Kỷ niệm 63 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình

Theo dõi VGT trên

Tỉnh Quảng Bình đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 63 năm ngày Bác Hồ về thăm và khánh thành tượng đài Bác Hồ với nhân dân Quảng Bình.

Kỷ niệm 63 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình - Hình 1

Đông chi Trân Quôc Vương, Uy viên Bô chinh tri, Thương trưc Ban Bi thư dư va phat biêu tai Lê ky niêm. Ảnh: T.Phùng

63 năm trước, trong điều kiện đất nước bị chia cắt, Quảng Bình – Vĩnh Linh trở thành nơi tuyến đầu của miền Bắc xa hôi chu nghia, hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam.

Để động viên nhân dân Quảng Bình – Vĩnh Linh vượt qua khó khăn, với tình cảm sâu nặng của mình, ngày 16/6/1957, Bác Hồ vào thăm Quảng Bình. Bác dành thời gian gặp gỡ, thăm hỏi đoàn đại biểu các dân tộc, đại biểu nhân sĩ, trí thức, đại biểu tôn giáo.

Kỷ niệm 63 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình - Hình 2

Cắt băng khánh thành tượng đài “Bác Hồ với nhân dân Quảng Bình”. Ảnh : T.Phùng

Tình cảm sâu sắc, những lời cặn dặn và dạy bảo của Bác là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo mang tính chiến lược, lâu dài và trở thành phương châm hành động, ý chí quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng quê hương.

Nhưng năm qua, dù xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn song với quyết tâm phấn đấu rất cao của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đã vượt qua mọi khó khăn, phát triển kinh tế, xa hôi, xây dựng quê hương Quảng Bình ngay cang đôi mơi.

Ghi nhơ va tri ân sâu săc nhưng lơi căn dăn cua Bac Hô kinh yêu, đươc sư đông y cua Ban Bi thư, Thu tương Chinh phu, câp uy va chinh quyên tinh Quang Binh đa xây dưng tương đai Chu tich Hô Chi Minh vơi nhân dân Quang Binh nằm trong khuôn viên Quảng trường Hồ Chí Minh tai trung tâm thanh phô Đồng Hới.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trân Quôc Vương, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư biểu dương, ghi nhân những thanh tich đạt được của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình trong 63 năm qua.

Để xứng đáng với kỳ vọng, những lời căn dặn và tình cảm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thương trưc Ban Bi thư đề nghị, Quảng Bình cần tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ có lợi thế. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ du lịch, dịch vụ, quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kỷ niệm 63 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình - Hình 3

Tiết mục trong chương trinh nghê thuât “Chung con hat vê ngươi”. Ảnh: T.Phùng

Video đang HOT

“Quang Binh cân lam tôt công tac xây dưng, chinh đôn Đang theo Nghi quyêt TW 4 (khoa XI va khoa XII) găn cuôc vân đông Hoc tâp va lam theo tâm gương đao đưc Hô Chi Minh; trươc măt tinh tâp trung chi đao thăng lơi đai hôi Đang cac câp, chuân bi tôt nhân sư cho bâu cư HĐND nhiêm ky 2021- 2026″- đồng chí Trần Quốc Vượng chỉ đạo.

Trước sự chứng kiến của đồng bào, đồng chi Trân Quôc Vương va cac đông chi lanh đao Đang, Nha nươc va tinh Quang Binh căt băng khanh thanh tương đai Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình va dư chương trinh nghê thuât “Chung con hat vê ngươi” chao mưng kỷ niệm 63 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình.

Quá trình nhận thức và phát triển các giá trị pháp quyền ở Việt Nam

Thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề kinh tế - xã hội để thượng tôn pháp luật.

Kế thừa và phát triển về chất nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân để tất yếu dẫn đến quyền lực nhà nước bị giới hạn; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật và từ tập quyền đến phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là quá trình nhận thức và phát triển các giá trị pháp quyền ở Việt Nam sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới.

