“Kỷ nguyên mới” ở Washington
Đảng Dân chủ xem thỏa thuận với ông Donald Trump là cơ hội để có thêm đòn bẩy trong quá trình thương thảo về các vấn đề lớn từ giờ đến cuối năm
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7-9 có chiến thắng lập pháp đáng kể đầu tiên sau khi các thượng nghị sĩ thông qua thỏa thuận về nợ và chi tiêu mà ông cùng các lãnh đạo Đảng Dân chủ đạt được một ngày trước đó tại cuộc gặp ở Nhà Trắng.
Tương lai bất định chờ GOP
Theo thỏa thuận được ông Donald Trump mô tả là báo hiệu một kỷ nguyên mới của sự hợp tác lưỡng đảng, khoảng 15,25 tỉ USD sẽ được dành để hỗ trợ các khu vực chịu tác động của cơn bão Harvey vừa qua và những thiên tai khác.
Ngoài ra, thỏa thuận nhất trí nâng trần nợ công và cấp tiền để chính phủ hoạt động đến ngày 8-12, qua đó ngăn nguy cơ đóng cửa vào cuối tháng này. Sau khi vượt ải thượng viện, dự luật được đưa đến hạ viện, nơi sự phản đối có thể đến từ những thành viên bảo thủ ủng hộ việc nâng trần nợ công phải đi kèm cắt giảm chi tiêu.
Khung cảnh cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và các lãnh đạo quốc hội tại Nhà Trắng hôm 6-9 Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Trong nỗ lực đạt được mục tiêu tức thì là có được tiền cứu trợ bão, ông Donald Trump đã phớt lờ mong muốn nâng trần nợ công trong thời gian lâu hơn con số 3 tháng được các lãnh đạo Đảng Cộng hòa (GOP) – Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell – và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đưa ra tại cuộc gặp. Đề xuất của họ là 18 tháng, trước khi giảm xuống còn 12 tháng rồi 6 tháng nhưng đều bị các lãnh đạo Đảng Dân chủ bác bỏ.
Chưa hết, ông chủ Nhà Trắng còn khiến không ít thành viên GOP thêm thất vọng khi ủng hộ đề nghị của ông Chuck Schumer, thủ lĩnh phe thiểu số của Đảng Dân chủ tại thượng viện, về việc hủy bỏ trần nợ công nhằm tránh các cuộc chiến liên quan tại quốc hội. Nhiều nghị sĩ GOP, trong đó nổi bật là Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, lâu nay nhấn mạnh không muốn từ bỏ tiếng nói đối với vấn đề gây tranh cãi này.
Việc ông Donald Trump chọn đứng về Đảng Dân chủ thay vì “người nhà” GOP trong thỏa thuận nói trên khiến nhiều người ngạc nhiên bởi các thành viên Dân chủ lâu nay luôn chống lại bất kỳ nội dung nào của chương trình nghị sự được ông chủ Nhà Trắng theo đuổi.
Các lãnh đạo GOP thậm chí còn cảm thấy bị sốc và lo lắng về mối quan hệ sắp tới giữa họ với Nhà Trắng, cũng như tương lai bất định của những chính sách của đảng mình. Một thành viên GOP nói với trang Axios rằng động thái của tổng thống không khác gì trao cho Đảng Dân chủ cả một kho vũ khí và mời họ cầm giữ GOP làm con tin.
Phản ứng bất bình được thể hiện qua kết quả cuộc bỏ phiếu ở thượng viện nói trên khi 17 phiếu chống đến từ thành viên GOP, theo tờ Washington Times.
Đảng Dân chủ thận trọng
Đài BBC nhận định cuộc xung đột giữa ông Donald Trump và các thành viên GOP tại quốc hội có thể lên tầm cao mới sau những gì xảy ra tại cuộc gặp hôm 6-9. Nó cũng có thể đánh dấu sự khởi đầu của một tổng thống không chịu sự ràng buộc của mối quan hệ đảng phái trong việc thương thảo để đạt thỏa thuận khi cần. Đây chính là kiểu ông chủ Nhà Trắng mà một số cử tri hy vọng khi bỏ phiếu cho ông Donald Trump vào năm ngoái.
Mối quan hệ giữa tổng thống Mỹ và các lãnh đạo GOP căng thẳng trong những tháng qua, nhất là sau khi thượng viện không thông qua được dự luật bãi bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền (còn gọi là Obamacare) – một ưu tiên trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump.
