Kỷ niệm nên cất vào đâu?
Bạn từng hỏi tôi, kỷ niệm nên cất vào đâu? Tôi bảo, kỷ niệm cất vào một góc phố.
Cô gái nào rồi cũng sẽ tìm và sẽ có một góc phố nhỏ yêu thích ở trong tim. Góc phố xanh. Góc phố của bình yên. Và góc phố của những kỷ niệm.
Góc phố để những chiều chếnh choáng, để những chiều chênh vênh, để những chiều gió chướng, tìm về, tìm về trong lặng im không lời… Để lặng nghe một giọt cà phê rơi chạm đáy ngỡ như cơn mưa đầu hạ năm ấy, cơn mưa của tuổi 18 rớt xuống kẽ lá xanh mướt và trong veo, sau này tìm mãi cũng không còn thấy màu xanh trong đáy mắt năm nào. Để an yên trong một góc ngồi cũ kỹ, bụi thời gian phủ mờ trên mép bàn, tách cà phê đen nhuộm màu sương khói, nghe thành phố thở hắt ra tiếng vọng cuộc đời.
Góc phố phủ rêu, góc phố với những bức tường loang lổ, những dây leo buông mình giữa khoảng không đầy nắng, góc phố khuất xa mặt người, góc phố ta giấu mình thật kỹ, nghe kỷ niệm ùa về trên đám lá xôn xao. Rồi ta hát, rồi ta khóc, rồi ta cười, ta gửi vào góc phố những câu chuyện không tên, góc phố vỗ về những ký ức chưa chịu ngủ quên, hong khô lại khóe mắt và sưởi ấm trái tim đang lạnh giá.
Video đang HOT
Có những chiều rất lạ, bước chân lang thang không muốn trở về, ta tìm đến góc phố thân quen, ôm cuốn *Far from the madding crowd* lặng lẽ ngồi bệt xuống ven đường, say mê đọc cho đến khi đôi chân tê dại, ngẩng mặt lên thấy ánh đèn đường ấm áp đã sáng rực cả khu phố, và mỉm cười thấy lòng mình yên ổn…
Trong cuộc đời, ta đã tìm và đã thấy, đã cất riêng cho mình một góc phố của bình yên.
Theo Guu
Điện thoại khi nửa đêm
Nửa đêm. Chuông điện thoại chợt reo. Ai mà lại gọi vào giữa đêm hôm khuya khoắt thế này? Nó tức giận cầm ống nghe.
Đêm tĩnh mịch bỗng bị âm thanh ào ào trong điện thoại đánh vỡ tan, không rõ là âm thanh gì. Có một tiếng thoát ra từ ống nghe, là tiếng mẹ, hơi chút run run: "Các con ở đỏ bình yên chứ? Các cháu tan học có về nhà không? "
"Chúng con bình thường, các cháu vẫn ngoan". Nó hỏi lại "Có vấn đề gì vậy?"
Bố bình tĩnh nói: "Chỗ bố mẹ mưa bão - không có gì, bình yên là được rồi"
Nó cười sằng sặc: "Bố, mẹ, bố mẹ cũng thật là. Ở đây là đất Mỹ, cách hàng vạn dặm, khí hậu làm sao mà giống nhau?"
Bố gác ống nghe, nó lẩm nhẩm tính: Bây giờ đang là hơn 4 giờ chiều ở Trung Quốc, cũng là giờ trẻ con tan học. Thảo nào bố mẹ hỏi tới bọn trẻ con. Bố mẹ ở nông thôn không biết chênh lệch múi giờ, họ cứ nghĩ giống như ở quê vậy.
Nó lại chợp mắt một chút, sau đó bắt đầu một ngày mới bận rộn. Mới nhập cư tới đây, bao nhiêu việc phải lo, hai vợ chồng nó bận tới mức chả có thời gian mà thở nữa. Đến ngày thứ ba nó xem ti vi bỗng thấy một tin thời sự: Một vùng của Trung Quốc bị mưa bão lũ cuốn, có đến một nửa vùng bị chìm ngập. Nó nhảy dựng trên ghế sofa - đó chính là làng nó.
Nó gọi điện thoại về nhà. Gọi không được. Gọi cho họ hàng, vẫn không được....Gọi suốt 1 tiếng đồng hồ, gọi mãi cuối cùng mới liên lạc được với một người bạn trong thành phố. Người bạn nói: Tình hình rất nguy cấp, giao thông trì trệ, thông tin đứt đoạn, mất điện, mất nước....May mà mưa bão đến giữa ban ngày, mọi người kịp thời ẩn tránh, mới không xảy ra thương vong lớn về người. Hỏi kỹ ra thì lũ cuốn đến đúng 4 giờ chiều ba ngày hôm trước. Nó bần thần một lúc, chính lúc đó nhận được điện thoại của bố mẹ, nhưng họ một chữ cũng không nói.
Nó bỗng nhớ ra cái âm thanh ào ào trong điện thoại. Giờ mới hiểu đó là tiếng lũ cuốn!
Bố mẹ đang lúc hiểm nguy, nhớ đến sự bình yên của con cái. Chao ôi! Bố mẹ đang gặp bão táp ầm ầm, vậy mà nửa lời cũng không cho nó biết.
Theo Guu
Điện thoại nửa đêm Nửa đêm. Chuông điện thoại chợt reo. Ai mà lại gọi vào giữa đêm hôm khuya khoắt thế này? Nó tức giận cầm ống nghe. Đêm tĩnh mịch bỗng bị âm thanh ào ào trong điện thoại đánh vỡ tan, không rõ là âm thanh gì. Có một tiếng thoát ra từ ống nghe, là tiếng mẹ, hơi chút run run: "Các con...