Kỹ nghệ săn cá tiến vua trông bé tí lại là đặc sản xứ Huế
Qua bao thế hệ, người dân làng Chuồn, cách thành phố Huế chừng 10km vẫn giữ được nghề đi tủ săn cá bống thệ với những kỹ nghệ độc đáo, khiến nó trở thành một nét đẹp văn hóa. Cá bống thệ nức tiếng xứ Huế-một loại cá ngon từng được đưa vào Đại nội Huế để tiến vua.
Vùng đất nhiều đặc sản
Cách trung tâm thành phố Huế chừng khoảng 10km, làng Chuồn, một tên gọi khác của làng An Truyền đã có bề dày lịch sử hơn 500 năm. Đình làng Chuồn xây dựng từ thế kỷ XIV đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1994.
Ngư dân dầm mình dưới phá Tam Giang đặt tủ săn cá tiến vua
Đặc biệt, do nằm bên đầm Chuồn – một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn nhất Đông Nam Á với hơn 160 loài cá, bao gồm cả cá nước lợ lẫn cá có nguồn gốc biển và cá di cư theo mùa nên cuộc sống một bộ phận bà con làng Chuồn chủ yếu dựa vào đánh bắt các loài thủy sản. Nhưng độc đáo nhất vẫn là nghề đi tủ săn cá thệ, một loại cá ngon từng được đưa vào Đại nội Huế để tiến vua.
Đất trời còn ngái ngủ, nhưng chúng tôi đã may mắn gặp một số ngư dân làng An Truyền khuôn vác ngư cụ đi đánh bắt cá tôm ở đầm Chuồn. Rồi anh Côi- một trong 2 ngư dân nhắc nhở chúng tôi phải cẩn thận khi lên tòng (phương tiện giống xuồng đuôi tôm nhưng tòng được ghép từ những tấm gỗ lớn vốn để chắp ghép thành chỗ ở trên đò mà các hộ dân vạn đò sử dụng lâu ngày bỏ đi) tránh bị trượt chân bởi lớp rêu xanh dày đặt phủ kín mặt tòng.
Mọi người ổn định vị trí, chiếc tòng bắt đầu nổ máy, rẽ từng con sóng, tiến ra phía giữa mặt đầm trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ. Tắt máy để tòng trôi tự do, anh Côi vừa chuẩn bị thả lưới vừa mô tả về công việc săn tìm cá tôm.
Cá bống thệ do người dân làng Chuồn săn bắt được có kích thước trông bé tí nhưng lại là loài cá tiến vua một thời. Ảnh: IT.
Đầm phá mênh mông, sóng nước êm đềm và hoang sơ. Một bức tranh đỏ gạch trong trẻo đến lạ thường khi bình minh cựa mình tờ mờ sáng. Những cơn gió phả nhè nhẹ trên mặt phá hòa quện những đợt sóng gợn lăn tăn như chạy đua về phía mặt trời đón ánh sáng thổi bừng không gian. Mọi cung bậc màu sắc thiên nhiên đã vẽ lên bức tranh phá Tam Giang muôn vẻ, muôn màu khiến chúng tôi ngẩn ngơ.
Còn những người dân chài thì vẫn miệt mài vươn mình về phía mặt phá để quang chài, thả lưới tìm kế mưu sinh. Gọi là nghề đi tủ bởi dụng cụ mà ngư dân sử dụng đánh bắt cá là một tấm lưới có hình chữ nhật, khi giăng ra trông nó như cái tủ đựng đồ đạc của bà con trên bờ. Đến với nghề đi tủ là đến với những thứ vô cùng đặc biệt, hoàn toàn khác lạ so với những nghề đánh bắt khác mà mọi người vẫn thường được nhìn thấy.
Video đang HOT
Cá bống thệ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, trong đó có món canh chua cá bống thệ ăn kèm với rau sống rất ngon và mát về mùa hè. Ảnh: Ngọc Hoa (Danviet).