Tư tưởng pháp quyền ra đời rất sớm ở nước ta. Từ nửa đầu năm 1919, ở Pháp có một tài liệu được lưu truyền rộng rãi như những tờ truyền đơn cách mạng, đó là bản Yêu sách của nhân dân An Nam, còn gọi là Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam gửi tới Hội nghị Hòa bình Véc-xây (Versailles). Sau đó, bản Yêu sách này được Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt theo thể thơ lục bát, chuyển về phổ biến rộng rãi với đồng bào trong nước dưới nhan đề Việt Nam yêu cầu ca. Áng thơ thể hiện 8 yêu sách, trong đó có yêu sách: "Bảy xin hiến pháp ban hành. Trăm đều phải có thần linh pháp quyền"(1).

Ngay từ đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam, tư tưởng thượng tôn pháp luật. Tư tưởng đó được thể hiện thấm đượm và sâu sắc ở chủ trương xây dựng Hiến pháp trong điều kiện chính quyền non trẻ, ngàn cân treo sợi tóc sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong toàn bộ bản Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1946 thông qua không được bao lâu thì cuộc kháng chiến toàn quốc kéo dài 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược nổ ra và tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong điều kiện thế giới chia làm hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có điều kiện thực hiện đầy đủ trong xây dựng nhà nước kiểu mới. Năm 1986, Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Nhìn lại gần 35 năm đổi mới, có thể thấy tư duy lý luận nói chung, đặc biệt là tư duy lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó nổi bật là các giá trị của tư duy pháp quyền nói riêng của Đảng và Nhà nước ta đã có những kế thừa và phát triển mạnh mẽ.

Quá trình nhận thức và phát triển các giá trị pháp quyền ở Việt Nam - Hình 1

Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp năm 1946, ngày 2-3-1946 _Ảnh: Tư liệu/TTXVN

1- Thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề kinh tế - xã hội để thượng tôn pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Từ một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, Hiến pháp cũng như pháp luật ra đời và tồn tại chủ yếu bắt nguồn từ đòi hỏi của Nhà nước, từ nhu cầu quản lý của Nhà nước, nên tư tưởng lập hiến, lập pháp rất nghèo nàn. Nhân dân và xã hội nói chung ít có nhu cầu sử dụng pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường, Hiến pháp và pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ đòi hỏi của các quan hệ kinh tế, từ nhu cầu bảo vệ các quan hệ kinh tế nên tư tưởng lập hiến và lập pháp phong phú và đa dạng. Người dân và xã hội nói chung ngày càng có nhu cầu sử dụng Hiến pháp, pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan đó, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp tuyên bố: "Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15, Hiến pháp năm 1992) và "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo (Khoản 1, Điều 51 Hiến pháp năm 2013); "kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh" (Điều 21, Hiến pháp năm 1992); "Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật" (Điều 22, Hiến pháp năm 1992) và "các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật" (Khoản 2, Điều 51, Hiến pháp năm 2013); "tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa" (Điều 23, Hiến pháp năm 1992 và Khoản 3, Điều 51, Hiến pháp năm 2013). Dựa vào các quy định nền tảng đó, hàng loạt các luật, bộ luật mới về kinh tế - dân sự - lao động lần lượt được ra đời.

2- Sự kế thừa và phát triển về chất nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân - tất yếu dẫn đến giới hạn quyền lực nhà nước và thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Trong kho tàng lý luận đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước thì tư tưởng về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện trong Hiến pháp năm 1946, do Người trực tiếp làm Trưởng Ban soạn thảo là một cống hiến vô cùng quan trọng và tiêu biểu trong lịch sử lập hiến nước ta.

