Kỳ Sơn – đói nghèo và… kỳ lạ: Nỗi sợ “con ma ăn người”
Quanh năm cái đói, cái nghèo bủa vây người dân Kỳ Sơn (Nghệ An) như lớp lớp sương mù bốn mùa vẫn phủ kín các bản làng ở vùng đất này. Những tập tục lạc hậu khiến cho đời sống người dân vốn đã nghèo đói lại càng thêm khốn khó. Nhưng thứ đáng sợ nhất đối với bà con không phải là đói ăn, đói mặc, mà là ma tuý. Sợ đến nỗi bà con ở đây gọi ma tuý là “con ma ăn người”.
Chỉ “hút chơi” thôi…
Bản Piêng Lâu, xã Na Loi (huyện Kỳ Sơn) nằm lọt thỏm giữa khe núi. Dù xung quanh có suối, có rừng cây song cái nóng hầm hập của mùa hè vẫn ập vào từng căn nhà, bức bối. Đang mùa đi làm nương, không có mấy người lớn ở nhà. Chúng tôi đi khắp bản chỉ gặp vài người phụ nữ và trẻ con đang ở gầm cầu thang để tránh nóng.
May mắn gặp trưởng bản Lừ Văn Di (SN 1983) vừa đi làm nương về. Trò chuyện với chúng tôi, anh Di cho hay: Bản Piêng Lâu có 88 hộ dân, 100% là người Thái. Trong đó có 65 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo, có 7 hộ thoát nghèo vì là cán bộ xã, bản. Ở đây năm nào cũng có tới mấy chục hộ nhận gạo cứu đói của Chính phủ. Con em hầu hết chỉ học tới lớp 9 là nghỉ đi làm công nhân hay làm nương phụ giúp bố mẹ. Nhưng đói nghèo không phải là điều anh Di và bà con của bản sợ nhất.
Chồng bị nghiện nên chị Khà Thị Bạ ở bản Piêng Lâu trở thành lao động chính trong gia đình. L.S Ảnh nhỏ: Bản cam kết không hút thuốc phiện của các hộ có người nghiện. Ảnh: L.S
“Trước đây, ở bản chẳng có người nào nghiện ma tuý. Giờ thì 5 người nghiện ma tuý ghi trong danh sách của xã đều thuộc bản của tôi. Mới đầu, ma tuý do anh Lường Văn Phăn theo vợ chuyển từ bản khác về năm 1996. Biết chuyện Phăn nghiện ma tuý, cả bản không cho về đây sinh sống đâu, sau được bố vợ là người uy tín trong bản đứng ra bảo lãnh, Phăn mới được ở lại. Hỏi thì Phăn cũng bảo chỉ hút chơi chứ không phải nghiện. Hút chơi thế mà cũng có thêm 4 thanh niên khác trong bản bị rủ rê nghiện theo. 2 năm trước Phăn vào tù vì tội tàng trữ và sử dụng ma tuý. Ra tù, Phăn lại tiếp tục “ngựa quen đường cũ”, cán bộ xã và trưởng bản đến nhà vận động cai nghiện, Phăn cũng trốn mất” – anh Di cho hay.
Do thói quen trồng và sử dụng thuốc phiện từ hàng trăm năm trước nên trong nhiều bản làng của huyện Kỳ Sơn, vẫn còn rất nhiều người nghiện. Theo thống kê của Phòng LĐTBXH huyện, tính đến tháng 6.2016, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 679 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì số người nghiện trên thực tế lớn hơn nhiều.
Đến nhà Lường Văn Phăn, không biết anh ta đã đi đâu từ sớm, chỉ có vợ là Lường Thị Són ở nhà. Ngôi nhà chẳng có gì giá trị ngoài quần áo, nồi niêu, chăn màn… Hỏi chồng chị có bị nghiện không, nghiện bao lâu rồi, một tuần hút mấy lần, chị Són chỉ lắc đầu bảo không biết.
“Không biết chồng làm gì đâu. Nhưng nuôi được con lợn, con gà lớn lớn tí là bị chồng mang đi bán. Cả nhà 5 mẹ con chỉ ăn cơm trắng với măng muối quanh năm suốt tháng thôi. Nhiều khi còn chả có gạo mà ăn. Đứa đầu mới học hết lớp 9 cũng phải nghỉ học, đi làm công nhân kiếm tiền nuôi cả gia đình” – chị Són giãi bày.
