Kỳ Sơn công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 5 xã
Trong ngày 24/7, UBND huyện Kỳ Sơn đã ra quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn 5 xã: Đoọc Mạy, Bảo Thắng, Nậm Cắn, Tây Sơn và Mỹ Lý.
Tiêu hủy lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thị trấn Mường Xén. Ảnh: Xuân Hoàng
Dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện Kỳ Sơn từ ngày 22/5. Sau 2 tháng, dịch đã lây lan ra 64 thôn, bản của 17 xã. Tổng số lợn nhiễm dịch đã tiêu hủy 1.710 con, tổng trọng lượng trên 53 tấn.
Để kịp thời phòng chống khống chế dịch, UBND huyện Kỳ Sơn đã trích ngân sách dự phòng hơn 439 triệu đồng để mua vôi bột, hóa chất, đồ bảo hộ…
Video đang HOT
Điểm trực chốt kiểm dịch tại xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Nguyễn Công Hiếu – Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Kỳ Sơn cho biết, trong ngày 24/7, UBND huyện đã ra 5 quyết định công bố hết dịch tại 5 xã: Đoọc Mạy, Bảo Thắng, Nậm Cắn, Tây Sơn và Mỹ Lý.
Như vậy, đến nay, trên địa bàn Kỳ Sơn còn 12 xã đang có dịch tả lợn châu Phi: Mường Típ, Hữu Kiệm, Chiêu Lưu, Tà Cạ, Bảo Thắng, Keng Đu, thị trấn Mường Xén, Mường Ải, Na Loi, Bắc Lý, Bảo Nam và Phà Đánh.
Xuân Hoàng
Theo Baonghean
Nghệ An: 3 huyện công bố hết dịch tả lợn châu Phi
Tân Kỳ là huyện thứ 3 của Nghệ An hết dịch tả lợn châu Phi, sau huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương. Các hoạt động mua bán, giết mổ, sử dụng thịt lợn được trở lại bình thường tại 3 huyện này.
Sau 30 ngày xảy ra điểm dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại xóm 1, xã Nghĩa Đồng, đến nay không phát sinh thêm ổ dịch mới, căn cứ vào các quy định, ngày 9.5, UBND huyện Tân Kỳ ra Quyết định số 1450 công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại xã Nghĩa Đồng và các xã vùng uy hiếp gồm: Tân Phú, Nghĩa Thái, Nghĩa Hợp, Nghĩa Bình...
Được biết trước đó, ngày 26.3.2019 xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại nhà ông Nguyễn Văn Dũng ở xóm 1, xã Nghĩa Đồng.
Tình hình mua bán thịt lợn trở lại bình thường. Ảnh IT
Sau đó, ngày 08.4.2019, trên địa bàn xóm 1, xã Nghĩa Đồng xuất hiện điểm dịch thứ 2 tại hộ ông Nguyễn Thành Vinh.
Với việc huyện Tân Kỳ công bố hết dịch, tính đến thời điểm này, Tân Kỳ là huyện thứ 3 của Nghệ An hết dịch tả lợn Châu Phi, sau 2 huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương. Trước mắt, các hoạt động mua bán, giết mổ, sử dụng thịt lợn được trở lại bình thường tại các địa phương này.
Trao đổi với Dân Việt, ông Ông Nguyễn Công Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Tân Kỳ cho hay: "Mặc dù trên địa bàn huyện đã công bố hết dịch nhưng dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nên dịch vẫn có thể xuất hiện dịch trở lại trên địa bàn huyện. Do vậy, huyện khuyến cáo xã trên địa bàn cần chủ động các phương án phòng dịch, tuyên truyền các hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, rắc vôi bột theo định kỳ. Đặc biệt việc mua bán các sản phẩm được chế biến từ lợn cần phải được kiểm dịch rõ ràng, tránh tình trạng mậm bệnh tiếp tục lây lan.".
Các hoạt động ngăn ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng đang được tiến hành quyết liệt tại Nghệ An.
Cũng liên quan đến bệnh dịch tả lợn Châu Phi, huyện Diễn Châu là địa phương đang ngày càng xuất hiện nhiều ở dịch tả lợn. Theo đó, ngày 08.5 Cơ quan Thú y vùng III đã có kết quả mẫu xét nghiệm bệnh phẩm lợn ốm tại gia đình ông Nguyễn Văn Sửu ở xóm 15, xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu (Nghệ An) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.
Như vậy, từ đầu tháng 5.2019 đến nay trên địa bàn huyện Diễn Châu xảy ra 4 ổ dịch tả lợn Châu Phi ở 4 xã: Diễn Vạn, Diễn Kim, Diễn Thái và Diễn Trường. Hiện nay trên địa bàn xã Diễn Mỹ đang có lợn bị ốm, Trạm Chăn nuôi & Thú y huyện Diễn Châu đang tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm.
Theo Danviet
Nuôi con không chân, giá 700.000 đồng/kg thịt, lãi đậm so với lợn gà Trái với vẻ ngoài yên bình của làng quê nông thôn, ít ai biết, ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đang phát triển mô hình nuôi rắn hổ mang lấy thịt, lấy trứng và cung cấp giống, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ. Nơi đây, người ta vẫn gọi công việc đặc biệt này là nghề nuôi "con không chân"....