Trước hết, Hiến pháp năm 1946 khẳng định chủ thể của quyền lập hiến thuộc về quốc dân. Quyền lập hiến là quyền thể hiện một cách trọn vẹn nhất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 trịnh trọng tuyên bố: " ... Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng...". Theo Hiến pháp năm 1946, có sự phân biệt giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp. Trong Lời nói đầu của Hiến pháp sử dụng thuật ngữ "Quốc hội". Trong nội dung của Hiến pháp ở Chương III lại sử dụng thuật ngữ " Nghị viện nhân dân". Không phải ngẫu nhiên mà có sự sử dụng thuật ngữ khác nhau đó. Đây chính là sự phân biệt giữa Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. "Quốc hội" viết trong Lời nói đầu là Quốc hội làm hiến pháp, còn "Nghị viện nhân dân" ở Chương III là Quốc hội lập pháp. Chính vì thế, Điều 23 của Hiến pháp năm 1946 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Nghị viện nhân dân chỉ viết: " Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài". Theo quy định này, Nghị viện nhân dân chỉ có quyền lập pháp, Hiến pháp không quy định Nghị viện nhân dân có quyền lập hiến. Sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 bầu ra Quốc hội, đó là Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo và thông qua Hiến pháp. Sau khi Hiến pháp được Quốc hội thông qua và được toàn dân phúc quyết thì Quốc hội lập hiến hoàn thành nhiệm vụ và tự giải tán. Trên cơ sở Hiến pháp đã được toàn dân phúc quyết, Quốc hội lập pháp sẽ được bầu ra. Tuy nhiên, chưa kịp tổ chức phúc quyết toàn dân thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Quốc hội lập hiến trở thành Quốc hội khóa I thực hiện quyền lập pháp.

Về việc sửa đổi Hiến pháp, theo Hiến pháp năm 1946, không cho phép bất kỳ một cơ quan nhà nước nào được đơn phương sửa đổi Hiến pháp. Điều 70 Hiến pháp năm 1946 quy định việc sửa đổi Hiến pháp theo quy trình: Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu; Nghị viện bầu ra một Ban soạn thảo những điều thay đổi; những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết. Việc Hiến pháp quy định sửa đổi Hiến pháp phải đem ra phúc quyết toàn dân thể hiện quyền lực của nhân dân cao hơn quyền lực của Quốc hội lập hiến. Như vậy, Hiến pháp được quan niệm là một phương thức để xác lập các giới hạn pháp lý đối với quyền lực nhà nước. Quan niệm này gắn liền với tư tưởng lập hiến xuyên suốt trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trước khi giành được chính quyền nhà nước.

Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong đó, nhiệm vụ thứ ba là: " Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không có quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ"(2). Chính vì thế, Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp được ban hành theo đúng một trong ba nguyên tắc đề ra ở Lời nói đầu là " Đảm bảo các quyền tự do dân chủ" bằng việc xác lập một nền hiến pháp về phương diện chính trị và xã hội theo lý tưởng dân quyền, nhằm chống lại chế độ chuyên chế.

Hai là, Hiến pháp năm 1946 xuyên suốt nguyên tắc "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, Nhà nước ta là nước dân chủ... Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.Thể chế hóa quan điểm này, Hiến pháp năm 1946 tại Điều thứ 1 đã ghi nhận " Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Chính quyền theo Hiến pháp năm 1946 là một chính quyền dân chủ: Dân bầu ra Nghị viện nhân dân và Nghị viện nhân dân thành lập ra Chính phủ. Tuy Hiến pháp năm 1946 không quy định nguyên tắc phân quyền, nhưng việc phân công quyền lực nhà nước rất rõ ràng, minh bạch. Nghị viện nhân dân là cơ quan lập pháp (Điều thứ 23); Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc (Điều thứ 43); Tòa án là cơ quan tư pháp (Điều thứ 63). Chính phủ không phải là cơ quan chấp hành của Nghị viện nhân dân; tư pháp độc lập. Như vậy, Hiến pháp năm 1946 với việc xác lập các nguyên tắc " Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam" (chủ quyền nhân dân); phân công quyền lực giữa ba quyền; kiểm soát quyền lực nhà nước; tư pháp độc lập. Đây chính là những nguyên tắc và thể chế căn bản nhằm giới hạn quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước đặt dưới chủ quyền nhân dân và bị giới hạn bởi chủ quyền nhân dân bằng Hiến pháp.

Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong Hiến pháp năm 1946 được kế thừa trong các bản Hiến pháp tiếp theo của Nhà nước ta. Nhưngsự kế thừa trong Hiến pháp năm 2013 khác về chất so với sự kế thừa của các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là Hiến pháp năm 1980 - Hiến pháp thể hiện đầy đủ nhất các đặc trưng của mô hình chủ nghĩa xã hội xô-viết.

Trước hết, nguyên tắc " Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" quy định ở Điều 2, Hiến pháp năm 2013 là quy định nền tảng chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích và sức mạnh của Nhà nước ta là ở nhân dân. Nguyên lý này cũng được kế thừa ở Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992, nhưng sự kế thừa này trong Hiến pháp năm 2013 đầy đủ, nhất quán và khác về chất so với các Hiến pháp trước đó. Các Hiến pháp trước đó không như Hiến pháp năm 1946, khẳng định nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến; quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, bằng quyền lập hiến nhân dân giao quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp của mình cho Quốc hội, Chính phủ và Tòa án. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quan niệm này của Hiến pháp năm 1946, long trọng tuyên bố ở Lời nói đầu rằng " Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này".

Hai là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước. Các Hiến pháp trước đó, nhất là Hiến pháp năm 1980 cũng quy định nguyên tắc " Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" nhưng lại được thực hiện cùng với nguyên tắc tập quyền. Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhưng lại tập trung vào Quốc hội, với nhận thức rằng nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước của mình một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội. Quốc hội theo Hiến pháp năm 1980 và cả Hiến pháp năm 1992 được xác định là một thiết chế có toàn quyền. Vì thế, các Hiến pháp này chỉ quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải " thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp". Ngược lại, Hiến pháp năm 2013 không những quy định nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6), bằng biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (Điều 29 và Điều 120). Các thiết chế cấu thành hệ thống chính trị cũng được bổ sung những quyền hạn và trách nhiệm mới.

Ba là, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức quyền lực nhà nước. Đó là " Quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi Hiến pháp". Đây là nguyên tắc bắt nguồn từ nhận thức sâu sắc rằng quyền lực nhà nước là của nhân dân, thông qua quyền lập hiến của mình, nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước thực hiện. Nhưng sau khi giao quyền thì quyền lực nhà nước lại có khuynh hướng vận động theo quy luật tự phủ định mình. Tức là từ quyền lực của nhân dân, chuyển thành quyền lực của một số ít cá nhân được giao quyền. Đây chính là sự tha hóa quyền lực nhà nước. Vì thế, quyền lực nhà nước tuy thống nhất ở nhân dân, thể hiện tập trung ở Hiến pháp nhưng phải có sự phân công, phân nhiệm một cách minh bạch để tiến hành kiểm soát, phòng, chống sự tha hóa của nó. Nhưng sự phân công, phân nhiệm minh bạch này là cơ sở để nhân dân kiểm soát và đánh giá hoạt động của các nhánh quyền lực mà nhân dân đã giao, đã ủy quyền. Kế thừa và phát triển nguyên tắc: "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền của nhân dân, bảo vệ toàn vẹn quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đòi hỏi " Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định" như Khoản 2, Điều 119, Hiến pháp năm 2013 đã quy định.

Quá trình nhận thức và phát triển các giá trị pháp quyền ở Việt Nam - Hình 2

Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy và mở rộng (Trong ảnh: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các cử tri quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) _Ảnh: TTXVN