Trong đó, nghề đi tủ khác biệt là phải kể đến những vật dụng mà ngư dân dùng để ra khơi đánh bắt cá. Ở đây ngư dân chỉ sử dụng phương tiện ra khơi có tên gọi là “tòng” được đóng ghép từ những tấm gỗ lớn cho vững chãi nhưng dễ dàng di chuyển và cũng tiện cho việc đánh bắt khi ngư dân thường xuyên lên xuống giữa sóng nước chứ không phải là ghe, thuyền chòng chành như các nghề khác.
Ấn tượng nữa là loài cá mà người đi tủ bắt được chủ yếu là cá thệ hay còn gọi là cá bống thệ có nhiều giá trị dinh dưỡng, trước đây là sản vật tiến vua và nay trở thành món ăn đặc sản ưa thích trong bữa cơm hằng ngày của người dân xứ Huế bằng việc kho tộ, rim hoặc chế biến nấu canh chua.
Kỹ nghệ săn cá tiến vua
Cùng với phương tiện di chuyển và ngư cụ khác hẳn với các nghề đánh bắt truyền thống, nghề đi tủ còn phải tiến hành ở những bãi nước trống và có độ sâu khoảng 2 mét. Nhưng theo thời gian, những bãi nước trống trên phá Tam Giang ngày càng thu hẹp dần, thay vào đó là những hệ thống nò sáo dày đặc.
Cá bống thệ đánh bắt được từ hệ thống đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế). Ảnh: IT.
Để có thể tiếp tục nghề đi tủ săn cá tiến vua, người dân ở đây phải đi xa hơn, nhiều khi còn phải chạy về đến Vinh Hiền, Sịa- cách làng hàng chục kilômét để đánh bắt. Lúc được mùa cá thì kiếm được từ 500.000 – 700.000 đồng/người/ngày, còn những ngày thường thì khoảng vài trăm, có lúc “tủ hèn” (đánh bắt được ít cá) thì có khi được mấy chục ngàn, đủ tiền xăng dầu.
Và không để chúng tôi phải đợi lâu, anh Côi và người bạn chài đi cùng nhanh chóng bắt tay vào công việc của mình. Để giăng tủ, hai ngư dân thân hình rám đen vạm vỡ lao từ trên tòng, vất vả lặn sâu xuống dưới nước để tung tủ lưới. Khi tủ đã đặt xong, họ khéo léo điều khiển chiếc tòng chạy theo hình vòng cung, vừa chạy vừa thả dây. Sợi dây thừng thả sát xuống tầng đáy cứ thế dần thu hẹp lại.
Việc kéo dây rất cẩn thận, chậm rãi để đảm bảo rằng sợi dây luôn sát mặt đất. Cá bống thệ khi nghe thấy tiếng động từ sợi dây, theo phản xạ bơi thụt lùi lẩn trốn rồi vướng vào những tủ lưới đã được đặt sẵn. Đến đây, hai ngư dân tiến hành gom lưới, thu hoạch thành quả của mình. Cứ một mẻ giăng tủ như thế kéo dài khoảng 20 phút nên mỗi ngày, ngư dân có thể giăng tủ từ 15-18 mẻ.
Cá bống thệ đã làm sạch chuẩn bị chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn. Ảnh: Ngọc Hoa (Danviet).
Mặt trời dần ngả bóng, bà con ngư dân cũng dần thấm mệt sau một ngày vất vả ngâm mình săn bắt cá tiến vua, tiến hành thu gom tủ cùng các vật dụng để kịp quay trở về với những mẻ cá thệ tươi rói. Đây sẽ là loại hải sản đặc biệt được nhiều người đón đợi trong buổi chợ sớm hôm sau.
