Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lúc gian khó, luôn có Bác
35 năm gắn bó trong quân ngũ và có 10 năm làm cảnh vệ bên cạnh Bác Hồ, ông Nguyễn Ngọc Châu học được rất nhiều đức tính cao đẹp của Người. Để rồi hôm nay, dù Bác đã đi xa, nhưng những đức tính ấy vẫn ngấm sâu trong tâm hồn người cảnh vệ.
Bác Hồ trong lòng người cảnh vệ
Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Ngọc Châu ở tổ dân phố 4, phường Bắc Hà, TP.Hà Tĩnh – người đã có 10 năm vinh dự làm cảnh vệ sống bên cạnh Bác. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ giữa lòng thành phố, người lính cảnh vệ với mái tóc bạc phơ bước đến bên chiếc tủ kính lấy xấp báo cũ và những tấm ảnh ông chụp chung cùng đồng đội cho chúng tôi xem. Lật giở từng trang hồi ký, từng bức ảnh, dường như ông trở về với quá khứ để sống lại những ngày tháng đẹp của tuổi thanh xuân.
Ông Nguyễn Ngọc Châu kể về quãng thời gian 10 năm vinh dự được bảo vệ Bác. Ảnh: Q.N.
Ông Châu không bao giờ quên chuyến công tác cùng Bác Hồ năm 1952. Khi ấy, ông cùng đồng đội đang tháp tùng Bác lên chiến khu Việt Bắc bất ngờ gặp một trận lũ lớn. Ngay lúc đó, đồng chí Đào Văn Phong – Tiểu đội trưởng họp gấp các chiến sĩ trong đoàn lại, nêu ra phương án sẽ cử chiến sĩ cõng Bác qua suối. Ngay khi đồng chí Phong báo cáo với Bác về phương án này, Bác đã xua tay và nói: “Chú cõng Bác qua suối giữa dòng nước chảy xiết này chẳng may gặp phải hòn đá trơn thì hai người cùng ngã. Theo Bác, chúng ta nên sắp thành hàng ngang, cầm tay nhau qua suối”.
Không để đồng đội hy sinh vì mình, trong lúc gian nguy nhất, Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng chí, đồng đội. Trong ký ức người cảnh vệ Nguyễn Ngọc Châu, Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Bác có lối sống rất giản dị. Ông Châu kể tiếp: “Năm 1957, Bác Hồ cùng đoàn đến thăm hỏi động viên các cán bộ, chiến sĩ tu bổ, xây dựng lại đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên, Hà Nội). Con đường này, trong những năm kháng chiến nhiều lần bị ném bom, nhiều đoạn bị sụt lún. Để tu bổ, các cán bộ, chiến sĩ phải đi gánh đất ở sông Hồng lên đắp. Không ngại bẩn, ngại mệt, Bác cũng xuống gánh đất cùng anh em chiến sĩ.
Mong được gặp lại đồng đội
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Bình Sơn (xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Nghệ An), Nguyễn Ngọc Châu mồ côi cha lúc 13 tuổi, là con trai đầu nên vất vả từ nhỏ, hàng ngày phải ra đồng mò cua, bắt ốc phụ giúp mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm 16 tuổi, ông trở thành đội trưởng đội thiếu niên Khăn Quàng đỏ. Hồi ấy, trong làng Bình Sơn có Trung đoàn Ký Con về đóng quân an dưỡng. Hình ảnh anh bộ đội oai phong lẫm liệt được dân quý trọng, tin yêu đã làm cho đám trẻ trong làng, trong đó có ông luôn thầm ước được trở thành người lính.
Những hình ảnh trong chiến trường được ông Châu xem như những kỷ vật quý. Ảnh: Q.N
Video đang HOT
Năm 17 tuổi, ông tình nguyện viết đơn xung phong đi khám tuyển, may mắn trúng tuyển rồi vào Trung đoàn 44 huấn luyện. Sau gần 2 tháng, cả đơn vị hành quân bằng đường bộ ra Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu. Lúc này, các sư đoàn tổ chức về lấy quân bổ sung cho mặt trận Điện Biên Phủ, ông được điều vào Đại đội 1, Trung đoàn 165, Sư đoàn 312 (Quyết Thắng). Tuy vóc dáng nhỏ nhưng nhờ tháo vát, nhanh nhẹn nên ông Châu được chọn làm liên lạc cho đại đội trưởng Lê Kim.