3- Quyền con người được công nhận, tôn trọng, bảo vệ; bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật là sự đổi mới sâu sắc về tư duy lý luận chính trị - pháp lý trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Quyền con người trở thành một thuật ngữ được thừa nhận chính thức trong văn kiện của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và được ghi nhận trang trọng trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và trong các đạo luật. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, Hiến pháp năm 1992 đã giành một điều quy định về quyền con người với nội dung khẳng định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" (Điều 50). Quyền con người, quyền công dân trở thành tên của một chương và xuyên suốt nội dung của cả một chương được đặt sau chương đầu tiên (Chương II) của Hiến pháp năm 2013. Có thể xem đây là một bước tiến mới về tư duy lý luận, thể hiện sự kế thừa một cách sâu sắc những giá trị tiến bộ của nhân loại và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hiến pháp năm 2013 là một bước đổi mới căn bản nhận thức lý luận về quyền con người, quyền công dân, là cơ sở hiến định để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều đó được thể hiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, Hiến pháp năm 1992 thừa nhận thuật ngữ quyền con người, không đồng nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân biệt được quyền con người với quyền cơ bản của công dân trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó, Hiến pháp năm 2013 không những bổ sung tên chương mà còn có sự phân biệt sự khác nhau giữa "quyền con người""quyền công dân". Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước bảo đảm đối với công dân của nước mình. Chỉ có những người có quốc tịch mới được hưởng quyền công dân của quốc gia đó, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp năm 2013 đã sử dụng từ "mọi người" và từ "không ai" khi thể hiện quyền con người và dùng từ "công dân" khi quy định về quyền công dân.

Thứ hai, trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân được đề cao và thể hiện xuyên suốt trong bản Hiến pháp. Ngoài việc quy định thành nguyên tắc: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật"(Khoản 1, Điều 14); ở hầu hết các điều của Hiến pháp đều quy định trách nhiệm và bảo đảm của Nhà nước như Điều 17: "Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ"; Khoản 2 , Điều 28: "Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân" và đặc biệt là ở Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường đã quy định các chính sách và trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các quyền về kinh tế - xã hội. Ví dụ, Điều 59, Khoản 2 quy định: "Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác". Theo Hiến pháp năm 2013, gắn liền với từng con người là các quyền của họ mà Nhà nước phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Nhà nước không thể tùy tiện ban phát "tặng cho" hoặc "thu hồi" một cách duy ý chí.

Thứ ba, lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên tắc trong Hiến pháp. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, có thể hạn chế một số quyền vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã hội, tôn trọng quyền hoặc uy tín của người khác, quyền và tự do của người khác... Hiến pháp năm 2013, theo tinh thần của các công ước quốc tế đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Theo đó, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do luật định.

Thứ tư, một số quyền mới được bổ sung thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển quyền, phản ánh kết quả của quá trình đổi mới gần 35 năm qua ở nước ta. Đó là các quyền: "Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành" (Điều 43), "Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa" (Điều 41); "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội" (Điều 34); "Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ" (Khoản 2, Điều 32); "Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia; tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường" (Khoản 3, Điều 32). Đây là những quyền mới mà các Hiến pháp trước đây không có. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì công dân có các quyền nói trên là một tất yếu. Vì thực hiện các quyền này gắn chặt với trách nhiệm của Nhà nước, đề cao trách nhiệm của Nhà nước.

4- Từ tập quyền đến phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp - bước đổi mới căn bản về nguyên tắc tổ chức và hoạt động quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là "quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Khoản 3, Điều 2).

Một là, về quyền lực nhà nước là thống nhất.

Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước thống nhất là ở nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở nhân dân thể hiện ở nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Trước đây, Hiến pháp cũng quy định "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân" nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội. Nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyền lực nhà nước được nhân dân giao quyền nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò làm chủ trực tiếp của nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội không có cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tập quyền không phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của nhân dân từ phía các cơ quan nhà nước.

Nhận rõ hạn chế của nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được Hiến pháp quan niệm nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phủ và cho cơ quan tư pháp. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một "Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân;... thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,..." như Điều 3 Hiến pháp năm 2013 đã quy định.

Quan niệm quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp năm 2013 mới là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, hạn chế dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các quyền, nhất là giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tổ chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là nhân dân.