Video đang HOT
Bập vào ma tuý, cùng chung cảnh nghèo như anh Phăn chị Són là gia đình vợ chồng Lương Văn Thắng. Thắng (SN 1984) đang tuổi lao động, vốn khoẻ mạnh thế mà nay vật vờ như một cái bóng. Vợ Thắng, chị Khà Thị Bạ (SN 1988) trở thành lao động chính trong nhà, gánh vác việc lớn việc nhỏ và nuôi 2 đứa con nhỏ.
Hỏi về chồng, chị Bạ không giấu được sự tủi thân: “Cả ngày không biết anh Thắng lang thang ở đâu, tối mới mò về nhà. Em bảo đi cai bao nhiêu lần, 2 vợ chồng nhiều lần cãi nhau nảy lửa. Nhưng anh ấy cứ chối không nhận là mình bị nghiện. Đến bây giờ, vẫn cứ như thế thôi. Anh ấy làm khổ mẹ con em lắm”.
Nghiện là mất chế độ hộ nghèo
Để hạn chế sự lây lan của “con ma ăn người”, bản Piêng Lâu đã đề ra quy ước, những hộ nào có người nghiện ma tuý sẽ đưa ra khỏi diện nghèo, cắt các khoản hỗ trợ của Nhà nước.
Theo trưởng bản Lừ Văn Di, bản đã cùng nhau thống nhất trong hương ước năm 2010 như vậy. Bản đã thống nhất nên tất cả các hộ gia đình đều ký vào bản cam kết. Các hộ có người nghiện cũng phải ký, nhưng chủ yếu là vợ ký, chứ chồng nghiện chẳng bao giờ dám ló mặt đi họp bản. Hộ nào nghiện tức là vi phạm quy ước, chiếu theo sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
“Cực chẳng đã mới phải làm như thế, hộ khác họ mới thấy được nghiện ngập khổ như thế nào. Người nào muốn chết thì cứ đi theo, ma tuý là con ma ăn người chứ chẳng chơi. Gia đình, con cái cũng bị vạ lây theo. Chẳng biết bao giờ mới thoát nghèo được” – anh Di cho hay.
Vì chính sách như thế nên cuộc sống các hộ có người nghiện trong bản càng thêm chật vật. Gia đình Lương Văn Xiềng thuộc hộ nghèo, nhưng vì nghiện nên cả bản biểu quyết cắt xuống thành hộ cận nghèo. Tất cả các hỗ trợ như dầu, muối, gạo cứu đói, hỗ trợ sản xuất đều bị cắt. Không có tiền đóng học, đứa con trai đầu của Xiềng bỏ học ngang lớp 9, vào Bình Dương làm công nhân. Đứa em sau đó cũng bỏ học rồi sang Lào làm thuê. Chị Lương Thị Si (SN 1978) – vợ Xiềng vừa làm nương vừa tranh thủ dệt thổ cẩm để bán kiếm thêm tiền. Si bảo, cũng không biết chồng nghiện từ bao giờ.
“Bản đã quyết định như thế, mình cũng phải tuân theo thôi. Nhưng đã nghèo thế rồi, còn cắt hỗ trợ nữa nên gia đình càng vất vả. Chồng chẳng bao giờ thừa nhận là bị nghiện. Mình cũng chưa thấy chồng hút thuốc phiện ở nhà bao giờ, nên cũng chẳng thế nào khuyên nhủ được. Chỉ biết cố làm thêm cái này, cái nọ để nuôi con thôi” – chị Si bộc bạch.
Theo ông Vi Văn Khuôn – Chủ tịch UBND xã Na Loi, thống kê của lực lượng công an và biên phòng thì trên địa bàn xã chỉ có 5 người nghiện, tập trung ở bản Piêng Lâu.
“Ở đây họ không gọi là nghiện, hỏi họ cũng chỉ bảo là hút chơi thôi. Chỉ nắm được đối tượng nghiện lâu năm bên công an cung cấp thôi, còn các đối tượng hút chơi thì chịu. Việc cho các hộ có người nghiện ra khỏi diện hộ nghèo là ý kiến các bản tự đưa ra, tự làm quy ước thống nhất đưa lên xã xác nhận. Xã có 6 bản thì cả 6 đều làm quy ước như vậy. Chính quyền xã và trưởng bản cũng nhiều lần vận động quyết liệt các đối tượng nghiện đi cai nhưng tới nay vẫn chưa có đối tượng nào thoát nghiện” – ông Khuôn nói.
