Kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy xảy ra ở những nhà độc lập, liền kề
Gần đây trên cả nước liên tiếp xảy ra những vụ cháy lớn, đặc biệt là vụ cháy tại quán karaoke tại tỉnh Bình Dương là đặc biệt nghiêm trọng làm 32 người thiệt mạng.
Vậy khi xảy ra cháy, chúng ta cần biết những kỹ năng thoát hiểm sau đây để bảo toàn tính mạng.
Lực lượng PCCC nỗ lực tìm kiếm cứu hộ cứu nạn các nạn nhân trong cụ cháy quán karaoke ở Bình Dương. Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN
Đối với nhà độc lập, liền kề: Để thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy, trước hết chúng ta phải xác định được lối ra an toàn ra khỏi căn nhà đang cháy.
Thông thường, các lối thoát ra nơi an toàn ở các nhà độc lập hoặc liền kề bao gồm: Lối ra cửa chính của căn nhà; lối ra cầu thang thoát nạn ngoài nhà từ các tầng; lối ra ban công hoặc lôgia; lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái (tầng thượng) để thoát sang công trình liền kề.
Ngoài ra, đối với các căn hộ độc lập thì lối thoát nạn an toàn là qua các cửa sổ, ban công khi có các thiết bị hỗ trợ như: thang, thang cây, dây tự cứu hạ chậm…
Khi phát hiện ra đám cháy, mọi người cần chú ý một số vấn đề sau:
- Người phát hiện đám cháy đầu tiên cần nhanh chóng báo động để mọi người trong nhà biết và nhanh chóng thoát ra ngoài theo lối cửa chính của căn nhà nếu như lối này chưa bị lửa, khói bao trùm. Trong quá trình di chuyển cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc hoặc bị lửa tạt gây bỏng hoặc cháy quần áo.
- Trong trường hợp lối thoát qua cửa chính tại tầng 1 đã bị lửa, khói bao trùm thì bình tĩnh và cùng các thành viên trong gia đình suy tính, tìm lối thoát khác như:
Di chuyển ra ngoài ban công và sử dụng các phương tiện như thang dây nếu có, hoặc trong trường hợp cấp thiết có thể sử dụng dây thừng hoặc các dây tự nối bằng các vật dụng như rèm, ga giường, quần, để thoát xuống dưới và ra nơi an toàn. Tuy nhiên, trước khi dùng dây để tụt xuống cần phải đảm bảo dây chắc chắn và dây phải buộc vào các cấu kiện vững chắc.
Di chuyển ra ban công hoặc qua cửa sổ và tìm cách thoát qua các nhà, công trình lân cận.
Di chuyển lên tầng thượng hoặc lên mái và thoát sang các công trình lân cận nếu có thể. Trong quá trình di chuyển cần sử dụng khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng nhằm hạn chế hít phải khói, khí độc.
- Đối với các nhà, công trình có lồng sắt bao bọc phía ngoài nhà, thì có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các công trình liền kề.
Nếu trên các lồng sắt đó không có sẵn các cửa thoát hiểm thì hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc banh rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể chui qua và sang công trình liền kề hoặc xuống nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người xung quanh.
- Tuyệt đối không chạy vào nhà vệ sinh để trốn tránh, bởi vì rất dễ bị ngạt khói và lửa thiêu khi đám cháy lan ra toàn bộ căn hộ.
Trong một số tình huống cấp thiết, để ngăn đám cháy từ các tầng dưới lan lên tầng trên, mọi người có thể xả nước từ nhà tắm để nước tràn ra sàn nhà và chảy xuống các tầng dưới, khi đó có thể ngăn đám cháy lan lên các tầng trên.
Tuy nhiên, khi xả nước trong căn hộ cần lưu ý phải cắt cầu dao tổng để tránh bị điện giật do nước tràn làm chập các thiết bị điện;
- Trong tất cả các trường hợp, khi phát hiện cháy phải nhanh chóng gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114 để kịp thời đến cứu nạn và dập tắt đám cháy;
Vụ cháy quán karaoke làm 32 người chết: Công an xác định cháy từ tầng 2 của quán
Vụ cháy quán karaoke An Phú làm 32 người chết, cơ quan điều tra đã thu thập được dữ liệu từ camera xác định vụ cháy xuất phát từ tầng 2 của quán karaoke chứ không phải cháy từ phòng 303 (tầng 3) như thông tin ban đầu đưa ra.
Chiều 9.9, đại tá Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, cho biết cơ quan điều tra đã trích xuất camera của quán karaoke bị cháy, thu thập được nhiều chứng cứ quan trọng.
