Kỷ nguyên về chính phủ Mỹ bị chia rẽ đã bắt đầu
Hai năm trước, chính quyền Trump đã điều hành nước Mỹ khi Đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện. Kể từ ngày 3.1, Đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Hạ viện.
Ông Trump và bà Nanci Pelosi, tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Ảnh: Politico
Từ vấn đề chính phủ phải đóng cửa
Kể từ ngày 3.1, đảng Dân chủ, hai tháng sau chiến thắng giữa nhiệm kỳ, đã giành lại quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên sau 8 năm. Điều này mở ra một kỷ nguyên mới cho một chính phủ bị chia rẽ không chỉ bởi vì các công nhân liên bang sẽ không được trả lương và các cơ quan không bị ảnh hưởng. Nó cũng báo hiệu sự chấm dứt những ưu thế tại lưỡng viện vốn đã hỗ trợ cho chính quyền Donald Trump trong hai năm đầu cầm quyền.
Đằng sau việc đóng cửa chính phủ là ông Trump, khăng khăng đòi 5 tỉ USD cho một bức tường ở biên giới phía Nam. David Cicilline, một nghị sĩ đến từ Rhode Island, người đứng đầu bộ phận thông tin của Đảng Dân chủ, nói rằng ông Trump sẽ không có cơ hội nhận được số tiền đó. Cuối năm ngoái, các Thượng nghị sĩ Dân chủ đã đề nghị 1,6 tỉ USD cho an ninh biên giới. “Chúng tôi thống nhất là cần bảo đảm biên giới của mình, chúng tôi có trách nhiệm kiểm soát chi tiêu hợp lý”.
Từ đầu tháng 12, ông Trump đã ngưng yêu cầu đối với khoản tiền 5 tỉ USD, cho thấy ông sẽ chấp thuận một giải pháp tiếp tục ngắn hạn không có tài trợ để giữ cho chính phủ tiếp tục hoạt động. Sau đó, bị công kích và ông đã thay đổi, quyết định đóng cửa chính phủ và nhắc lại yêu cầu về xây bức tường biên giới với Mexico.
Một số ý kiến cho rằng những gì ông Trump thực sự muốn không phải là bức tường, mà là cuộc chiến trên bức tường. Vì nếu ông thực sự muốn 5 tỉ USD của mình, ông có thể đàm phán một thỏa thuận với đảng Dân chủ. Nhưng ông Trump lại coi việc tấn công điểm yếu đảng Dân chủ về tội phạm và nhập cư là một chiến lược tốt hơn là thỏa hiệp.
Ông đã đăng lên Twitter: “Chúng ta có một vấn đề, an ninh biên giới”, hai ngày sau Giáng sinh. Ông tin rằng quan điểm diều hâu của ông về nhập cư đã giành cho ông chức tổng thống vào năm 2016 và vẫn là vũ khí mạnh nhất của ông. Nhưng lý thuyết đó đã được thử nghiệm vào năm 2018, khi các ứng cử viên của đảng Cộng hòa khơi dậy nỗi sợ hãi, theo cách nói của ông Trump, “cái chết và sự hủy diệt gây ra bởi những người không nên ở đây”. Thực tế là tội phạm của người nhập cư ở mức thấp hơn so với người bản địa. Đảng Cộng hòa đã mất nhiều ghế trong năm ngoái, trận thua lớn nhất trong một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ so với bất kỳ cuộc bầu cử nào kể từ Watergate.
Video đang HOT
Ông Trump sẽ phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra
Bây giờ bà Pelosi một lần nữa là Chủ tịch Hạ viện, và nhiều thành viên đảng Dân chủ là các chủ tịch ủy ban với quyền luận tội ông Trump.
Elijah Cummings, chủ tịch của Ủy ban Giám sát Hạ viện, đã yêu cầu thông tin về việc sử dụng email cá nhân cho công việc của chính phủ và việc thanh toán cho Tổ chức Trump. Jerry Nadler, người sẽ làm Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, có kế hoạch tổ chức các phiên điều trần về chính sách ly thân gia đình và sự can thiệp của Nga vào năm 2016. Adam Schiff, người sẽ đứng đầu Ủy ban Tình báo Hạ viện, muốn điều tra các lợi ích kinh doanh của ông Trump. Richard Neal, người sẽ điều hành Ủy ban Phương tiện và chính sách Hạ viện, có kế hoạch bắt buộc phát hành tờ khai thuế của ông Trump.
Tỉ lệ ủng hộ dành cho ông Trump vẫn đứng ở mức khoảng 40%; Không giống như hầu hết các tổng thống, ông hầu như khó có thể gia tăng tỉ lệ ủng hộ của mình. Trong khi đó, cuộc điều tra của Robert Mueller, đang tiến triển không ngừng. Tổng thống khó có thể mất sự ủng hộ thêm nữa, điều này có thể giải thích cho việc ông từ chối đàm phán về vấn đề ngân sách liên quan đến bức tường biên giới với Mexico.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bế tắc vĩnh viễn. Người ta có thể tưởng tượng đảng Dân chủ đồng ý tăng nhẹ tài trợ an ninh biên giới để ông Trump giữ thể diện, tuyên bố chiến thắng và mở cửa lại chính phủ. Ngoài ra, các bên có thể dành hai năm tiếp theo để chiến đấu với vấn đề nhập cư trong khi tìm ra điểm chung nơi họ có thể, ví dụ là về cơ sở hạ tầng hoặc định giá thuốc theo toa.
Nguồn Economist
Theo Nhipcaudautu
Dần lộ diện người muốn "so găng" ông Trump năm 2020
Nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đi được một nửa nhưng dư luận Mỹ đã bắt đầu quan tâm...