Giờ đây, nỗi lo của họ là liệu có cú sốc nào tiếp theo đến từ những vấn đề như cải cách thuế hay không. Nhiều thành viên GOP thắc mắc làm thế nào họ có thể thương thảo những dự luật gai góc với một chính quyền không “giữ lời hứa”. Trước khi có thỏa thuận giữa ông Trump và phe Dân chủ, các thành viên GOP và Nhà Trắng đã nhất trí về việc gia hạn trần nợ công thêm 18 tháng nên những gì xảy ra không khác gì GOP bị “đâm sau lưng”, như cách gọi của tờ The Washington Post. Theo AP, phần lớn nghị sĩ GOP ủng hộ mốc thời gian nói trên vì không muốn có thêm xáo trộn về tài chính và chính trị trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018.
Phía Đảng Dân chủ cũng tỏ ra thận trọng với động thái của ông Donald Trump, vừa xem đây là cơ hội để có thêm đòn bẩy trong quá trình thương thảo về các vấn đề lớn từ giờ đến cuối năm trong lúc thừa nhận sự hợp tác của ông chủ Nhà Trắng có thể không kéo dài và nhiều khác biệt giữa họ vẫn còn đó. Một số người thậm chí còn cảnh báo rằng sự khó đoán của tổng thống biến ông trở thành một “đồng minh nguy hiểm”.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Ông Trump giảm 12 tỷ USD nợ công của Mỹ sau tháng đầu nhậm chức
Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông đã xoay sở giảm được 12 tỷ USD trong tổng số nợ công của Mỹ chỉ sau tháng đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
"Truyền thông không đưa tin về việc nợ công đã giảm 12 tỷ USD trong tháng đầu tiên của tôi", Tổng thống Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm 25/2, đồng thời cho biết thêm rằng cũng cùng thời điểm như vậy nhưng người tiền nhiệm Barack Obama đã làm số nợ công tăng thêm 200 tỷ USD.
Trong một dòng Twitter khác, ông chủ Nhà Trắng viết: "Vô cùng lạc quan về tương lai của nền kinh tế và việc làm tại Mỹ", đồng thời hứa hẹn về những kế hoạch cắt giảm thuế cũng như các thủ tục trong tương lai.
Các số liệu mà Tổng thống Trump đưa ra trùng khớp với các dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố gần đây, theo RT. Cụ thể, vào ngày ông Trump nhậm chức (20/1), tổng số nợ công của Mỹ là 19.947 tỷ USD. Chỉ một tháng sau đó, vào ngày 21/2, tổng số nợ công của Mỹ đã giảm xuống còn 19.935 tỷ USD.
Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, nợ công của nước này đã tăng hơn 200 tỷ USD sau tháng đầu tiên nhậm chức của cựu Tổng thống Barack Obama, từ 10.626 tỷ USD lên 10.838 tỷ USD.
Trong khi đó, theo USdebtclock.org - trang web chuyên phân tích về tình hình gia tăng của nợ công Mỹ theo thời gian thực tế, sau 2 nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama, nợ công của Mỹ đã tăng từ 10,7 nghìn tỷ USD lên 19,6 nghìn tỷ USD và đây là con số cao kỷ lục.
Bình luận trên của Tổng thống Trump được đưa ra chỉ một ngày sau khi Hội đồng Quan hệ quốc tế Mỹ dự báo rằng chính sách của tỷ phú New York "có thể sẽ khoét sâu thêm đáng kể thâm hụt ngân sách". Trước đó, trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần cam kết sẽ giảm nợ công của Mỹ cũng như giới hạn thâm hụt ngân sách nếu đắc cử tổng thống.
Mới đây, ngày 22/2, Tổng thống Trump một lần nữa đề cập tới vấn đề này, hứa sẽ góp phần giúp Mỹ ngăn chặn việc chi tiêu lãng phí tiền của những người đóng thuế. "Tài chính của nước Mỹ đang là một mớ hỗn độn nhưng chúng ta sẽ dọn dẹp tất cả. Chúng ta sẽ không để tiền bị chi tiêu lãng phí thêm nữa. Chúng ta phải mạnh tay hơn", ông Trump nhấn mạnh.
(Theo Dân Trí)
Gánh nặng nợ Nhật Bản giảm nhanh nhất thế giới Nhiều năm qua, Nhật Bản nổi tiếng vì có gánh nặng nợ công lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, điều này hiện không còn đúng. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở Tokyo Theo Bloomberg, nợ công "khủng" của nước Nhật đang giảm mạnh, và theo ước tính của nhiều người là giảm đến mức tương đương 15 điểm phần trăm...