Ký sinh trùng gây sốt rét có khả năng kháng thuốc đang phát tán khắp Đông Nam Á
Các loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét có khả năng kháng thuốc đang phát tán khắp Đông Nam Á dẫn đến tỷ lệ nhờn thuốc cao “ở mức báo động” đối với những loại thuốc chống sốt rét phổ biến hiện nay.
Thái Lan, Việt Nam và Campuchia có 80% các loại ký sinh trùng sốt rét phổ biến nhất đang kháng thuốc. Ảnh: TTXVN
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cảnh báo này trong hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases ngày 23/7.
Theo các nghiên cứu trên, tại nhiều khu vực ở 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, có tới 80% các loại ký sinh trùng sốt rét phổ biến nhất đang kháng những loại thuốc chống sốt rét được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết các ký sinh trùng P falciparum cũng có khả năng kháng thuốc khi 50% số ca nhiễm loại này kháng một trong những thuốc điều trị sốt rét mới và hiệu nghiệm nhất.
Video đang HOT
Ông Olivo Miotto, chuyên gia Viện Nghiên cứu Wellcome Sanger và Đại học Oxford, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết những phát hiện đáng lo ngại nói trên cho thấy vấn đề kháng thuốc ở P falciparum đã trở nên trầm trọng tại Đông Nam Á kể từ năm 2015. Loại ký sinh trùng kháng thuốc này có thể xâm nhập “lãnh thổ mới” và thu được các đặc tính gien mới.
Ông Miotto cảnh báo “tương lai đáng sợ” khi chủng ký sinh trùng này lan tới châu Phi, nơi đa số các ca sốt rét xảy ra. Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, hiện tượng kháng thuốc chloroquine xuất hiện tại châu Phi đã khiến hàng triệu người tử vong.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do một số loại ký sinh trùng gây ra và chủ yếu lây truyền qua muỗi Anopheles. Người mắc bệnh thường có biểu hiện rét run, sốt và vã mồ hôi. Ký sinh trùng P falciparum gây bệnh cho hơn 200 triệu người và là nguyên nhân gây ra 9 trong số 10 ca tử vong do bệnh sốt rét trên thế giới. Thuốc DHA-PPQ ban đầu đem lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh sốt rét do loại ký sinh trùng này gây ra.
Tuy nhiên, đến năm 2013, các bác sỹ cảnh báo có những dấu hiệu cho thấy hiện tượng nhờn thuốc. Nghiên cứu mới đây nhất nói rằng tỷ lệ điều trị thất bại của DHA-PPQ lên tới 87% ở Đông Bắc Thái Lan, tại các tỉnh Tây Nam Việt Nam là 53%./.
Theo bnews
Cảnh báo ký sinh trùng nguy hiểm trong bể bơi
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một loại ký sinh trùng trong phân người có thể truyền nhiễm qua bể bơi.
Tên đầy đủ của loại ký sinh trùng nguy hiểm này là cryptosporidium. Nó có thể khiến những người trưởng thành khỏe mạnh bị mắc bệnh sốt rét, tiêu chảy mất nước trong vòng 3 tuần. Những ảnh hưởng có thể tồi tệ hơn đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
CDC cảnh báo nguy cơ mắc bệnh do bị ký sinh trùng cryptosporidium tấn công ở các bể bơi công cộng.
Theo một tuyên bố từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, số lượng các vụ dịch liên quan đến cryptosporidium gây ra đã liên tục tăng.
Mặc dù nó gần như không gây tử vong cho người mắc nhưng không thể bỏ qua. Trường hợp tử vong gần nhất đã được báo cáo kể từ năm 2009.
Một thống kê của CDC tại Mỹ cho thấy, các bể bơi được xác định là nguyên nhân của 156 ca bệnh. Nước không được xử lý (như hồ) và nước uống gây ra thêm 22 trường hợp. 86 trường hợp liên quan đến động vật, chủ yếu là gia súc. 57 trường hợp khác có liên quan đến các thiết lập chăm sóc trẻ em. 22 trường hợp là do thực phẩm, hầu hết liên quan đến sữa chưa tiệt trùng hoặc rượu táo.
Số lượng các trường hợp mắc bệnh do ký sinh trùng cryptosporidium gây ra tăng trung bình 12,8% hàng năm giữa năm 2009 và 2017.
Đặc biệt, CDC nhấn mạnh, trong các hồ bơi, ký sinh trùng cryptosporidium có thể xâm nhập vào cơ thể khi một người bơi nuốt nước bị ô nhiễm.
Ký sinh trùng là một vấn đề trong các hồ bơi còn bởi vì một người bơi bị nhiễm bệnh có thể bài tiết ký sinh trùng ở một số bậc độ lớn hơn số lượng cần thiết để gây nhiễm trùng cho nhiều người. Cryptosporidium có khả năng chịu môi trường clo cao và có thể tồn tại trong một bể chứa clo đúng cách trong tối đa 7 ngày.
Trước tình trạng này, đối với các hồ bơi, CDC cảnh báo, bất cứ ai bị tiêu chảy nên tránh bơi cho đến ít nhất 2 tuần sau khi tiêu chảy giảm để tránh lây lan bệnh cho cộng đồng.
Cơ thể của con người là một cỗ máy có cấu trúc vô cùng phức tạp và khi những "cỗ máy" này hỏng thì cũng theo những cách vô cùng phức tạp, lạ lùng mà nhiều khi khoa học cũng chưa thể lý giải...
Theo Wnep/Dantri
Làm thế nào "vẽ đường cho hươu" chạy đúng? Theo GS.TS. Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và Gia đình, 36% thiếu niên ở nhóm tuổi từ 14 - 17 đã quan hệ tình dục, 70% số ca phá thai không an toàn ở các em tuổi vị thành niên. Trẻ 13-19 tuổi đã nạo phá thai Theo GS.TS. Nguyễn Thị Hoài Đức, Việt Nam là...