Ký sinh trùng từ ốc tấn công não người
Việc dùng ốc sên chưa qua nấu chín khiến nhiều người rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong bởi trong ốc sên có loài ký sinh trùng tấn công não người.
Sau mấy ngày điều trị, sáng 14.7 bệnh nhi L.H.Đ ra viện, nhưng chiều cùng ngày em phát sốt trở lại nên quay lại BV để điều trị tiếp – Ảnh: L.Ngọc
Gây liệt, tử vong
Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP.HCM hiện đang điều trị cho bệnh nhi L.H.Đ (9 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) bị viêm màng não do ký sinh trùng ngụ trong ốc sên tấn công. Bệnh nhi này vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nôn ói, đau đầu dữ dội…
Trước đó, Đ. bắt ốc sên (có người còn gọi là ốc ma) bò gần nhà nướng ăn, sau đó xuất hiện triệu chứng bệnh nói trên. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi này nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis – một loại ký sinh trùng ngụ trong ốc sên.
BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết năm nào cũng gặp một số ca bệnh nguy kịch sau ăn ốc sên. Các bác sĩ Khoa Nhiễm Việt – Anh của BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM không thể nào quên trường hợp tử vong do ký sinh trùng trong ốc sên tấn công não. Đó là trường hợp nữ bệnh nhân T.T.N (47 tuổi, ngụ H.Châu Đốc, tỉnh An Giang) tử vong sau 10 ngày nhập viện. Bà T.T.N mắc bệnh đau dạ dày, nghe người quen chỉ cách ăn ốc sên để trị bệnh này. Sau mấy ngày ăn ốc sên, bệnh nhân này bị đau đầu dữ dội, từ từ rơi vào hôn mê và mất cả tri giác. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà bị nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.
Ngoài ra, BV Bệnh nhiệt đới còn tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện sau khi nhậu với mồi là ốc sên, trong đó có hai trường hợp bệnh nhân ở tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng bị liệt rất nặng.
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, TP.HCM, cũng cho biết bình quân mỗi năm nơi đây tiếp nhận vài chục bệnh nhi bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.
Ký sinh trùng tấn công não
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết có trường hợp trẻ bị viêm màng não do nướng ốc sên ăn, cũng có trường hợp chỉ cầm ốc sên chơi và bị nhiễm ký sinh trùng từ ốc này. “Ốc sên thường bò dưới đất và nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng này vào con vật thì không sao nhưng khi vào cơ thể người chúng sẽ lên não, tấn công làm tổn thương não. Triệu chứng thường gặp là đau nhức đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê. Một số trường hợp sau đợt điều trị để lại di chứng thần kinh, ký sinh trùng có thể gây ra vết sẹo trên não, gây gánh nặng điều trị”, bác sĩ Khanh nói.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó khoa Nhiễm Việt – Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết thông thường bệnh nhân viêm màng não (do tăng bạch cầu ái toan) nhập viện với 2 nguyên nhân chủ yếu là ăn ốc sên để chữa bệnh và dùng ốc sên làm thực phẩm (thường là làm mồi nhậu).
Nói về tác dụng chữa bệnh của ốc sên, bác sĩ Phú cho rằng: “Theo tôi được biết, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ có khả năng điều trị bệnh của ốc sên. Ở Nhật đã có dùng ốc sên nhưng người ta chỉ lấy chất nhờn để điều trị da mặt. Điều đặc biệt là loài ốc sên này được nuôi và chăm sóc rất vệ sinh không giống như loài ốc sên ở nước ta có thể bắt ở bất cứ đâu”.
Còn theo lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y VN) “Trong y học cổ truyền, ốc sên được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, cần phải qua chế biến đúng cách, nấu chín”.
Hướng dẫn khách hàng… ăn tái ốc sên !? Hiện nay, việc bán ốc sên trên các trang mạng khá phổ biến. Người bán thường giới thiệu về công dụng chữa bệnh của ốc sên, nhưng điều đáng nói là người bán hướng dẫn khách hàng cách dùng bằng ăn tái! Chúng tôi thử liên lạc với một người bán qua số điện thoại 091634… thì được hướng dẫn đập ốc sên ra rồi nướng hoặc ăn tái sẽ rất hiệu quả?! Liên lạc với một người bán khác qua số điện thoại 096471… thì được người này cho biết ốc sên chữa bệnh khớp, giao hàng tận nơi, với giá từ 50.000 – 150.000 đồng/kg (tùy loại).
