“Kỳ phùng địch thủ” của Trung Quốc nhòm ngó chiến đấu cơ sát thủ của Nga
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 (còn được biết đến dưới cái tên PAK FA hoặc T-50) đã nhận được giấy phép xuất khẩu và chính phủ Nga được cho là đang xem xét tài liệu để chính thức đổi lại tên cho chiếc chiến đấu cơ này từ tên gọi ban đầu là T-50 sang tên Su-57, một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga cho hay.
New Delhi sẵn sàng xem xét lại vấn đề hợp tác với Moscow để cùng sản xuất chung hay mua các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 của Nga sau khi chiếc máy bay này được quân đội Nga đưa vào hoạt động và thử nghiệm, ông Birender Singh Dhanoa – Tư lệnh Lực lượng Không quân Ấn Độ, cho hay.
Ông Dhanoa cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo chính thức của Lực lượng Vũ trang Nga – Krasnaya Zvezda rằng, Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định về chiến đấu cơ Su-57 sau khi nhìn thấy nó hoạt động ở Nga và sau khi Moscow giới thiệu về chiếc máy bay mới này ở New Delhi.
Theo hợp đồng hiện tại, chiếc máy bay Su-57 đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động ở Nga vào cuối năm nay trong khi chiếc thứ hai sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Hồi giữa tháng Hai vừa rồi, Giám đốc tập đoàn nhà nước Rostec của Nga – ông Viktor Kladov tiết lộ Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến chiến đấu cơ Su-57 của Nga. Sự quan tâm của các khách hàng nước ngoài đối với chiến đấu cơ Su-57 thúc đẩy Nga đưa vào sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ này càng sớm càng tốt, ông Kladov nhấn mạnh.
Ông Anatoly Punchuk – Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga (FSMTC), cho hay, Moscow sẵn sàng nối lại hoạt động hợp tác với Ấn Độ trong dự án phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới dựa trên công nghệ Su-57. Tuy nhiên, “quyết định tạm hoãn dự án này do Ấn Độ đưa ra “.
Được thiết kế bởi nhà sản xuất máy bay lừng danh Sukhoi của Nga, chiến đấu cơ tàng hình đa năng Su-57 lần đầu tiên cất cánh bay lên bầu trời là vào năm 2010 nhưng nói mới chỉ được đưa vào sản xuất trong năm 2018.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nga đã ký một hợp đồng mua phi đội 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 đầu tiên vào năm 2018. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên đối với loại chiến đấu cơ mới nhất của họ đã kết thúc và Su-57 đang được đưa vào thử nghiệm khả năng chiến đấu. Không lực Nga hy vọng sẽ sở hữu khoảng 220 chiếc Su-57 trong giai đoạn từ năm 2020 và 2030.
Là chiến đấu cơ thế hệ mới tiếp theo, những chiếc Su-57 được trang bị hệ thống điện tử hàng không cực kỳ tối tân có khả năng tự động đánh giá các tình huống trên chiến trường. Chiến đấu cơ Su-57 có thể phát hiện các mối đe dọa ở trên không, dưới mặt đất và trên biển từ khoảng cách vượt xa bất kỳ hệ thống radar hiện đại nào. Ngoài ra, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới của Nga còn có khả năng tấn công các mục tiêu sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại bao gồm các tên lửa đất đối không, không đối không tầm ngắn, tầm trung và thậm chí là cả các tên lửa chống radar.
Chiếc chiến đấu cơ đa năng hai động cơ và một chỗ ngồi Su-57 còn được biết đến dưới cái tên PAK FA hay T-50. Nó được thiết kế để đem đến cho Không lực Nga một ưu thế không thể bị thách thức trong các cuộc không chiến. Su-57 được mong đợi sẽ là loại vũ khí nổi bật so các phiên bản cùng loại khác do sở hữu khả năng linh hoạt và những đặc điểm siêu âm hiếm có.
Su-57 cũng rất khó bị phát hiện trên các hệ thống radar do nó được bọc bởi một lớp sơn hút sóng đặc biệt. Vũ khí dẫn đường và không dẫn đường của Su-57 được giấu trong những khoang bên trong máy bay để đảm bảo chúng không bị phát hiện bởi các hệ thống radar.
Hồi cuối năm ngoái, một nguồn tin trong ngành công nghiệp máy bay của Nga tiết lộ chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 sẽ được trang bị những tên lửa siêu thanh sở hữu những đặc tính tương tự như tên lửa “bất khả chiến bại” Kinzhal.
Chiến đấu cơ Su-57 đã được thử lửa trên chiến trường Syria.
Kiệt Linh(tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Mỹ phát triển tên lửa mới để săn máy bay Nga, Trung Quốc
Quân đội Mỹ đang phát triển loại tên lửa không đối không tầm xa mới trong bối cảnh ngày càng gia tăng mối lo ngại rằng tên lửa tiên tiến của Trung Quốc có tầm bắn xa hơn tên lửa trang bị trên các chiến đấu cơ của Mỹ.
Tên lửa không đối không AIM-260 dự kiến sẽ được thay thế tên lửa AIM-120 trang bị cho chiến đấu cơ của Mỹ.
Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: US NAVY
"Nó được cho là loại vũ khí không đối không thống trị trên không trung dành cho các chiến đấu cơ của chúng ta tham gia không chiến" - thiếu tướng Anthony Genatempo, giám đốc điều hành chương trình của không lực Mỹ, khẳng định với tạp chí Air Force.
Nga đang phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57, còn ở Trung Quốc là J-20, để cạnh tranh với chiến đấu cơ Tia chớp II F-35 của Mỹ.
Ngoài ra, 2 đối thủ hùng mạnh này cũng đang phát triển tên lửa không đối không tầm xa mới.
Quân đội Mỹ đang cực kỳ lo ngại về PL-15, tên lửa không đối không radar dẫn đường có tầm bắn khoảng 200 km của Trung Quốc.
Máy bay tàng hình J-20 của không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
PL-15, có tầm bắn xa hơn nhiều so với tên lửa AIM-120D, đã được đưa vào hoạt động năm 2016, còn chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay biểu diễn và đã phô bày các ổ vũ khí được gắn tên lửa PL-15.
Tướng Genatempo cho biết PL-15 là động cơ thúc đẩy phát triển AIM-260.
Chiến đấu cơ Su-57 của Nga. Ảnh: SPUTNIK
Tên lửa AIM-260, dự án của không lực Mỹ được thực hiện phối hợp với bộ binh, hải quân và hãng Lockheed Martin, ban đầu sẽ được lắp đặt trên máy bay F-22 và F/A-18, rồi sau đó trang bị cho F-35.
Các cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2021 và loại vũ khí này dự kiến có thể đi vào hoạt động vào năm sau đó.
Hoài Vy (Theo Business Insider)
Theo NLĐO
Quân đội Syria tiếp tục chặn và tiêu diệt hàng trăm khủng bố Được hỗ trợ bởi không lực Syria và Nga, quân đội ở Damascus đã chặn một số cuộc tấn công của nhóm khủng bố Hay'at Tahrir al-Sham tại một số khu vực nhằm giành lại một số nơi chúng bị mất ở bắc Hama, đồng thời tiêu diệt được hơn 140 tên thuộc nhóm này. Hãng tin Sputnik dẫn lời một nguồn tin...