Ông Đoàn Rô, Trưởng thôn An Truyền cho biết, nghề đi tủ săn cá tiến vua đã có từ lâu lắm rồi từ đời ông cha truyền lại, nghề này rất vất vả bấp bênh, chỉ đánh bắt vào mùa nắng trong năm còn mùa mưa thì nghỉ ở nhà, đa số thời gian ngư dân phải ở dưới nước và ngoài trời nắng.
“Phải thức dậy đi từ sáng sớm, để có thể kéo được nhiều tủ thì may ra mới được nhiều cá, bán được chút tiền kha khá mang về nuôi gia đình. Song trải qua bao thế hệ, dù cuộc sống vất vả thì nghề săn cá tiến vua vẫn được người dân làng Chuồn gìn giữ và trở thành một nét đẹp văn hóa. Đó cũng là một cách mà người dân nơi đây vừa mưu sinh vừa tham gia góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên trên đầm phá Tam Giang…”, ông Đoàn Rô.
Theo Hoàng Anh (thoibaonganhang)
Vợ chồng lên đèo hiểm trở nuôi 2 loài cá "tiến vua", mãi mới lớn
Nuôi cá ở lưng chừng đèo, câu chuyện tưởng vô lý nhưng lại là có thật của vợ chồng anh Nguyễn Việt Hòa, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Giữa mênh mông núi rừng, ngay ở lưng chừng đèo Ái Âu hiểm trở, trang trại nuôi cá đặc sản "tiến vua" của vợ chồng người dân tộc Tày đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách và thu hút đông đảo những người dân đến học tập kinh nghiệm.
Do có thời gian dài nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, anh Hòa rất am hiểu về đặc tính các loại cá. Năm 2005, để xây dựng Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang, anh cùng gia đình phải chuyển về xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.
Nhận thấy ở đèo Ái Âu có lợi thế là nguồn nước sạch, có nhiệt độ thấp, nước chảy quanh năm rất thuận lợi để nuôi cá, anh đã bàn với vợ mang tất cả số vốn dành dụm bấy lâu vào mua đất làm trang trại nuôi cá đặc sản. Anh Hòa chia sẻ: "Giờ nghĩ lại thấy quyết định của mình khi ấy là "quá liều" bởi trước đây làm gì đã có ai làm ao nuôi cá trên đỉnh núi bao giờ đâu".
Mô hình nuôi cá anh vũ, cá bỗng-2 loài cá tiến vua của gia đình anh Nguyễn Việt Hoà ở lưng chừng đèo Ái Âu.Ảnh: Báo Tuyên Quang.
Những ngày đầu lập trang trại, vợ chồng anh phải dựa theo địa hình mà đào từng ao nuôi nhỏ rồi dẫn nước suối vào. Với kinh nghiệm từ việc nuôi cá trên lòng hồ thủy điện trước đây, anh liên hệ với các hộ đánh cá trên lòng hồ để thu mua cá nheo có kích thước bé đưa về nuôi. Nguồn nước khe ở đèo Ái Âu mát mẻ, chảy thường xuyên, đàn cá của anh phát triển tốt.
Tuy nhiên, giống cá này có đặc tính là chỉ ăn những loài tôm cá nhỏ. Vì vậy, vào mùa đông, nguồn thức ăn không còn khiến cá chậm lớn. Mặt khác, nguồn cá giống cũng khan hiếm dần bởi nước hồ dâng cao, cá di chuyển lên vùng nước nông hơn ở thượng nguồn.
Không nản chí, anh lại tiếp tục đi tìm giống cá mới, biết được đặc tính loài cá bỗng, cá anh vũ thích sống vùng nước mát, có dộ dốc nên anh đã lăn lội lên các huyện Bắc Mê, Bắc Quang (Hà Giang) tìm mua. Lứa cá bỗng, cá anh vũ giống đầu tiên lấy về chỉ sống được vài ngày rồi chết nổi trắng mặt ao. Đợt 2 anh Hoà mang cá giống về nuôi cũng chỉ một nửa sống sót. Bao lần lội xuống ao vét bùn, vệ sinh ao cá tìm hiểu nguyên nhân, mới biết cá chết do nhiệt độ nguồn nước không phù hợp. Sau này, anh chị điều chỉnh lại dòng chảy và mực nước trong ao nuôi hợp lý nên cá mới phát triển được.
