Kỷ nguyên vàng của điện thoại Trung Quốc sắp kết thúc?
Thị trường smartphone lớn nhất thế giới đang gặp rắc rối khi sụt giảm 14,7% trong quý II, theo hãng nghiên cứu IDC.
Trung Quốc truy quét 12.000 tài khoản mạng xã hội liên quan tiền mã hóa
Công ty mẹ TikTok thâu tóm chuỗi bệnh viện tư hàng đầu Trung Quốc
Ấn Độ muốn cấm smartphone Trung Quốc dưới 3,5 triệu đồng
Không chỉ có vậy, các thương hiệu hàng đầu Đại lục như Xiaomi, Vivo và Oppo đều báo cáo doanh số giảm sâu. Có nhiều yếu tố dẫn đến điều này, bao gồm chính sách phong tỏa Covid-19 nghiêm ngặt, song vấn đề lớn hơn đã cháy âm ỉ từ lâu.
(Ảnh: swrve)
Video đang HOT
Sự bùng nổ smartphone kéo dài hơn chục năm nhờ những người mua mới và những đợt nâng cấp không ngừng sắp đến hồi kết. Một thập kỷ trước, Trung Quốc nóng lòng muốn trở thành một quốc gia di động. Họ sử dụng nguồn vốn nhà nước để xây dựng các trạm gốc 4G tại gần như mọi ngôi làng, khuyến khích các nhà sản xuất nội địa bán những thiết bị đẹp mắt cho hàng trăm triệu người dùng tại nông thôn, những người hầu như chưa bao giờ dùng màn hình cảm ứng. Trong khi đó, Apple, Samsung và Motorola theo đuổi cư dân thành thị với các tùy chọn hào nhoáng, đắt tiền hơn.
Gần đây, các công ty smartphone nhìn thấy cơ hội khi Trung Quốc thúc đẩy mạng 5G thế hệ mới, những ít người cảm nhận được khó khăn dần hiện hữu. Một vấn đề lớn là thị trường smartphone khổng lồ này ngày càng bão hòa. Trung Quốc có hơn 1,6 tỷ người dùng di động tính đến cuối năm 2021, cao hơn số dân (1,4 tỷ). Tỉ lệ thâm nhập cao hơn trung bình toàn cầu và dẫn đến cạnh tranh khốc liệt.
Nhu cầu thay thế điện thoại không còn gấp gáp. Vòng đời sản phẩm smartphone kéo dài, đặc biệt khi kinh tế không khả quan. Giá dịch vụ 5G khiến nhiều người vẫn gắn bó với dịch vụ 4G. Toby Zhu, nhà phân tích của hãng nghiên cứu Canalys, nêu trong một báo cáo: “Người tiêu dùng Trung Quốc đang kìm hãm chi tiêu cho điện thoại thông minh”. Các hãng điện thoại hi vọng chương trình khuyến mãi trực tuyến lớn vào tháng 6 vừa qua có thể kích thích nhu cầu song không thành công. Thậm chí Apple, nổi tiếng với các sản phẩm đắt tiền, cũng lần đầu giảm giá toàn bộ dòng iPhone để hấp dẫn khách hàng.
Cùng lúc này, các biện pháp phòng chống Covid-19 đang chống lại mọi doanh nghiệp. Lệnh phong tỏa làm gián đoạn hoạt động bán lẻ, logistics, sản xuất. Một giám đốc giấu tên tại một công ty đã dự trữ linh kiện tỏ ra lo lắng vì nhu cầu suy yếu sẽ khiến họ dư thừa hàng tồn kho. Một người khác lại lo ngại thiếu vắng sản phẩm mới làm cho thị phần tiếp tục giảm sút. Không một ai cảm thấy vui vẻ.
Năm sau, nhiều nhà phân tích tin rằng nhu cầu sẽ hồi phục và thị trường được kéo lên. Dù vậy, số ít dự đoán kỷ nguyên vàng của smartphone Trung Quốc sẽ quay trở lại.
Samsung đứng trước Apple trên thị trường smartphone
Samsung đã đánh bại Apple để thống trị thị phần smartphone toàn cầu trong quý I/2022.
Trong 3 tháng đầu năm, Apple đã trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ 2 trên thế giới, xếp sau gã khổng lồ công nghệ xứ sở Kim chi.