Bình Dương: Khởi tố vụ án vi phạm quy định về PCCC xảy ra tại quán karaoke An Phú
Theo đại tá Trịnh Ngọc Quyên, sau khi khởi tố vụ án vi phạm quy định về PCCC xảy ra tại quán karaoke An Phú (P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương), cơ quan điều tra đã thu thập được dữ liệu từ camera xác định vụ cháy xuất phát từ tầng 2 của quán karaoke chứ không phải cháy từ phòng 303 (tầng 3) như thông tin ban đầu đưa ra.
"Sáng 9.9, tôi mới được xem các dữ liệu từ camera ghi lại cho thấy đám cháy xuất hiện từ tầng 2 của quán karaoke. Thời điểm này, toàn bộ tầng 2 không có khách hát và cũng không có nhân viên trực ở đây. Ngoài ra, dữ liệu camera ở tầng 3 cũng cho thấy khi có khói bốc từ tầng 2 lên tầng 3, nhân viên của quán đã sử dụng bình chữa cháy mini để dập lửa nhưng không thành...", đại tá Quyên nói.
Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ cháy quán karaoke An Phú ngày 8.9. Ảnh LÊ LÂM
Liên quan thông tin vì sao khi xảy ra cháy các phòng karaoke vẫn có điện để hát và các phòng karaoke của quán có trang bị chốt cửa ở bên trong hay không? Đại tá Trịnh Ngọc Quyên giải thích: "Khi cháy xuất hiện ở tầng 2 thì điện ở tầng 3 không bị cúp và toàn bộ các phòng trên tầng 3 vẫn đang hát. Từ dữ liệu của camera cho thấy các nhân viên đã đi gọi cửa ở các phòng đang hát trên tầng 3 nhưng khách không theo hướng dẫn của nhân và vẫn tiếp tục hát".
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên vì sao ngày 8.9, tại cuộc họp báo lại có thông tin "khách chốt cửa lại hát tiếp"? Đại tá Quyên cho hay: "Tôi không có ý cung cấp thông tin khách chốt cửa lại hát tiếp mà ý thực tế là sau khi được nhân viên gọi cửa báo cháy, khách hát không theo hướng dẫn của nhân viên mà đóng cửa lại, sau đó khi khói và lửa bốc lên thì khách hát chạy vào trong nhà vệ sinh chốt cửa (nhà vệ sinh) lại dẫn đến bị ngạt khói", đại tá Quyên giải thích.
Cũng theo đại tá Quyên, hiện cơ quan điều tra đang thu thập dữ liệu, chứng cứ của vụ án, đồng thời Công an tỉnh Bình Dương cũng như chính quyền địa phương đang tích cực khắc phục hậu quả của vụ cháy quán karaoke. Đại tá Quyên cho biết thêm, trong vụ cháy lực lượng cứu hộ cũng đã cứu sống được nhiều người, giảm thiểu được thương vong xảy ra.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương sáng 8.9 tổ chức họp báo thông tin về vụ cháy xảy ra tại quán karaoke An Phú vào tối 6.9 làm 32 người chết (không phải 33 như thông tin ban đầu) và 10 người bị thương.
TP.HCM kiểm tra PCCC toàn bộ quán karaoke, bar, vũ trường
Ngày 9.9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu ký văn bản khẩn yêu cầu triển khai ngay các giải pháp PCCC đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar và loại hình tương tự. Trong đó có tổ chức đợt cao điểm kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với các karaoke, vũ trường, quán bar trên địa bàn và các cơ sở có tính chất hoạt động tương tự. Thời gian kiểm tra từ ngày 9 - 30.9.2022.
Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu quán karaoke phải có lối thoát nạn thứ 2
Cùng ngày 9.9, ông Trần Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có văn bản yêu cầu Sở VH-TT chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra, siết chặt công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke; kiên quyết thu hồi giấy phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động, nhất là điều kiện về phòng cháy, chữa cháy; xử phạt nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải có lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, lối lên mái, thang dây, ống tụt...).
Đại tá Trịnh Ngọc Quyên nói về những chứng cứ quan trọng liên quan vụ cháy quán karaoke làm 32 người chết
Người sống sót trong vụ cháy quán karaoke An Phú: 'Phải nhảy, không nhảy cũng chết!' Nằm trên giường bệnh với một bên chân bị chấn thương, anh Nguyễn Trọng Phúc (18 tuổi, nhân viên quán karaoke An Phú, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương) nói: 'Lúc đó (cháy quán karaoke - PV) khói khắp nhà, em nghĩ phải nhảy thôi, không nhảy cũng chết!'. Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 8.9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...