Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lây lan nhanh khắp Đông Nam Á, chuyên gia cảnh báo chủ động phòng bệnh
Theo các nhà khoa học, các dòng ký sinh trùng sốt rét kháng nhiều loại thuốc khác nhau đang lây lan nhanh chóng khắp Đông Nam Á, khiến tỷ lệ điều trị bệnh sốt rét gặp thất bại ở mức cao kỷ lục.
Báo động ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc lây lan nhanh khắp Đông Nam Á
Theo BBC, trong hai báo cáo đăng tải trên chuyên san The Lancet Infectious Diseases hôm 23.7, các chuyên gia công bố phát hiện mới cho thấy tại nhiều khu vực ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, giờ đây có đến 80% số ký sinh trùng gây bệnh sốt rét phổ biến nhất đã kháng được 2 loại thuốc sốt rét thường được bác sĩ kê đơn.
Trước đó, một hỗn hợp thuốc DHA-PPQ ban đầu chứng tỏ hiệu quả khi điều trị, nhưng các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu kháng thuốc vào năm 2013. Tỷ lệ điều trị DHA -PPQ thất bại đã tăng đến 53% ở miền tây nam Việt Nam và 87% ở khu vực đông bắc Thái Lan. 50% số trường hợp sử dụng một trong những tổ hợp thuốc mới và lâu nay chứng tỏ hiệu quả điều trị cao nhất.
Đây thực sự là tin chấn động khi Bộ Y tế và quản lý nhà nước Việt Nam quyết tâm xóa sổ sốt rét khỏi đất nước vào năm 2030.
Phòng chống sốt rét, tránh lạm dụng kháng sinh trong tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở mức cao nhất
Theo Wikipedia, sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác qua đường muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi.
Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1-3 triệu người tử vong – đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.
Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium.
Video đang HOT
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn.
Sốt rét lây lan qua các nốt muỗi đốt. Theo ước tính của WHO, khoảng 220 triệu người bị nhiễm sốt rét năm 2017 và khoảng 400.000 người đã thiệt mạng vì dịch bệnh. Phần lớn các trường hợp tử vong là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở cận Sahara Châu Phi.
Theo thông báo từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương, sốt rét có thể điều trị thành công bằng thuốc nếu phát hiện sớm nhưng khả năng kháng thuốc chống sốt rét đang gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Do đó đây là nhiệm vụ của toàn khu vực cần chung tay đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này.
Sốt rét có thể điều trị thành công bằng thuốc nếu phát hiện sớm.
Khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn và nôn. Sau khi thuyên giảm từ 2 đến 3 ngày, các biểu hiện trên sẽ tái phát trở lại. Người mắc bệnh sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt rét dễ bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể ác tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
Để phòng chống bệnh sốt rét, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi nếu ở vùng có dịch.
Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi nếu ở vùng có dịch.
- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như dùng vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi….
- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi, phát quang bụi rậm, sắp xếp vật dụng sinh hoạt trong gia đình ngăn nắp.
- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống.
- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng, sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Helino
Làm thế nào "vẽ đường cho hươu" chạy đúng?
Theo GS.TS. Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình, 36% thiếu niên ở nhóm tuổi từ 14 - 17 đã quan hệ tình dục, 70% số ca phá thai không an toàn ở các em tuổi vị thành niên.
Trẻ 13-19 tuổi đã nạo phá thai
Theo GS.TS. Nguyễn Thị Hoài Đức, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới, trong đó 70% là ở tuổi vị thành niên. Ước tính cứ 4 ca thì có 1 ca là phá thai không an toàn, chiếm 13% nguyên nhân tử vong cho người mẹ.
GS. Đức cho hay: Trẻ phá thai đa phần ở độ tuổi rất trẻ, 13-19 tuổi. Không ít cô gái bỏ thai đến lần thứ 3, 4 dù đã được tư vấn về các biện pháp phòng tránh, nguy cơ tai biến sau nạo, hút (dính buồng tử cung, tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh...) nhưng chỉ vài tháng sau vẫn lại khuôn mặt tuổi teen đó lại đến nhờ các bác sĩ giải quyết hậu quả.
