Kỳ quặc như phát minh ở Nhật Bản
Bên cạnh những phát minh vượt trội có tính ứng dụng cao, Nhật Bản – một trong những quốc gia có nền khoa học – công nghệ phát triển nhất thế giới – còn sáng tạo những sản phẩm không giống ai!
Một người đàn ông Nhật Bản tên Kenji Kawakami đã phát minh ra cơn sốt Chindgu – tạo ra các sản phẩm có thể hoặc không thể hoạt động trong đời sống thực. Đó phải là một sản ph ẩm thực thụ, không phải mô hình dù chẳng mang lại tác dụng nào. Dưới đây là 5 phát minh thú vị thuộc về phong trào kể trên.
Vào thời điểm bạn đang rất cần một bờ vai chia sẻ, một cái ôm an ủi nhưng lại không có ai bên cạnh, đừng lo lắng vì một chiếc “ghế ôm chống cô đơn” sẽ giúp bạn giải tỏa vấn đề trên.
Chiếc ghế được một công ty Nhật Bản thiết kế dành riêng cho những người cao tuổi. Tuy nhiên, những người khác vẫn có thể sử dụng. Nó mang hình dạng của một con búp bê với khuôn mặt thân thiện, và đặc biệt là đôi tay rất dài.
Bạn sẽ nhận được một cái ôm chặt đầy ấm áp khi ngồi lên chiếc ghế. Nhưng cái giá phải trả là khá “chát”, khoảng 46.000 yen (419 USD) cho một “người bạn không biết nói chuyện, chỉ biết ôm”.
Hiện chiếc ghế được trưng bày tại Triển lãm Chăm sóc quốc tế và Phục hồi chức năng (IHCRE) ở Tokyo. Ngoài ra còn có một phiên bản dành cho người sử dụng xe lăn.
Xu hướng điện thoại thông minh hiện nay là màn hình ngày càng được thiết kế to hơn, có khi suýt soát một chiếc máy tính bảng cỡ nhỏ (7-8 inch). Do vậy, người sử dụng gần như không thể thao tác trên điện thoại duy nhất bằng một tay. Hơn thế nữa, dù có dùng cả hai tay thì ngón tay con người cũng không thể với hết lên toàn bộ bề mặt màn hình cảm ứng.
Ngón tay cái kéo dài cho người thích sử dụng điện thoại màn hình lớn. Ảnh: Thanko
Để giúp khắc phục vấn đề này, một công ty Nhật Bản đã sáng chế ra một “ngón tay cái kéo dài” tên gọi Yubi Nobiiru cho các tín đồ thích sử dụng phablet (điện thoại lai máy tính bảng).
Video đang HOT
Được làm từ silicon nguyên chất và dài trung bình 1,5 cm, nó sẽ giúp “kéo dài” ngón tay cái người dùng, cho phép họ thao tác dễ dàng trên các thiết bị di động màn hình lớn chỉ với một tay. Giá mỗi sản phẩm vào khoảng 1.480 yen (13,5 USD).
Hộp các-tông cách âm di động
Những người muốn có một khoảng thời gian yên tĩnh giữa sự hối hả và nhộn nhịp nơi văn phòng làm việc hoặc thậm chí giữa thành phố bận rộn, họ có thể xem xét mua sản phẩm Danbocchi – một hộp cách âm di động làm bằng bìa các-tông cứng.
Với trọng lượng chỉ có 34,4 kg, rộng 80 cm, dài 110 cm và cao 164 cm, thích hợp đặt ở bất kỳ vị trí nào.
Hộp các-tông cách âm di động. Ảnh: VIBE
Cơ chế hoạt động của chiếc hộp tương tự một phòng thu tư nhân, có hệ thống thông gió trên trần (cũng bằng các-tông). Không gian đủ chứa một chiếc bàn nhỏ, một chiếc ghế và một lỗ cho dây điện hoặc cáp mạng.
Hộp Danbocchi đang được bán tại Nhật Bản với giá 59.800 yen (545 USD).
Bàn đỡ lộn ngược
Bạn đang bị đau lưng và không thể ngồi trước bàn làm việc? Hay bạn đang quá mệt mỏi và lười biếng ra khỏi giường để kiểm tra tin nhắn trên Twitter và Facebook? Hãy thử trải nghiệm sản phẩm “bàn đỡ lộn ngược” của công ty Thanko.
Do thiết kế đặc biệt, người sử dụng có thể dùng dây cố định laptop trên bàn để thao tác khi đang nằm trên giường, cực kỳ thuận tiện cho việc xem tin tức và giải trí mà không sợ mỏi lưng.
Ảnh: Thanko
Chiếc bàn được bán kèm với một quạt làm mát, có thể gắn qua cổng USB của máy tính, giá trọn bộ từ 5.980 – 7.980 yen (gần 73 USD).
Hãy làm một con mèo
Những người yêu thích mèo giờ đây có thể hiểu được một phần cảm xúc của loài vật cưng gần gũi với đời sống của họ, bằng cách lắp… một đôi tai mèo trên đầu.
Được gọi là Necomimi (tiếng Nhật neko là mèo và mimi là tai), đôi tai sẽ ngọ nguậy theo cảm xúc của bạn nhờ vào cảm biến đọc sóng não.