Theo TNO
Nhiều người bệnh chưa biết giá viện phí được điều chỉnh
Các bệnh viện công lập ở TP.HCM bắt đầu triển khai điều chỉnh giá viện phí từ ngày 1.6 tuy nhiên, vẫn còn nhiều người bệnh chưa nắm thông tin này.
Bệnh viện Nhi đồng 2 dán bảng thông báo điều chỉnh giá viện phí - ảnh chụp chiều nay 3.6 - Ảnh: L.Ngọc
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, hầu hết các bệnh viện đã dán thông báo áp dụng giá viện phí mới.
Tuy nhiên, tiếp xúc với chúng tôi (trong ngày đầu triển khai hôm 1.6 và hôm nay 3.6) tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 2, vẫn còn nhiều người đến bệnh viện chưa biết về thông tin điều chỉnh giá viện phí.
Bà Đinh Thị Liễu - Trưởng phòng Tài chính kế toán của Sở Y tế TP.HCM, cho biết thành phố không áp giá viện phí bằng 100% mức giá tối đa của Thông tư liên tịch 04 (của Bộ Y tế - Bộ Tài chính) ngay, mà điều chỉnh dần làm 3 lộ trình.
Năm nay bệnh viện của thành phố chỉ thu 75% và 65% so với mức giá tối đa của Thông tư 04 (tùy theo loại dịch vụ, kỹ thuật). Đến năm 2016 mới thu bằng 100% với mức tối đa Thông tư 04.
Ở lần điều chỉnh giá viện phí năm nay của thành phố sẽ có dịch vụ, kỹ thuật khám, chữa bệnh tăng giá, có dịch vụ giảm giá (so với giá trước đó), nhưng số tăng giá chiếm phần lớn.
Cụ thể, những loại dịch vụ kỹ thuật tăng giá như, tiền công khám bệnh: giá cũ 3.000 đồng, giá mới 15.000 đồng (bệnh viện hạng 1); giá cũ 3.000 đồng, giá mới 11.000 đồng (bệnh viện hạng 2); giá cũ 2.000 đồng, giá mới 7.000 đồng (bệnh viện hạng 3); giá cũ 500 đồng, giá mới 3.000 đồng (trạm y tế).
Còn tiền giường nằm viện: giá cũ 10.000 đồng/ngày, giá mới 60.000 đồng (bệnh viện hạng 1); giá cũ 8.000 đồng, giá mới 48.000 đồng (bệnh viện hạng 2); giá cũ 5.000 đồng, giá mới 30.000 đồng/ngày (bệnh viện hạng 3)...
Mức tăng cao nhất là các phẫu thuật đặc biệt (các cuộc mổ lớn như mổ tim bẩm sinh, cắt u màng não...) - tăng từ 2,5 triệu đồng lên 3,25 triệu đồng.
Và cũng có hơn 30 dịch vụ, kỹ thuật có giá tối đa thấp hơn hoặc bằng mức giá cũ khi điều chỉnh, như: chụp CT scanner giá cũ 700.000 đồng/lần, giá mới còn 500.000 đồng; cắt amidal giá cũ 1 triệu đồng, giá mới còn 660.000 đồng; siêu âm giá cũ 80.000 đồng, giá mới 35.000 đồng; đặt nội khí quản giá cũ 700.000 đồng, giá mới 415.000 đồng; chạy thận nhân tạo giá cũ 400.000 đồng, giá mới 345.000 đồng; chụp động mạch vành giá cũ 4 triệu đồng, giá mới 3,825 triệu đồng...
Theo bà Liễu, trong tổng chi phí khám chữa bệnh, chiếm 60% là thuốc và vật tư; 40% còn lại là chi phí cho các dịch vụ, kỹ thuật.
Như vậy, việc điều chỉnh giá lần này là điều chỉnh liên quan đến 40% chi phí các dịch vụ, kỹ thuật; còn thuốc và vật tư được tính theo giá bệnh viện mua vào.
Hiện TP.HCM có 67% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Việc điều chỉnh một phần giá viện phí tác động không nhiều đến người tham gia bảo hiểm y tế - vì họ đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh.
Số 33% người dân còn lại của thành phố chưa tham gia bảo hiểm y tế sẽ bị tác động nhiều hơn khi giá viện phí điều chỉnh.
Theo TNO
Giấy gì cũng bắt 'chứng thực'! Trong khi Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác sao y, chứng thực, nhằm giảm phiền hà cho người dân và giảm tải cho chính cơ quan công quyền thì cán bộ thừa hành công vụ ở nhiều nơi vẫn bắt dân phải "chứng thực" mọi giấy tờ mới giải quyết thủ tục hành chính. Lẽ ra, người dân không mất thời...