Theo Danviet
Tài xế xe khách mang "hàng nóng" truy sát nhau náo loạn quốc lộ 7
Mâu thuẫn với nhau trên đường, sau khi xảy ra xô xát tài xế 2 xe khách chạy tuyến Vinh - Kỳ Sơn đã mang dao, kiếm truy sát nhau náo loạn QL 7, khiến hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung ra xem.
Tin tức an ninh hình sự, khoảng 8h ngày 7/6, tại ngã tư giao cắt giữ QL 7 và đường liên xã thuộc địa phận xóm 2, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) xảy ra vụ việc, tài xế 2 xe khách cùng chạy tuyến TP Vinh - Kỳ Sơn sau khi va chạm đã mang dao, kiếm truy sát nhau.
Theo một số người dân chứng kiến cho biết, vào khoảng thời gian trên họ thấy xe khách Thành Long, mang BKS: 37B - 018.09, do tài xế Nguyễn Mạnh Lân (trú tại xóm 1, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương) điều khiến và xe khách Hà Anh, mang BKS: 37B- 009.71, do tài xế Thái Đình Sơn (trú tại phường Đội Cung, TP Vinh) điều khiến chạy theo hướng TP Vinh - Đô Lương va chạm và rượt đuổi nhau.
Rất nhiều hành khách và người dân địa phương tụ tập tại trụ sở UBND xã Lưu Sơn theo dõi vụ việc.
Khi đến ngã tư giao cắt giữ QL 7 và đường liên xã, tài xế xe khách Thành Long đã dùng mũ cối, gậy cao su đánh tài xế xe Hà Anh gục xuống đường.
Một lúc sau, tài xế xe khách Hà Anh đã chạy vào nhà dân lấy dao quay lại chém vào người đối thủ để trả thù.
Hậu quả, lái xe Nguyễn Mạnh Lân nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, tài xế Thái Đình Sơn bị xây xát nhiều bộ phận trên cơ thể, hàng chục hành khách đi trên 2 chiếc xe trên phải ngồi chờ bên đường hoặc bắt xe khác về nhà.
Anh Nguyễn Mạnh Lân (lái xe khách Thành Long) đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đô Lương trong tình trạng đa chấn thương phần mềm.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Chu Lực, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Đô Lương cho biết: Bệnh nhân Nguyễn Mạnh Lân nhập viện lúc 8h 30 sáng cùng ngày, trong tình trạng đa chấn thương phần mềm, phải khâu 2 mũi tại gối trái.
Sự việc xảy ra vào giờ cao điểm, tại khu vực đông dân cư khiến một số người đi đường và người dân địa phương kéo nhau ra xem khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ.
Sau khi sự việc xảy ra, người dân địa phương kịp thời đưa nạn nhân đị viện cấp cứu và báo cho các cơ quan chức năng.
Hai xe khách Hà Anh và Thành Long đang bị tạm giữ tại Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) để phục vụ điều tra.
Được biết, cả 2 xe khách này đều chạy tuyến TP Vinh - Kỳ Sơn, trong đó xe khách Hà Anh xuất bến tai Vinh lúc 5h 30, còn xe Thành Long xuất bến lúc 6h sáng cùng ngày.
Nhận được tin báo, Công an xã Lưu Sơn kịp thời có mặt phối hợp với Công an huyện Đô Lương phân luồng giao thông và điều tra nguyên nhân vụ việc.
Hiện, nguyên nhân vụ việc đang được Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) tiếp tục điều tra làm rõ.
Xuân Chinh
Theo_Người Đưa Tin
Bị truy nã, "lặn một hơi" 19 năm sang Lào vẫn bị tóm Buôn bán ma túy bị công an truy nã, Lương Phò An và Lương Bún Thi đã bỏ trốn sang Lào 19 năm nhưng, vẫn bị cảnh sát Nghệ An phối hợp với cảnh sát Lào tóm gọn. Hai đối tượng Lương Phò An và Lương Bún Thi tại cơ quan công an Tin từ Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52,...