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden
Nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đi được một nửa nhưng dư luận Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến những ứng viên có thể cạnh tranh với ông Trump trên đường đua vào Nhà Trắng trong năm 2020. Theo kết quả thăm dò mới nhất của hãng tin CNN, người đứng đầu trong số các ứng viên tiềm năng có thể thách thức Tổng thống Mỹ Donald Trump trong mùa bầu cử tới không phải ai khác mà chính là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Ông Joe Biden lấp lửng chuyện chạy đua vào Nhà Trắng
Cuộc khảo sát của hãng tin CNN thực hiện từ ngày 4 - 7/10, đối với ngẫu nhiên 1.009 người vừa được công bố trong tuần này. Kết quả cho thấy, 1/3 số người được hỏi dự định chọn ông Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 (33%). Về thứ hai là Thượng nghị sĩ Mỹ đại diện tiểu bang Vermont - Bernie Sanders với tỉ lệ 13%.
Dù là người được phần đông dư luận yêu thích nhưng đến thời điểm này ông Joe Biden vẫn chưa chính thức xác nhận việc tham gia tranh cử Tổng thống năm 2020.
Joe Biden là Phó Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, từ năm 2009 - 2017 dưới thời Tổng thống Barack Obama. Không chỉ là một phó tướng để lại nhiều dấu ấn và hỗ trợ đắc lực cho ông Obama suốt 8 năm, ông Biden còn nổi tiếng là người trở thành Thượng nghị sĩ trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ ở độ tuổi 30. Ông đã hai lần chạy đua vị trí ứng viên đại diện đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống trong các năm 1988 và 2008 nhưng thất bại.
Mới đây nhất, trong phiên hỏi đáp tại câu lạc bộ Kinh tế của Tây Nam Michigan, ông Biden bỏ ngỏ khả năng ra tranh cử khi lấp lửng nói rằng, tuổi tác của mình hoàn toàn "hợp pháp" nếu muốn chạy đua Tổng thống vào năm 2020.
Mặc dù hiện tại, tuổi của ông Biden không được coi là lợi thế (hiện đã 75 tuổi) nhưng xét độ tuổi của các ứng viên tiềm năng đại diện đảng Dân chủ chạy đua Tổng thống, tính đến năm 2020 cũng đều ở độ tuổi 70.
Chẳng hạn, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đều đang 77 và 69 tuổi. Trong khi đó, ở đảng Cộng hòa, ông Donald Trump đã 72 tuổi.
Cũng trong lần chia sẻ này, vị cựu Phó Tổng thống ấn định, thời hạn ông quyết định việc chạy đua Tổng thống năm 2020 sẽ là tháng 1 tới. Sau lời nói đó, cả hội trường rộ lên: "Tranh cử Tổng thống đi, Biden!".
Nhưng, ông Biden vẫn giữ bình tĩnh và tiết lộ điều ngăn cản ông chưa thể đi đến quyết định cuối cùng ngay lúc này. Đó là bởi gia đình Biden đang chật vật từng ngày để vượt qua nỗi đau trước sự ra đi của con trai Beau Biden năm 2015. "Rất nhiều người trong số các bạn đã trải qua những quãng thời gian khó khăn hơn tôi khi mất đi con gái hoặc con trai. Vậy nên chắc các bạn hiểu, gia đình chúng tôi cần thời gian để vượt qua nỗi đau", ông chia sẻ và nói thêm: "Tôi biết, Beau hẳn cũng muốn tôi chạy đua. Nhưng chân thành mà nói, dù ứng viên là ai cũng không nên kêu gọi vận động tranh cử nếu họ chưa thể toàn tâm toàn ý nhìn vào mắt các cử tri mà nói - Tôi hứa với bạn, bằng tất cả những nỗ lực, sự tập trung, toàn bộ con tim và tâm hồn".
Âm thầm chuẩn bị
Hiện tại, theo một số tờ báo Mỹ như The Hill, Washington Post..., cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã và đang có những động thái chuẩn bị rất nghiêm túc và âm thầm cho cuộc đua vào Nhà Trắng.
Theo The Hill, từ tháng 3 năm nay, "Biden đã 2 lần đi vận động tại Pennsylvania cùng ứng viên Hạ viện Conor Lamb (thuộc đảng Dân chủ). Ông cũng chủ trì bữa tiệc tối Mansfield Metcalf tại Montana - nơi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jon Tester chuẩn bị tái tranh cử vào tháng 11".
Tờ Washington Post nhận định, cựu Phó Tổng thống Biden đang hoạt động như một người chuẩn bị chạy đua Tổng thống vào năm 2020 hoặc ít nhất cũng bỏ ngỏ khả năng chạy đua.
Việc liên tục lui tới khắp mọi miền đất nước, đại diện cho các thành viên đảng Dân chủ khác, sẽ tạo điều kiện để ông tăng cường hiện diện trước mắt công chúng, giữ liên lạc với các nhà tài trợ, thể hiện sức mạnh chính trị của mình và quan trọng hơn, đó là tạo dựng sự ủng hộ nơi các thành viên đảng Dân chủ.
Nói cách khác, giống như cách cựu ứng viên Tổng thống Mitt Romney thực hiện năm 2010, Biden đang xây dựng vị trí của mình như người bảo vệ không thể thiếu của đảng Dân chủ.
Trang Trần
Theo baogiaothong
Thượng đỉnh Mỹ-Triều sau bầu cử Mỹ Tổng thống Trump cho biết ông không muốn gặp người đồng cấp Triều Tiên cho đến khi bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 kết thúc. Tờ Bloomberg hôm qua (10-10) dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết lịch trình chiến dịch vận động bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào ngày 6-11 tới đây không cho phép Mỹ và...