Kỷ niệm 50 năm huyện Quỳ Hợp: Điểm sáng miền Tây xứ Nghệ
Cách đây tròn 50 năm, ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Quyết định số 52 CP, phê chuẩn việc chia huyện Quỳ Châu để thành lập 3 huyện là Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong.
Một góc Hồ Thung Mây.
Hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn dân và toàn dân ta ra sức thi đua lập nhiều thành tích hướng tới kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ngày lễ lớn của đất nước, ngày 19/4/2013 huyện Quỳ Hợp chính thức long trọng kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày thành lập huyện (19/4/1963 – 19/4/2013) và vui mừng đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Huyện Quỳ Hợp được thành lập với số dân hơn 23 ngàn người, từ 10 xã của huyện Quỳ Châu (cũ) là Châu Yên, Châu Sơn, Châu Lý, Châu Thái, Châu Quang, Châu Đình, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Cường, Châu Thành và 3 xã của huyện Nghĩa Đàn là Nghĩa Sơn, Nghĩa Xuân và Tam Hợp. Nửa thế kỷ đã qua, trong cuộc hành trình cùng đất nước, trên mảnh đất thân yêu này đã diễn ra những biến động to lớn, những bước đổi thay nhanh chóng, để có được những thành tựu quan trọng và xây đắp nên 1 diện mạo mới cho quê hương Quỳ Hợp hôm nay.
Lịch sử 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Quỳ Hợp đã ghi đậm bằng những phấn đấu, hy sinh, những chiến công chói lọi, vượt qua những bước thăng trầm gắn với từng giai đoạn lịch sử huyện nhà.
Ngày mới ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ và thiếu thốn tưởng chừng như không thể vượt qua được, đó là hoàn cảnh của một huyện miền núi, đất rộng người thưa, trình độ dân trí thấp, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu và đa số nhân dân còn mù chữ… Thế nhưng, với truyền thống yêu quê hương, đất nước, dưới ánh sáng Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân các dân tộc huyện nhà đã đồng cam, cộng khổ, kề vai, sát cánh vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ quê hương.
Với những cống hiến xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ nhân dân và các lực lượng vũ trang Quỳ Hợp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương quân công hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Các xã Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Châu Quang, Đồng Hợp đã được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. 9 bà mẹ được truy tặng và 3 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Hàng ngàn người trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy hiệu các loại; 1.398 đảng viên lão thành được nhận huy hiệu 40, 50, 60, 70 và 80 tuổi Đảng.
Trong các cuộc kháng chiến lâu dài, anh dũng để bảo vệ và giải phóng Tổ quốc, hàng ngàn người con thân yêu của Quỳ Hợp đã ngã xuống, đã cống hiến cuộc đời và tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc, cho đất nước. Trong đó có 642 liệt sỹ, 614 thương binh, 218 bệnh binh và nhiều gia đình cựu chiến binh của quê hương Quỳ Hợp đã phải chịu bao hậu quả tàn ác do chất độc da cam của đế quốc Mỹ gây ra.
Đến nay, toàn huyện đã xây dựng và tu sữa được 206 nhà tình nghĩa với số tiền 1,83 tỷ đồng, tặng hơn 1 ngàn sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh. Xây dựng Đài nghĩa trang liệt sỹ huyện và 7 đài tưởng niệm liệt sỹ ở các xã, thị trấn.
Một góc thị trấn Quỳ Hợp hôm nay.
Video đang HOT
Năm 2012, sản lượng lương thực toàn huyện đạt 33.128 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Tổng đàn trâu, bò toàn huyện đã có 33.550 con, đàn lợn 50.236 con. Cùng với việc đầu tư xây dựng Nhà máy đường Phủ Quỳ với công suất 9 ngàn tấn mía/ngày, cây mía đã phát triển rất mạnh, trở thành “cây xoá đói giảm nghèo” của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của nhiều xã trong huyện. Với 7.107 ha, sản lượng mía của Quỳ Hợp đã đảm bảo gần 50% công suất và là vùng nguyên liệu ổn định của nhà máy.
Non nước Quỳ Hợp.
Huyện Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Năm 1980, nhà nước ta hợp tác với Liên Xô xây dựng và khai thác mỏ thiếc Quỳ Hợp. Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 Công ty Liên doanh nước ngoài, 8 Doanh nghiệp nhà nước, 221 Hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên lĩnh vực Công nghiệp – Dịch vụ. Toàn huyện đã quy hoạch và xây dựng 3 khu công nghiệp ở Thị trấn, Châu Quang, Châu Hồng, đang lộ trình xây dựng thêm cụm công nghiệp nhỏ Thọ Sơn xã Thọ Hợp.