Không có sự xa cách nào giữa Bác và mọi người. Bác luôn quan tâm khi gặp bất cứ ai, dù ở cương vị nào. Điều đó làm Bác gần gũi được mọi người, không ai thấy có sự xa cách”. Ông Nguyễn Ngọc Châu
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập đơn vị bảo vệ Trung ương Đảng, chiến sĩ Nguyễn Ngọc Châu được chọn vào Trung đoàn 600. Khoảng tháng 8.1954, tại thôn Vai Cày (xã Văn Lũng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) lần đầu tiên 600 chiến sĩ trong đơn vị của Trung đoàn 600 được gặp Bác trước lúc nhận lệnh về tiếp quản thủ đô.
Ở tuổi 81, sức khỏe có phần kém đi, nhưng ông Nguyễn Ngọc Châu vẫn minh mẫn khi nhớ về đồng đội. Những cái tên như Phan Văn Học, Nguyễn Văn Thái, Phan Văn Mè… luôn được ông nhắc trong suốt buổi nói chuyện. Với ông, quãng thời gian 10 năm làm cảnh vệ bên Bác, cùng đồng đội bảo vệ sự an toàn cho Bác là những tháng ngày không thể nào quên. Ông nâng niu từng tấm ảnh, từng kỷ niệm bên đồng đội ông mình. “Sau 10 năm làm cảnh vệ bên Bác, rồi lại tham gia kháng chiến ở chiến trường Camphuchia… nhiều lần đứng giữa sự sống và cái chết nhưng thứ tôi không thể mất đó là những bức ảnh của tôi và đồng đội được chụp trong khoảng thời gian được làm cảnh vệ bên Bác. Mỗi nẻo đường chúng tôi từng qua là những kỷ niệm, những bài học vô cùng quý giá” – ông Châu nói.
Là một người lính về hưu, ông rất tích cực tham gia các hoạt động của xóm, phường nhằm mang lại cho mọi người cuộc sống tốt hơn, một môi trường trong lành, sạch đẹp.
Khi nói về nguyện vọng của mình, đôi mắt ông Châu nhìn xa xăm: “Tôi cũng không sống được bao lâu nữa, hơn nửa đời người cống hiến vì Tổ quốc xem như tuổi trẻ của tôi cũng không uổng phí. Bây giờ, điều tôi mong muốn nhất là một lần được gặp lại những đồng đội đã cùng tôi sát cánh bên Bác Hồ”.
Theo Danviet
Những kỷ vật lần đầu công bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Tặng phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Những câu chuyện chưa kể" là tên gọi của chuyên đề trưng bày khai mạc ngày 18/5 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).
Triển lãm trưng bày 79 hiện vật tặng phẩm, trong đó phần lớn là các hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng, tượng trưng cho cuộc đời 79 mùa xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hầu hết kỷ vật gắn với những câu chuyện cảm động, những món quà tuy nhỏ nhưng thể hiện tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các tập thể, cá nhân được tặng quà...
Chiếc máy thu thanh Bác được việt kiều Thái Lan tặng năm 1960
Huy hiệu Bác Hồ - kỷ vật được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho những tấm gương Người tốt việc tốt.
Đôi giầy và guốc Chủ tịch Hồ Chí Mình đã sử dụng trong thời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Túi đựng cơm và nước uống Người sử dụng trong thời gian công tác tại địa phương.
Mũ cát người sử dụng trong thời sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Triển lãm giúp người dân có thể hiểu hơn về tấm lòng của dân và bạn bè quốc tế với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiếc xe đạp của ông Đào Văn Tư (63 tuổi), ông đã đạp xe từ thành phố Hồ Chí Minh ra thăm lăng Bác trong 26 ngày đêm.
Máy ghi âm và tăng âm do đoà thực tập nước Cộng hoà Nhân dân Hungari tặng nhân dịp sinh nhật của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969.
Những kỷ vật này đã được trân trọng giữ gìn trong nhiều năm và sau đó được chủ nhân hoặc thân nhân của họ tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chiếc áo, cái mũ cói được những người dân làm và đem tặng chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giang Huy
Theo VNE
10 địa danh thiêng liêng gắn với sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ Làng Sen, chiến khu Tân Trào, quảng trường Ba Đình là những địa danh thiêng liêng in đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2016), cùng Kiến Thức điểm lại những địa danh thiêng liêng, đong đầy ý nghĩa lịch...