Hai là, về "phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

Trong chế độ dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của nhà nước mà quyền lực được nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Vì thế, tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác, khi ủy quyền cho Nhà nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số đông chuyển thành số ít của một nhóm người hoặc của một người). C. Mác gọi hiện tượng này là sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Hơn nữa, quyền lực nhà nước là của nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những người cụ thể thực thi. Mà con người thì "luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất"(3). Với đặc điểm đó, không thể bảo đảm chắc chắn người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm đủ những gì mà nhân dân đã ủy quyền. Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước không phải là một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm được một cách rạch ròi, vì nó là một thể thống nhất như nói ở trên. Điều đó lại càng đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền.

Xuất phát từ các đòi hỏi khách quan nói trên, quyền lực nhà nước thường được lượng hóa bằng các quy định của Hiến pháp để phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lượng hóa này là để giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau, thay mặt nhân dân thực hiện. Sự phân định các quyền như vậy là điều kiện cơ bản để nhân dân giao quyền mà không bị lạm quyền, nhân dân kiểm soát và đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thực hiện các quyền mà mình đã giao. Đồng thời, cũng là để cho các cơ quan tương ứng được giao quyền đề cao trách nhiệm trong việc thực thi quyền lực nhà nước và tự kiểm tra việc thực hiện quyền lực nhà nước được giao cho mình. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta chỉ rõ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến (không còn là duy nhất có quyền lập hiến như Hiến pháp năm 1992), quyền lập pháp (Điều 69); Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94); Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102). Việc xác nhận các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là một thay đổi quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền.

Quá trình nhận thức và phát triển các giá trị pháp quyền ở Việt Nam - Hình 3

Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các bản án, quyết định của tòa án (Trong ảnh: Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên án vụ MobiFone mua AVG, ngày 28-12-2019) _Ảnh: TTXVN

Ba là, quyền tư pháp là quyền tài phán nhân danh Nhà nước, được nhân dân giao cho tòa án thực hiện.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt và cao nhất trong tổ chức thực hiện quyền này, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm (Khoản 2, Điều 103). Đây thực chất là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm Hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của quyền tư pháp (Khoản 3, Điều 102). Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các bản án, quyết định của tòa án.

Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quyền lực nhà nước, việc phân định thành ba quyền nói trên là một nhu cầu khách quan. Ngày nay, xu hướng phân định rành mạch ba quyền ngày càng được coi trọng trong tổ chức quyền lực nhà nước. Bởi vì, xã hội càng phát triển, phân công lao động càng phải chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả. Đồng thời, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ ra rằng, việc phân định mạch lạc ba quyền là cách thức tốt nhất để phát huy vai trò của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong Nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhất về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà "ràng buộc lẫn nhau", cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhà nước và xã hội quy định. Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của Nhà nước và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra rằng sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đối mặt với những khó khăn, thách thức phần lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với nhân dân về tính pháp quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia đó. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để Nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của nhân dân, tính pháp quyền của Nhà nước ngày càng được đề cao, tôn trọng và bảo vệ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Xác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chếtXác định nguyên nhân vụ cháy ở quận Tân Bình khiến 2 người chết
07:46:53 21/12/2024
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệcHà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc
12:44:17 21/12/2024
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lươngVụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương
08:49:23 20/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn TràTìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
23:02:41 19/12/2024
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí MinhKhẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh
14:51:19 20/12/2024
Cháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầuCháy nhà 16 người thương vong: Tiếng cầu cứu trong khói đen, có ca nhảy lầu
22:11:58 20/12/2024
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"
06:41:10 20/12/2024

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone RingsNụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings
13:13:07 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Lê Giang "chết đứng" khi bị đề nghị đóng vai câm vì quá ồn ào, pha cứu nguy của Trấn Thành gây sốt MXHLê Giang "chết đứng" khi bị đề nghị đóng vai câm vì quá ồn ào, pha cứu nguy của Trấn Thành gây sốt MXH
13:03:26 21/12/2024

