Kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng
Sáng qua, 15-8, Sở VHTT&DL Hà Nội phối hợp cùng UBND huyện Mê Linh, Thành đoàn Hà Nội và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức họp báo công bố chuỗi các sự kiện chính thức trong Lễ kỷ niệm 2000 năm ngày sinh hai nữ anh hùng dân tộc, biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường.
Điểm nhấn quan trọng nhất của chuỗi các hoạt động kỷ niệm là Lễ mít tinh diễn ra vào 20h ngày 23-8 cùng chương trình nghệ thuật “2000 năm Vương nữ đất rồng”. Trước đó, lúc 13h30 cùng ngày là hội thảo “Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống Hai Bà Trưng trong xây dựng và bảo vệ đất nước” và Triển lãm “Hoa đất Việt”- giới thiệu những gương mặt phụ nữ Việt Nam tiêu biểu…
Theo ANTD
"Tháng 7 xin để tôi yên" của bác xe ôm ở Sài Gòn
Nhiều người đi đường đã bật cười khi nhìn thấy tấm bảng với dòng chữ "Tháng 7 xin để tôi yên" đặt cạnh xe máy của bác tài xe ôm và nghĩ rằng chắc bác thường bị quấy phá...
Video đang HOT
Dòng người, xe từ các hướng đường đổ về vòng xoay Điện Biên Phủ (phường Đa Kao, quận 1) khá bất ngờ khi nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi hành nghề xe ôm đậu xe đón khách ngay gần chân cầu Điện Biên Phủ với tấm ván để phía sau xe viết bằng tay dòng chữ "Tháng 7, xin để tôi yên".
Ai cũng nghĩ rằng có thể trong quá trình mưu sinh, đã xảy ra những tình huống tranh giành địa bàn, mâu thuẫn giữa đồng nghiệp...suốt năm nên đến tháng 7 âm lịch ông mong muốn "cô hồn" đừng quấy phá.
Tấm bảng "đắng lòng" của bác tài xe ôm.
Bất ngờ, một đôi nam nữ đi trên xe máy mang biển số tỉnh Bình Thuận dừng lại định hỏi đường người đàn ông hành nghề xe ôm nói trên, tuy nhiên với vẻ mặt khó chịu, bác xe ôm lạnh lùng chỉ vào tấm bảng "Tháng 7 xin để tôi yên" rồi quát lớn "Tôi đã xin rồi mà..." khiến cả 2 hốt hoảng chạy nhanh.
Ngay sau đó, người đàn ông quay lại phân trần với chúng tôi về việc đậu xe tại đây một ngày không biết bao nhiêu lượt người dừng lại để hỏi đường.
"Thậm chí có những người với vẻ trịch thượng, ngồi chễm chệ trên xe ô tô có máy lạnh chỉ bấm kính xuống hoặc những phụ nữ mặt bịt kín khẩu trang dừng lại hỏi đường khiến tôi vô cùng khó chịu, nhất định không trả lời" - bác tài xe ôm cho biết.
Trước đó không lâu, người dân Sài Gòn cũng từng nhìn thấy tấm bảng "báo giá" chỉ đường tại góc ngã tư Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu (quận 1) mỗi lần là 5 ngàn đồng.
Hàng ngày, các bác tài xe ôm ngoài việc mưu sinh còn giúp đỡ hàng trăm trường hợp hỏi đường Sài Gòn.
Nhiều người cho rằng, với lòng hiếu khách, sự chân tình của người Sài thành thì việc "chỉ đường lấy tiền" hay thái độ khó chịu, cau có không thể chấp nhận dù chỉ của một số ít người. Bằng chứng là hàng ngày không khó để chúng ta nhìn thấy rất nhiều hình ảnh tốt đẹp, thân thiện của thành phố như những thùng trà đá miễn phí được đặt khắp nơi, các dịch vụ khác như vá sửa xe miễn phí cho người khuyết tật hay học sinh, các quán cơm từ thiện... nhằm chia sẻ với cộng đồng.
Tuy nhiên, với sự khó chịu của bác tài xe ôm về kiểu hỏi đường thiếu văn hóa của không ít người, nhất là giới trẻ thì cũng là một vấn đề cần suy nghĩ.
Vũ Lê
Theo dantri
Bị cắt điện nước ròng rã, gia đình diễn viên chuyên thủ vai "ông trùm" kêu cứu Sửa chữa nhà số 3b Phùng Khắc Khoan theo hướng dẫn của UBND phường Ngô Thì Nhậm, khi công trình hoàn thành gia đình ông Chu Ngọc Hùng bất ngờ nhận thông báo cưỡng chế với lý do xây dựng sai và bị cắt điện, nước trong suốt 1,5 tháng nắng nóng cực điểm. Trong đơn kêu cứu khẩn cấp gửi báo Dân...