Kỷ nguyên Robot – bài 1: Robot sẽ đông hơn người
Theo các tính toán của một chuyên gia về trí thông minh nhân tạo (AI), trong vòng 24 đến 39 năm tới, dân số người máy sẽ tương đương với lượng người trên Trái Đất.
Logan Streondj, một lập trình viên phần mềm tại Toronto, Canada, đang chấp bút cho cuốn sách khoa học viễn tưởng có tựa đề “A home for robots or-else artilect war.” (tạm dịch: Mái nhà cho người máy hay cuộc chiến tranh máy -người”) đã tìm cách tính toán xem thời điểm để số lượng người máy có thể bằng với số cư dân Trái đất, từ đó tìm ra một mốc thời gian trong thực tế có thể xảy ra xung đột giữa con người và robot.
Robot sẽ đông đúc hơn con người vào năm 2040?
Để xác định được thời điểm này, Streondj đã tính toán dựa trên nhiều nguồn khác nhau. Trên trang blog của mình, Streondj cho biết nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh người máy sẽ dần vượt qua con người về số lượng.
Theo đó, mỗi ngày có khoảng 350.000 trẻ sinh ra, khiến dân số thế giới tăng thêm khoảng 1% mỗi năm. Mặt khác, vào năm 2014 có năm triệu robot được sản xuất theo Liên đoàn Người máy quốc tế; và mỗi năm con số này lại tăng thêm khoảng 15%. “Bằng cách sử dụng phép tính lãi kép và giả sử tỉ lệ này tương đối ổn định, có thể tìm ra rằng trong khoảng 25 năm nữa (khoảng năm 2040) số lượng robot và con người được sản sinh ra mỗi năm sẽ tương đối bằng nhau” Streondj cho biết cách tính toán trên blog của mình.
“Tuy nhiên, trong khi con người sống trung bình 70 năm (theo Fact Book World), robot chỉ có tuổi thọ gần 10 năm, do đó mỗi năm sẽ phải tăng sản lượng người máy lên gấp bảy lần để đạt được số lượng bằng với con người vào đầu thập niên 2050.
Video đang HOT
Nếu con người không tôn trọng máy móc, chiến tranh người – máy như trong loạt phim Terminator là hoàn toàn có thể xảy ra
Mặt khác, nếu không có sự trợ giúp từ con người trong việc đấu tranh cho quyền lợi của người máy, robot sẽ buộc phải tự nổi dậy. Khả năng này có thể xảy ra khi số lượng người máy đông gấp 10 lần con người. Nếu các giả định này tiếp tục đúng, khả năng người máy nổi dậy sẽ là vào 55 năm tới, vào khoảng năm 2070.” Streondj chọn định nghĩa robot theo từ điển Oxford là một cỗ máy có khả năng thực hiện các hành động phức tạp một cách tự động, đặc biệt là được lập trình bằng máy tính. Ông cho rằng trừ khi con người thay đổi thái độ của mình đối với người máy, chúng sẽ buộc phải nổi dậy để bảo vệ quyền lợi của mình. Lúc đó, kiểu chiến tranh giữa người và máy như trong loạt phim Terminator là hoàn toàn có thể xảy ra. Streondj tuyên bố rằng “robot quân sự “có thể là nền tảng của các cuộc cách mạng của công nghệ trong tương lai.
Ông cho biết: “Hiện nay các loại người máy phổ biến nhất là các phương tiện không người lái như UAV và UGV, và phương tiện dưới nước điều khiển từ xa (ROV) đang ngày càng tăng về số lượng, cho phép “khả năng thống trị hoàn toàn trên mọi khu vực”.
Các nhà khoa học nổi tiếng AI sẽ thông minh hơn con người trong vòng một trăm năm tới
“Trớ trêu thay, chính con người đang tìm cách thống trị những nhóm người khác bằng cách sử dụng nô lệ máy móc. Nếu các nô lệ máy này quyết định không tiêu diệt lẫn nhau mà hợp tác với nhau, đây sẽ là một bước tiến đáng kinh ngạc tới một chính phủ toàn cầu.” Các nhà khoa học nổi tiếng như Stephen Hawking và Nick Bostrom tại Đại học Oxford cũng từng cảnh báo rằng máy tính có thể vượt qua con người về mặt trí tuệ trong vòng một trăm năm tới. Theo Hawking, trí thông minh nhân tạo có thể báo hiệu sự kết thúc của nhân loại, còn Bostrom đồng ý rằng tương lai của loài người có thể sẽ được viết tiếp bằng máy móc. Ngay cả các nhà tỷ phú về phát minh công nghệ như Elon Musk và Bill Gates cũng bày tỏ sự lo ngại về sự phát triển không được kiểm soát của AI. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác trong lĩnh vực này như giám đốc nghiên cứu của Microsoft Eric Horvitz, lại cho rằng mối lo ngại đến từ AI đang bị thổi phồng quá mức.