Năm 2012, các sản phẩm chủ yếu đạt được khá cao, cụ thể: đường kính 77.516 tấn, thiếc thỏi 1.255 tấn, đá ốp lát 1.500.000m2, bột đá siêu mịn 10.000 tấn, … Giá trị sản xuất Công nghiệp – xây dựng tăng bình quân hàng năm 20%, tỷ trọng Công nghiệp – xây dựng chiếm 34,5% GDP. Sản phẩm công nghiệp Quỳ Hợp có mặt ở khắp thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới… Năm 2012, thu ngân sách huyện đạt 118 tỷ đồng, nhiều năm Quỳ Hợp đứng thứ 2 toàn tỉnh về thu thuế Công thương nghiệp ngoài quốc doanh.
Huyện Quỳ Hợp được Bộ Văn hoá thông tin và UBND Tỉnh Nghệ An chọn xây dựng thí điểm huyện văn hoá miền núi và dân tộc thiểu số khu vực Bắc Trung bộ. Sau 12 năm thực hiện đề án, đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay toàn huyện đã có: 5 xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hoá, 208 làng văn hoá; 31 cơ quan, 57 trường học được công nhận đơn vị văn hoá; 80,2 % gia đình văn hoá. Các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Đến nay, Quỳ Hợp có 70 trường học và 1 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 1 Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề. Trong đó có 38 trường đạt chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 25.912 em học sinh các cấp. Chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao. Huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2003, THCS năm 2005 và đạt thành tích xuất sắc vào năm 2012. Hàng vạn học sinh Quỳ Hợp đã được vào các trường đại học và trưởng thành, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước… Hiện nay, toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm Y tế, 1 Xí nghiệp Dược phẩm, 21 trạm Y tế xã thị trấn, và 6 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế, với hơn 200 cán bộ y bác sỹ.
Quỳ Hợp phát triển các khu công nghiệp nhỏ.
Với những kết quả nổi bật và thành tích đạt được trên Quỳ Hợp vinh dự được Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ huyện Quỳ Hợp. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước vinh danh và tặng thưởng, là niềm vinh dự, tự hào trong trang lịch sử truyền thống vẻ vang của huyện để các thế hệ hôm nay và mai sau tiếp bước noi theo .
Với truyền thống 50 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, với những khát vọng cao cả hướng tới tương lai tốt đẹp của quê hương, đất nước. Đảng bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang Quỳ Hợp sẽ siết chặt đội ngũ, chung sức, chung lòng, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước để thực hiện thắng lợi những mục tiên kinh tế xã hội đến năm 2015 mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 19 đã đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội 17 của Đảng bộ tỉnh Nghệ An và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.
Theo Dantri
Địa đạo độc nhất đang bị lãng quên
Địa đạo Văn La, địa đạo độc nhất của tỉnh Quảng Bình, nơi trú ẩn của bộ đội và người dân trong kháng chiến chống Mỹ, nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Địa đạo chạy dọc giữa làng
Ngược thành phố Đồng Hới về phía nam khoảng vài km, địa đạo Văn La, thuộc thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh nằm sát mép một ngọn đồi nhỏ ở cạnh làng. Địa đạo Văn La không mang tầm vóc lớn lao như địa đạo Vịnh Mốc hay Củ Chi nhưng cũng là bằng chứng sống động về một thời kỳ chiến tranh gian khổ và ác liệt của những năm kháng chiến chống Mỹ.
Di tích lịch sử địa đạo Văn La đang bị lãng quên trong trí nhớ nhiều người
Thời kỳ đó, khi đế quốc Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, Quảng Bình cũng là một trọng điểm hứng chịu biết bao bom, đạn của kẻ thù. Bến phà Quán Hàu, điểm trung chuyển hàng hóa trên tuyến huyết mạch Bắc - Nam cũng bị bắn phá dữ dội. Trên tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục đương đầu với cuộc chiến, đảng bộ, chính quyền đã chỉ đạo xây dựng hệ thống giao thông hào cạnh khu dân cư để người dân và bộ đội có chỗ trú ẩn an toàn.
Đồi Hoàn Vũ thuộc làng Văn La, nơi có địa thế cao đã được chọn để xây dựng địa đạo. Địa đạo Văn La được đào từ tháng 6/1966, có chiều dài hơn 150m, rộng 1,5m, cao 1,8m với 3 cửa, tạo thành hình chữ L chạy dọc giữa làng, cùng với hệ thống giao thông hào chằng chịt đã tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc trong lòng đất. Bên trong địa đạo khá thông thoáng, người dân có thể thoải mái ra vào. Trước mặt địa đạo là đồng ruộng nên khi lao động sản xuất, người dân có thể thuận tiện chạy vào trú ẩn kịp thời khi máy bay ném bom.