Theo thống kê, có 8,4% phụ nữ ở độ tuổi từ 15-24 cho biết đã ít nhất một lần nạo phá thai. Tiếp tục dẫn thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương về tỷ lệ nạo phá thai mới thấy số trẻ "dại dột" gia tăng đáng kể.
Tại Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình, BV Phụ sản Trung ương ngày nào cũng phải tiếp nhận vài trường hợp các em gái tuổi vị thành niên tới xin "giải quyết". Đáng báo động hơn, nhiều em ở độ tuổi 13 - 18 khi đến bác sĩ khám thì đã có thai lớn trên 12 tuần tuổi khiến việc xử lý gặp nguy hiểm cho tính mạng.
GS. Đức chia sẻ: "Có những cháu đang là học sinh, khi phát hiện mang thai đã tự mua thuốc kích thích chuyển dạ theo hướng dẫn trên mạng để phá. Thấy máu chảy lại cứ nghĩ đó là thai đang ra nhưng thực tế bị băng huyết ồ ạt". Hay có những nữ sinh đã khóc thét khi chứng kiến cảnh hài nhi 19-20 tuần tuổi vẫn còn cựa quậy một lúc rồi mới nằm im sau khi được kích thích đẻ non.
Tư vấn sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
Cần "vẽ đường cho hươu chạy đúng"
GS. Đức nhận định: "Hầu hết người lớn vẫn còn suy nghĩ lệch lạc bởi họ cho rằng, dạy con về tình dục là vẽ đường cho hươu chạy. Vì thế, thà vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn để trẻ mang thai, phá thai không an toàn để lại hậu quả đáng tiếc".
Trong quá trình làm nghề, Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình cũng gặp không ít trường hợp trẻ 13 tuổi được bác sĩ thông báo có thai nhưng cha mẹ nhất quyết phủ nhận, thậm chí còn mắng chửi lại bác sĩ. Họ cho rằng, con của họ rất ngoan, không có chuyện mang thai, bác sĩ bảo con họ có thai là bịa đặt.
Từ câu chuyện này, GS. Đức cho rằng, cha mẹ, giáo viên không dạy con trẻ về tình dục là một sai lầm có hệ thống. Bà lý giải, hiện nay gia đình vẫn giáo dục theo kiểu ngăn cấm, trong khi hình ảnh, thông tin nhạy cảm về tình dục nở rộ trên các kênh thông tin, đặc biệt là internet, kích thích sự tò mò và ham muốn của bạn trẻ.
Do sợ bị lộ, bị dèm pha, các em dấm dúi yêu đương, không chủ động trong chuyện phòng tránh thai. Nam không có bao cao su trong túi, nữ cũng không dám uống thuốc tránh thai... Vì thế, các em cứ lặp lại sai lầm "yêu đương hồn nhiên, phá thai dại dột".
Theo một thầy giáo trường THPT chia sẻ: Cái khó của giáo viên khi dạy về giới tính. Bản thân giáo viên rất ngại chia sẻ về vấn đề giới tính cho học sinh cũng xấu hổ. "Ở trường tôi, có giáo viên dạy giới tính chưa có chồng thì làm sao dạy trẻ chi tiết về tình dục. Khi trình chiếu bộ phận sinh dục nam hay nữ, giáo viên cũng thấy ái ngại", thầy Hải cho hay.
Từ cái khó của giáo viên, theo thầy giáo, nên có nhiều hoạt động đào tạo tập huấn cho giáo viên về sức khỏe sinh sản để họ dạy cho học sinh biết thế nào là tình dục an toàn. Ngoài ra, thầy Hải cũng mong muốn các trung tâm sức khỏe sinh sản và gia đình thường xuyên phối hợp với nhà trường để tư vấn cho các em.
Theo SKĐS/congly
Khám phá lợi ích và công dụng tuyệt vời của quả chôm chôm Chôm chôm là trái cây có vỏ đỏ, gai mềm sở hữu hương vị thơm ngon giống vải thiều. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, chất xơ nên rất tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của chúng ta. Chôm chôm (Nephelium lappaceum) là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á và một...