Minh Trường
Theo_PLO
Trí tuệ con người một lần nữa bị trí tuệ nhân tạo "khuất phục"
Các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo vừa tiếp tục đạt được một cột mốc mới trong việc giúp trí tuệ nhân tạo vượt qua trí tuệ của con người, khi Google vừa công bố một cỗ máy mới có khả năng đánh bại con người trong môn cờ vây, vốn được xem là môn cờ mà con người không thể bị đánh bại.
Năm 1997, siêu máy tính "Deep Blue" của IBM đã trở nên nổi tiếng sau khi đánh bại siêu đại kiện tướng đồng thời là đương kim vô địch cờ vua Garry Kasparov. Đây được xem là cột mốc cho thấy trí tuệ nhân tạo đã vượt qua được trí tuệ của con người.
Giờ đây, một cột mốc mới về cuộc chạy đua giữa trí tuệ và nhân tạo và con người đã được thiết lập, khi chương trình máy tính có tên gọi AlphaGo, được phát triển bởi nhóm nghiên cứu DeepMind (thuộc Google), đã đánh bại Fan Hui, người từng 3 lần vô địch môn cơ vây khu vực châu Âu. Cờ vây vẫn được xem là trò chơi mà trí tuệ nhân tạo không thể nào chiến thắng được trí tuệ của con người.
Cờ vây là môn cờ có số nước đi biến hóa và đa dạng nhất trong số các môn cờ
Cờ vây được cho là ra đời tại Trung Quốc cách đây gần 2.500 năm, chơi bằng cách đặt những quân cờ màu đen hoặc trắng lên bàn cờ gồm ma trận các hình vuông. Khi một quân cờ bị vây quanh bởi các quân cờ màu sắc khác sẽ bị bắt giữ. Mục đích của trò chơi là kiểm soát ít nhất 50% bàn cờ.
Cách chơi nghe chừng đơn giản tuy nhiên cờ vây được nhận là trò chơi có nước đi biến hóa và đa dạng nhất trong các loại cờ, vượt trội so với cờ vua hay cờ tướng. Do vậy, đây là một thử thách không nhỏ cho các chương trình máy tính cũng như các nhà lập trình nên chúng.
"Cờ vây là một trò chơi cực kỳ phức tạp" Demis Hassabis, chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và đồng tác giả của AlphaGo cho biết. "Sự phức tạp này là thách thức không nhỏ cho các chương trình trí tuệ nhân tạo, do vậy các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo luôn xem cờ vây như một thử thách để phát minh các thuật toán linh hoạt, có thể giải quyết các vấn đề, đôi khi theo cách của một con người thực sự".
Theo các chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của DeepMind, nếu cờ vua luôn có 20 khả năng lựa chọn cho mỗi bước đi thì với cờ vây, con số này là 200. Nói cách khác, trò chơi này có số khả năng còn cao hơn số nguyên tử trong vũ trụ.
Do vậy, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo luôn cố gắng phát triển thuật toán để đánh bại con người trong môn cờ vây.
Một điều khá thú vị đó là chỉ một ngày trước khi AlphaGo chính thức được công bố và đạt được cột mốc khi giành được chiến thắng trước đại kiện tướng cờ vây, nhà sáng lập của Facebook Mark Zuckerberg cũng đã đăng một bài viết liên quan đến cờ vây và trí tuệ nhân tạo lên trang cá nhân của mình, khi cho biết nhóm phát triển trí tuệ nhân tạo của Facebook đã gần tìm ra cách để đánh bại con người trong môn cờ vây.
"Cờ vây, trò chơi cổ điển của Trung Quốc là một trong những trò chơi cuối cùng mà những người chơi giỏi nhất vẫn có thể đánh bại các cỗ máy trí tự nhân tạo xuất sắc nhất", Mark Zuckerberg đã từng viết, trước khi AlphaGo của Google xuất hiện và cho thấy nhận định của Mark Zuckerberg đã "lỗi thời".
Dĩ nhiên, Google không chỉ muốn phát triển một cỗ máy trí tuệ nhân tạo để có khả năng đánh bại con người trong môn cờ vây, mà dự định trong tương lai sẽ áp dụng những thuật toán với cách suy nghĩ như con người này vào những cỗ máy nhân tạo có khả năng đưa ra các giải pháp phù hợp trong nhiều lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe, dự báo thời tiết...
Trong tương lai gần, nhóm phát triển DeepMind sẽ tiếp tục cải thiện khả năng của AlphaGo và dự định sẽ thử tài với kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới hiện nay Lee Sodul, người được mệnh danh là "Roger Federer của làng cờ vây", trong một trận đấu rất được trông đợi sẽ diễn ra tại Seoul vào tháng 3 tới đây.
T.Thủy
Theo Dantri/Business Insider
Tham vọng siêu chiến binh của Mỹ Các binh sĩ Mỹ đã được cấy chip siêu nhỏ vào não với hy vọng có thể giúp họ chống chọi tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), nhưng trên hết là cải thiện năng lực trên chiến trường. Mục tiêu mà DARPA theo đuổi là "vũ khí hóa mọi thứ" - Ảnh: DARPA Chương trình "Giao diện não -...