Tin mới nhất

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hình thành ở Nam Biển Đông, miền Trung có đợt mưa lớn

12:26:35 21/12/2024
Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

Trâu rượt đuổi, đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu

07:58:01 21/12/2024
Khi ông T. chuẩn bị dẫn trâu ra đồng, bất ngờ bị con vật rượt đuổi. Sau đó, con trâu này đâm trúng 2 người dân ở Bạc Liêu khiến họ bị thương.
Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

Hai lao động Việt tử nạn trong vụ cháy lớn ở nhà máy tại Đài Loan

22:17:28 20/12/2024
Một nhà máy chế biến thực phẩm tại Đài Loan (Trung Quốc) cháy lớn, khiến 9 người tử vong, trong đó có 2 nạn nhân là người Việt.
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để học sinh vi phạm giao thông

21:47:56 20/12/2024
Tùy mức độ vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh, người đứng đầu và tập thể đơn vị, giáo viên sẽ bị nhắc nhở, phê bình, hạ xếp loại hoặc nặng hơn là không xét thi đua.
Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

Người hùng cứu gần 10 nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở TPHCM

21:17:05 20/12/2024
Đến trưa 20/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM vẫn đang phối hợp cùng Công an quận Tân Bình tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà trọ làm nhiều người thương vong.
Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

19:35:47 20/12/2024
Cậu học trò lớp 6 tại Đắk Lắk tỏ ra hối hận khi nằm trên giường bệnh với bàn tay không còn lành lặn, cơ thể chi chít các vết thương từ vụ nổ do tự chế tạo pháo.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

08:41:22 20/12/2024
Điều khiển xe mô tô đi trên đường ở Hòa Bình, ông Hong Soek Joo (quốc tịch Hàn Quốc) không quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến gây tai nạn khiến người đi cùng tử vong.
50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

22:12:41 19/12/2024
Tối 18/12, tin từ UBND xã An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ sạt lở đê bao sông Cổ Chiên. Sự cố làm ảnh hưởng 50 hộ dân và 55ha vườn cây ăn trái.
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang

Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang

11:45:26 19/12/2024
Thông tin ban đầu cho biết, sáng 19/12, người dân ấp Kinh 2B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước (Tiền Giang) hốt hoảng khi phát hiện một thanh niên đã tử vong trong tư thế treo cổ phía dưới sàn cầu Mã Đá và trình báo công an địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Á hậu Lê Phan Hạnh Nguyên hóa nàng thơ với áo dài xuân

Thời trang

18:44:49 21/12/2024
Trở thành nàng thơ cho bộ sưu tập áo dài xuân của nhà thiết kế Minh Châu, Lê Phan Hạnh Nguyên khiến nhiều người xuýt xoa bởi nhan sắc rạng rỡ.
Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Netizen

18:17:30 21/12/2024
Xuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần xấu xí .
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
Phá két sắt lấy tiền, vàng, mua ô tô đưa bạn gái đi chơi

Phá két sắt lấy tiền, vàng, mua ô tô đưa bạn gái đi chơi

Pháp luật

17:39:09 21/12/2024
Ngày 21/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thái Nguyên thông tin về vụ án bắt đối tượng đột nhập nhà dân trộm tiền, vàng trong két sắt trị giá hơn 1 tỷ đồng.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.
Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Nội thất cơ bản ở chung cư gồm những gì?

Sáng tạo

14:55:17 21/12/2024
Nội thất cơ bản là cụm từ quen thuộc với những khách hàng chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ chung cư, vậy nội thất cơ bản ở chung cư bao gồm những gì?
Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Hiện tượng mạng đổi đời sau 1 đêm vừa livestream vừa hát, bất ngờ ở ẩn khi đang gây sốt khắp MXH hiện tại ra sao?

Nhạc việt

14:54:26 21/12/2024
Danh tiếng đi kèm thị phi, ồn ào đời tư trong khoảng thời gian hoạt động năng nổ đã ít nhiều ảnh hưởng đến tên tuổi của anh chàng.