Theo công ty Nhật Bản Neurowear, 2 cái tai sẽ dựng lên nếu bạn đang tập trung và cụp lại khi bạn đang thư giãn.
Ảnh: Youtube
Để tạo ra một cặp bài trùng hoàn hảo, Neurowear đã hợp tác cùng tập đoàn Kiluck tạo ra một chiếc Shippo (tiếng Nhật nghĩa là đuôi), có khả năng di chuyển theo tâm trạng của chủ nhân.
Necomimi hiện được bán với giá 69.99 USD, trong khi Shippo vẫn còn là mẫu thử nghiệm.
Theo_Người lao động
Sếp Nhật lo xa, rủ nhau rút tiền bỏ Trung Quốc
Các công ty đa quốc gia Nhật Bản đang tái tập trung đầu tư vào Đông Nam Á. Và ASEAN đang trở nên ngày càng hấp dẫn với Nhật, đặc biệt là so với Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với DW, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á Thái Bình Dương tại công ty phân tích IHS Rajiv Biswas cho rằng: "Các công ty Nhật Bản đang chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc và tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN. Động thái kinh tế này dường như là kết quả của những căng thẳng ngày càng tăng giữa hai cường quốc châu Á."
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm gần 50 phần trăm trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kì năm ngoái. Năm 2013, trong khi tổng mức đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở nước ngoài tăng 16,8% thì đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nhật Bản giảm 23,5%.
Các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc đã giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc vì rủi ro của những khoản đầu tư liên quan đến Trung Quốc ngày càng tăng.
Nhật Bản đã có một sự hiện diện quan trọng ở nhiều nước ASEAN
Bên cạnh đó, các DN đang phải đối mặt chi phí lao động tại các tỉnh ven biển Trung Quốc tăng ngày càng cao. Điều này góp phần vào sự thay đổi chiến lược của các công ty Nhật Bản, hướng tới các thị trường có chi phí sản xuất thấp ở Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Indonesia và Philippines cũng như các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Brazil và Mexico.
Việc các công ty Nhật chuyển hướng đầu tư trực tiếp ra khỏi Trung Quốc sẽ không quá lớn đối với Trung Quốc bởi dòng vốn đầu tư của Nhật Bản là tương đối nhỏ so với quy mô của nền kinh tế Trung Quốc nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Đông Nam Á. Sự chuyển hướng của FDI của Nhật Bản từ Trung Quốc đối với các nước ASEAN có thể tác động lớn lên tổng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào các nước như Indonesia, Philippines, Việt Nam và Myanmar.
Thị trường nội địa của các nước ASEAN đang trở nên ngày càng hấp dẫn với các công ty Nhật khi mà họ đang phải đối mặt với một thị trường tiêu dùng trưởng thành và suy giảm dân số tại Nhật. GDP trong khu vực ASEAN đạt ngưỡng 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2014, tổng dân số 635 triệu người với một tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng, khu vực này hứa hẹn là thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong 2 thập niên tới. Hơn thế nữa, ASEAN đang đạt được tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6%/năm, tạo ra một thị trường phát triển nhanh cho các công ty Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực.
Đầu tư của các công ty Nhật Bản vào ASEAN tăng lên trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm thiết bị điện tử, ô tô, sản phẩm thực phẩm, phát điện, thiết bị xây dựng và máy móc công nghiệp, cũng như trong ngành công nghiệp dịch vụ như ngân hàng và hậu cần.
Đối với các công ty đa quốc gia Nhật Bản với chuỗi cung ứng sản xuất phức tạp, đa dạng hóa các địa điểm sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ giúp giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, quyết định đầu tư trực tiếp vào ASEAN đòi hỏi phải phân tích sâu về những rủi ro ở từng nền kinh tế ở mỗi quốc gia riêng lẻ.
Ví dụ như Singapore là một quốc gia có rủi ro rất thấp do môi trường chính trị ổn định và hệ thống kinh tê vĩ mô và tài chính mạnh. Còn những rủi ro cính trị và kinh tế ở các khu vực khác trong ASEAN là đáng kể, chẳng hạn như những bất ổn chính trị gần đây hay cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan.
Đối với hầu hết các nước ASEAN, sự chuyển hướng đầu tư lần này rất được chào đón bởi nó tạo ra hàng ngàn việc làm cho địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế. Ví dụ tại Myanmar, ba công ty thương mại Nhật Bản đầu tư vào việc phát triển khu công nghiệp có thể đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu. Ở Việt Nam, Philippines và Myanmar, đầu tư của các ngân hàng Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ thống ngân hàng nội địa.
Theo N.A
Vietnamnet
"Bậc thầy" chống đạn qua đời ở tuổi 90 Hàng ngàn nhân viên cảnh sát, binh sĩ trên toàn thế giới đã sống sót nhờ có áo giáp chống đạn. Người phát minh ra chất liệu để sản xuất áo chống đạn đầu tiên là nhà hoá học người Mỹ Stephanie Kwolek, được nhiều người nhắc đến với tên gọi "Bậc thầy chống đạn". Bà vừa qua đời ở tuổi 90. Nhà...