Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang lan rộng
TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trên thế giới hiện 109 nước có lưu hành sốt rét. Số trường hợp mắc và tử vong do sốt rét ngày càng giảm. Tuy nhiên, tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang tăng lên và có xu hướng lan rộng và đã ghi nhận tại một số quốc gia khu vực tiểu vùng sông Mê Kông: Căm pu chia, Thái Lan, Myanmar.
Việt Nam là một những quốc gia có chương trình phòng chống bệnh sốt rét thành công và đạt nhiều thành tựu từ năm 1991 đến nay.
Tuy nhiên bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm do muỗi truyền lưu hành thường xuyên ở nước ta, hàng năm tỷ lệ mắc sốt rét vẫn ở mức trung bình hàng năm 48.000 trường hợp mắc bệnh. Nguy cơ gia tăng sốt rét kháng thuốc và sốt rét quay trở lại ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn cao và cũng có thể quay lại ở các vùng miền nhiều năm không có sốt rét.
Thực hiện nhiệm vụ phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng, Côn trùng hiện hệ thống y tế dự phòng có mạng lưới phòng chống sốt rét từ trung ương (Viện Sốt rét- Ký sinh trùng – Côn trùng TW ở phía Bắc, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn ở Miền Trung và Viện Sốt rét- Ký sinh trùng – Côn trùng Tp. Hồ Chí Minh ở miền nam) đến địa phương có 26 trung tâm phòng chống sốt rét -KST-CT tỉnh/TP thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo Quyết định số 37/2006/QĐ-BYT ngày 07/12/2006 của Bộ Y tế, đồng thời là cơ quan tham mưu giúp UBND các cấp triển khai tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011-2020 và định hướng 2030.
Video đang HOT
Ông Trương Đình Bắc Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đánh giá việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm phòng chống Sốt rét- Ký sinh trùng – Côn trùng những khó khăn và tồn tại trong quá trình thực hiện và đưa ra kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, đặc biệt các bệnh do ký sinh trùng, côn trùng gây ra trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia về phòng chống bệnh sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng phải tăng cường quan tâm và không lơ là truyền thông, giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống bệnh do ký sinh trùng, ngoại ký sinh và các côn trùng gây ra như bệnh giun sán, bệnh do ve, mò đốt, gần đây xuất hiện bọ xít hút máu người; không chủ quan thỏa mãn với kết quả khống chế bệnh sốt rét hiện nay, phải liên tục duy trì các hoạt động phòng chống bệnh sốt rét không để bệnh có cơ hội bùng phát.
Theo Vnmedia
Sắp có vắc xin chống bệnh sốt rét
Việc phát hiện ra protein PfSEA-1 của các nhà khoa học Mỹ sẽ giúp mở ra triển vọng lớn trong công tác nghiên cứu và phát triển vắcxin phòng ngừa sự nhân bản của các ký sinh trùng sốt rét, căn bệnh gây hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới.
Các nhà khoa họcMỹ đã phát hiện ra một loại protein tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các kháng thể ức chế sự nhân lên của các ký sinh trùng sốt rét, theo công trình nghiên cứu vừa được công bố ngày 22 tháng 5 trên tạp chí Science (Mỹ). Phản ứng miễn dịch này có thể phát triển thành một loại vắc xin để chống lại các chủng ký sinh trùng nguy hiểm nhất của sốt rét, căn bệnh này là nguyên nhân của hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu là thanh niên, trẻ em ở châu Phi ở phía nam sa mạc Sahara.
Protein này (hay gọi là "kháng thể"), được gọi tên là PfSEA-1, làm giảm tỉ lệ ký sinh trùng trong nhiều trẻ em và người lớn bị nhiễm bệnh trong khu vực châu Phi, nơi luôn có dịch sốt rét. Những con chuột được cấy loại protein này trong vắc xin thử nghiệm cũng cho thấy mức độ ký sinh trùng trong máu của chúng giảm hẳn.
Việc phát hiện ra loại protein này có thể được xem như một đóng góp hết sức quan trọng đối với nhóm ức chế các phân tử đang được sử dụng trong vắc-xin thử nghiệm chống lại bệnh sốt rét, các nhà nghiên cứu từ Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia NIAID (Mỹ). Kháng thể này trước hết phong tỏa ký sinh trùng gây bệnh (được truyền qua muỗi cái) rồi sau đó xâm nhậpvào sâu trong các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa các ký sinh trùng này sinh sôi nảy nở thêm. Những người sống ở những vùng ủ bệnh sốt rét phát triển tự nhiên miễn dịch bảo vệ có thể hạn chế lượng ký sinh trùng trong máu. Điều này hạn chế nguy cơ sốt cao hoặc có các triệu chứng nặng hơn.
Kháng thể PfSEA-1
Để phục vụ cho những nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã lấy mẫu máu của trẻ em Tanzania hai tuổi (lứa tuổi có thể kháng hoặc có thể rất dễ bị sốt rét). Sau khi tiến hành các phân tích di truyền và một loạt các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, họ đã có thể xác định các protein PfSEA-1 ngăn các ký sinh trùng sốt rét lây nhiễm sau khi chúng đã xâm nhập vào các tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học đã cấy kháng thể mới này vào 5 nhóm chuột thí nghiệm và thấy rằng trong chúng, lượng ký sinh trùng sốt rét có tỉ lệ thấp nhất so với những con bị bệnh. Vì vậy, chúng sống sót lâu hơn so với những con không được cấy kháng thể.
Ngoài ra, các tác giả của những cuộc nghiên cứu này đã đo lượng kháng thể trong các mẫu huyết tương của 453 trẻ em người Tanzania. Họ nhận thấy không có trường hợp sốt rét nặng trong thời gian trong thời gian đó máu của chúng còn tồn tại lượng các kháng thể PfSEA-1. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu huyết tương của 138 bé trai và đàn ông tuổi từ 12 đến 35 sống ở những vùng dịch sốt rét ở Kenya, và thấy rằng những người còn tồn tại kháng thể này trên người có lượng ký sinh trùng thấp hơn 50% so với những người không có loại kháng thể này.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ký sinh trùng sốt rét gây nên. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Các triệu chứng có thể bao gồm từ đau nhức và sốt tới những trục trặc trong hệ tuần hoàn, hôn mê và tử vong. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người có 4 chủng loại là Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium malariae và Plasmodium ovale. Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax là2 loại phổ biến nhất. Ký sinh trùng Plasmodium falciparumđược coi là nguy hiểm nhất và gây nhiều ca tử vong nhất.
Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị mắc bệnh sốt rét. Trong năm 2010, có khoảng 216 triệu ca bị mắc, trong đó có 660.000 ca tử vong được ghi nhận, đặc biệt là ở trẻ em ở vùng nam sa mạc Sahara của châu Phi. Trong những năm gần đây, cũng đã có một số người mắc Plasmodium knowlesi, một bệnh sốt rét của khỉ sống ở một số vùng rừng thuộc Đông Nam Á.
Vnmedia
Khám phá bí ẩn kháng sốt rét của trẻ em Tanzania Hàng trăm ngàn người có thể sẽ tránh được cái chết do bệnh sốt rét nhờ một loại vắc xin mới mà các nhà khoa học đang phát triển. Ảnh minh họa: Corbis Vắc xin này được tạo bởi cách nghiên cứu hồng cầu ở các trẻ em Tanzania vì nó có thể kháng được ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Hiện...