Theo một số cụ cao tuổi kể lại: "Lực lượng trực tiếp đào địa đạo lúc đó là trung đội dân quân xã Lương Ninh gồm 36 chiến sĩ, được chọn từ những xã viên của các đội sản xuất, do đồng chí Nguyễn Chước làm trung đội trưởng. Trung đội chia làm 3 tiểu đội, thay nhau đào. Qua hơn 360 ngày, địa đạo Văn La được hoàn thành, có sức chứa khoảng 300 người.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, địa đạo Văn La đã phát huy được tác dụng, làm nơi trú ẩn an toàn cho nhân dân. Bên cạnh đó, còn là điểm sơ tán cho những thương binh, những chiến sĩ lái xe chở hàng hóa chi viện cho chiến trường vào đây trú ngụ để chờ sang phà Quán Hàu trong sự cưu mang, giúp đỡ của nhân dân, tự vệ địa phương.
Địa đạo độc nhất đang bị lãng quên
Từng là một chứng tích oai hùng trong chiến tranh, nơi thể hiện niềm tin và ý chí sắt son của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thắng lợi của toàn dân tộc, sau hơn 50 năm, địa đạo Văn La đang bị lãng quên và bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đến địa đạo Văn La bây giờ, nếu không có người chỉ dẫn phải mất thời gian khá lâu mới tìm được cửa địa đạo mặc dù cạnh đó có tấm bia đá khắc ghi: "Di tích lịch sử địa đạo Văn La". "Đây là công trình đầu tiên, duy nhất ở Quảng Bình thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, kịp thời của Đảng bộ huyện Quảng Ninh. Sự đoàn kết, gắn bó của Đảng bộ và nhân dân xã Lương Ninh vượt qua gian khổ, khó khăn, tạo cơ sở vững chắc để nhân dân bám đất, bám làng sản xuất, chiến đấu, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".
Cửa chính dẫn vào địa đạo bị cây cối, cỏ dại phủ kín
Ngay cửa chính dẫn vào địa đạo, cỏ dại mọc um tùm dường như che khuất toàn bộ. Hai cửa còn lại cũng đã bị đất đá bồi lấp, trần địa đạo bị hư hỏng nặng, sụt xuống, nhiều đoạn hầm bị đất che kín, nên địa đạo bây giờ chỉ còn khoảng 50 - 60m chiều dài.
Tấm bia chỉ dẫn đặt ở cửa thứ 2 bị lá cây phủ quanh, lối dẫn vào đã bị đất đá bồi lấp
Sau khi được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử, năm 2005, địa đạo Văn La mới được đầu tư xây dựng một con đường dẫn vào đây và xây dựng cống thoát nước cho địa đạo cũng như hệ thống văn bia.
Tuy nhiên, điều khiến người dân sống gần đó luôn băn khoăn đó là giá trị lịch sử của Địa đạo Văn La trong trí nhớ của mọi người. Nếu như địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị), địa đạo Củ Chi (TP Hồ chí Minh) là nơi để du khách tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu quá khứ thì dường như địa đạo Văn La ở Quảng Bình đang bị lãng quên theo thời gian.
Một cựu chiến binh sống gần di tích địa đạo cho biết, thỉnh thoảng vào dịp cuối tuần vẫn có một số em học sinh vào trong địa đạo bắt dơi nhưng cũng chỉ vào được vài mét là phải quay ra do hang quá tối và ẩm thấp. Hơn nữa, do bây giờ chỉ còn một lối duy nhất dẫn vào địa đạo, hai cửa còn lại đã bị bồi lấp nên không khí không thể lưu thông, dễ bị ngạt. Cũng chính vì vậy, cũng không có mấy ai vào đây tham quan, khám phá.
Bên trong địa đạo bị xuống cấp và rất ẩm thấp, tối tăm
Theo tìm hiểu, được biết, trong quá trình tôn tạo, xây dựng văn bia và đường dẫn vào di tích, đơn vị thi công đã sửa lại hệ thống thoát nước ở cửa địa đạo. Nhưng do cổng được thiết kế cao hơn so với nền đất bên trong nên về mùa mưa, nước không lưu thông được gây ứ đọng, ẩm thấp.
Cần bảo tồn và nâng cao giá trị lịch sử của địa đạo Văn La là một việc làm cần thiết để mọi người, nhất là thế hệ sau hiểu thêm về lịch sử oai hùng, gian khổ của một thời chiến tranh giữ nước? Đó cũng là trăn trở của biết bao người dân địa phương lúc này.
Theo Dantri
Cục Cảnh sát bảo vệ gặp mặt ngày truyền thống Nhân kỷ niệm 39 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát bảo vệ (15-4-1974/15-4-2013), chiều 12-4, Cục Cảnh sát bảo vệ (CSBV) đã long trọng tổ chức Lễ gặp mặt các thế hệ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, cùng với quân dân cả...