Khu ao nuôi 2 loài cá quý hiếm, cá "tiến vua" là cá anh vũ và cá bỗng của gia đình chị Hoàng Thị Thơm, anh Nguyễn Việt Hòa được thiết kế, xây dựng kiên cố. Ảnh; Trần Liên, Báo Tuyên Quang.
Cá bỗng và cá anh vũ là các loại cá quý hiếm, trước đây chỉ dùng để tiến vua. Đây là loại cá phát triển chậm, nuôi mãi mới lớn, sau 3 năm mới đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3kg và khi đạt trọng lượng từ 7 - 8kg, cá mới bắt đầu sinh sản. Mặc dù lớn chậm nhưng loại cá này ít dịch bệnh, thịt cá lại dai ăn rất ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao.
Anh Hòa cho biết, hiện nay, trang trại của anh có rộng khoảng hơn 2 ha với hơn 3.000m2 mặt nước. Trên diện tích đó, anh chia ra 10 ao thả khoảng 2.500 con cá bỗng và 1.000 con cá anh vũ. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, anh trồng các loại rau, bí đỏ. Hiện số cá bỗng đã có trọng lượng từ 2,5kg trở lên với giá bán trên thị trường là 250.000 đồng/kg, khi bán ra sẽ mang lại một nguồn thu rất lớn cho gia đình.
Bên cạnh nuôi cá tiến vua-cá anh vũ, cá bỗng, anh Nguyễn Việt Hòa, thôn Cốc Phát, Thượng Lâm nuôi cả cá chép, trôi, trắm cỏ trong ao chuôm. Ảnh: Bàn Minh Đoàn (Cổng TTĐT Tuyên Quang).
Do cá "tiến vua" phải nuôi trong khoảng thời gian dài mới có thể thu hoạch, vợ chồng anh Hòa còn nuôi thêm các loài cá ngắn ngày hơn như trắm cỏ, trôi, chép...để tăng thêm thu nhập với phương châm "lấy ngắn nuôi dài". Ngoài phát triển cá, vợ chồng anh Hoà còn trồng cam, quýt, chăn nuôi thêm vịt suối, lợn đen và gà đồi. Sau 3 năm miệt mài lao động, bãi đất hoang vu nơi lưng chừng đèo ngày nào, giờ đây đã trở thành trang trại quy mô, là điểm dừng chân của nhiều du khách.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh Hòa cho biết, tới đây anh sẽ đi Sapa (Lào Cai) để học tập cách nuôi cá hồi, bởi đặc tính loài cá này lớn nhanh hơn cá anh vũ, cá bỗng mà hiệu quả kinh tế cũng cao hơn, trong khi nguồn nước ở đây có nhiệt độ thấp thích hợp cho loài cá này phát triển.
Ông Quan Văn Phùng, Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm (Lâm Bình) cho biết, xã đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế dựa trên một số cây, con đặc sản là thế mạnh của địa phương. Trang trại nuôi cá bỗng và cá anh vũ của gia đình anh Hòa là một trong những mô hình kinh tế điển hình của địa phương. Nuôi cá đặc sản không những mang lại giá trị kinh tế cao còn góp phần bảo tồn những loại cá quý hiếm.
Theo Nguyễn Văn Tý (Dantocmiennui)
Nhân giống thành công loài "cá tiến vua, sống chậm", thọ tới 50 năm Qua nhiều lần thất bại, cuối cùng anh Trần Thanh Hải, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Mê (Hà Giang) cũng nhân giống nhân tạo thành công loài cá Bỗng. Đây là 1 trong những loài cá quý hiếm ở miền núi phía Bắc và được mệnh danh là "cá vua" có thể thọ trên 50 năm.....