Cụ thể, theo số liệu của BanklessTimes, Táo khuyết và Samsung là 2 cái tên tranh nhau ngôi vương trên thị trường smartphone toàn cầu. 3 tháng đầu năm, Samsung đã bán được 73 triệu smartphone toàn cầu, chiếm 23,4% thị phần. Trong khi đó, doanh số của Apple chỉ chiếm 18% thị phần với 56 triệu iPhone bán ra.
Cuộc chiến giữa 2 hãng công nghệ hàng đầu thế giới luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Lần này, phần thắng đã nghiêng về ông lớn Samsung của xứ sở kim chi.
"Samsung trước giờ vốn nổi tiếng với những sản phẩm sáng tạo, hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Hãng có được vị thế dẫn đầu trên thị trường là nhờ chiến lược tập trung vào phân khúc điện thoại giá rẻ và tầm trung của mình. Đồng thời, bằng cách chú trọng vào trải nghiệm của người tiêu dùng cuối cùng, hãng đã cho ra đa dạng nhiều dòng thiết bị khác nhau, tăng đáng kể doanh số bán ra", CEO Jonathan Merry của BanklessTimes nhận định.
Song, điều ngạc nhiên là gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng cũng là nhà sản xuất duy nhất đạt mức tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm, trong khi các hãng khác đều sụt giảm từ 1,2% đến 27,7%..
Theo 9to5mac, tuy chỉ chỉ xếp vị trí thứ 2, Apple đã gây ấn tượng khi vượt mặt hàng loạt đối thủ Android khác. Các hãng này có smartphone trải dài từ phân khúc giá rẻ đến flagship. Trong khi đó Táo khuyết chỉ tập trung vào dòng điện thoại cao cấp với iPhone, dẫn đến nhiều bất lợi trên thị trường. Điều này cho thấy sức nóng của smartphone Apple chưa bao giờ hạ nhiệt đối với người dùng.
Bằng chứng là một báo cáo hồi tháng 6 của Counterpoint Research đã chỉ ra Táo khuyết là thương hiệu dẫn đầu trong thị trường smartphone flagship vào quý I/2022. Tập đoàn công nghệ hiện chiếm đến 62% thị phần điện thoại cao cấp trong 3 tháng đầu năm. Đây là con số cao nhất Apple từng đạt được kể từ quý I/2017.
Nhờ iPhone 13, Apple đã có doanh số ấn tượng và mức tăng trưởng hiếm hoi so với các nhà sản xuất smartphone Android khác.
Bên cạnh đó, Counterpoint Research còn cho biết iPhone tiếp tục dẫn đầu danh sách smartphone bán chạy nhất tháng 4. Thậm chí, trong số 10 model có doanh số cao, 4 vị trí đầu tiên đều thuộc về dòng điện thoại của Táo khuyết.
Cũng trong bảng xếp hạng của BanklessTimes, xếp thứ 3 với thị phần 13% thuộc về hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi. Hãng công nghệ đã bán ra 39,9 triệu thiết bị. Con số này đã giảm mạnh 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Oppo và Vivo là 2 nhà sản xuất tiếp theo ghi tên mình trong bảng xếp hạng. Cụ thể, trong khi Oppo chiếm 8,7% thị phần với 27,4 triệu điện thoại bán ra, doanh số của Vivo đạt được 25,3 triệu thiết bị, tương đương 8,1% thị phần. Cả hai thương hiệu này đều có doanh số giảm 27-28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo IDC, tổng lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu đã giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong 3 tháng đầu năm. Đây đã là quý thứ 3 liên tiếp thị trường smartphone ghi nhận mức sụt giảm trong doanh số. Cụ thể, 314 triệu thiết bị đã được giao trong quý I/2022, thấp hơn 3,5% so với dự đoán của IDC hồi tháng 2.
Nabila Popal, Giám đốc nghiên cứu của IDC, cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là do đứt gãy cung ứng các linh kiện sản xuất smartphone quan trọng. Đồng thời, nhu cầu mua smartphone của người dùng cũng giảm sút trước tỷ lệ lạm phát và bất ổn kinh tế gia tăng.
Các trò chơi thế giới mở đã móc túi game thủ như thế nào? Một trong những thách thức lớn nhất với các trò chơi ngày nay, là việc có đủ thời gian để hoàn thành chúng. Thời đại ngày nay là một kỷ nguyên vàng đối với trò chơi điện tử. Riêng trong năm 2021, có hàng ngàn tựa game được ra mắt. Vấn đề giờ đây là game thủ có thời gian để hoàn thành...