa hóa học trong quy trình khử mặn. Những thành tựu này được đán.h giá là cột mốc quan trọng trong việc đổi mới và phát triển bền vững ngành công nghiệp nước của Saudi Arabia.
UAE: Choáng ngợp trước lễ hội mừng Năm mới, lập 6 kỷ lục Guinness Tại Lễ hội Sheikh Zayed ở Al Wathba, thủ đô Abu Dhabi (UAE) đã tổ chức màn pháo hoa lớn nhất từ trước đến nay, thu hút sự chú ý của hàng ngàn người dân và du khách. Abu Dhabi chào đón năm 2025 bằng màn bắ.n pháo hoa kỷ lục kéo dài 50 phút và chương trình biểu diễn của 6.000 thiết...