Kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước ai cũng nên biết
Khi gặp người đang ngoi ngóp trên mặt nước nhưng không có ai hỗ trợ, hãy nhanh chóng xác định người này có bị đuối nước hay không và ngay lập tức tiến hành cứu nạn.
Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 6.400 người tử vong vì tai nạn đuối nước, trong đó hơn 50% đối tượng bị nạn là trẻ em. Thương tâm hơn, có những vụ việc xảy ra với một nhóm đối tượng là học sinh cùng lớp hoặc anh chị em trong cùng một gia đình, điều này khiến cho những mất mát đối với gia đình và những người xung quanh là vô cùng to lớn. Trước thực trạng đó, để phòng chống đuối nước cho trẻ, rất nhiều gia đình đã bỏ tiền triệu thuê hồ bơi, huấn luyện viên để cho con học bơi. Theo nhận định của các chuyên gia đây là hành động cần thiết và suy nghĩ tích cực của các bậc phụ huynh, nhằm giúp trẻ có thêm kỹ năng sống và biết tự sinh tồn khi gặp nạn. Vậy, thực tế của việc cho trẻ đi học bơi là như thế nào? Mục đích là gì? Cũng như những hướng dẫn của các huấn luyện viên, bác sĩ khi gặp phải tai nạn đuối nước ra sao?…Tất cả sẽ được giải đáp qua tuyến bài dưới đây: Bài 1: Những nguy cơ từ việc người lớn không biết bơi Bài 2: Hướng dẫn cách học để sau 4 ngày bơi được như ếch Bài 3: Chuyên gia hướng dẫn người không biết bơi ứng phó khi bị đuối nước Bài 4: Kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước ai cũng nên biết
Xác định người đó có đang bị đuối nước không
Ban đầu nạn nhân bị đuối nước vẫn còn có ý thức nhưng họ đang gặp khó khăn và không thể tìm gọi sự giúp đỡ. Đây là một vài dấu hiệu quan trọng để bạn nhận biết xem người đó có đang bị đuối nước hay không:
Người bị đuối nước sẽ liên tục vùng vẫy, miệng luôn ở trên mặt nước và họ không thể tự giải cứu mình.
- Trông họ như đang gặp nguy hiểm nhưng không thể gọi người khác giúp đỡ do thiếu oxy để thở.
- Nếu trong khoảng 20-60 giây mà người bị nạn không bị phát hiện thì người đó sẽ bị chết đuối.
Cách cứu
Nếu bạn không biết bơi hoặc không tự tin vào khả năng của mình, hãy hô hào thật to để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh. Trong trường hợp người bị nạn đang úp xuống mặt nước thì bạn cần gọi dịch vụ khẩn cấp ngay.
Ngoài việc chờ đợi sự hỗ trợ từ người khác, bạn có thể cứu nạn nhân bằng một số cách sau đây:
1. Nằm sấp trên thành của bể bơi
Bạn hãy dang rộng chân để đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng. Bạn không nên rướn người quá mức về phía hồ nước. Tiếp đó bạn với tay của mình cho người bị nạn và hô to “Bám lấy tay/cánh tay của tôi”. Bạn có thể sẽ phải hét nhiều lần trước khi người đó nhìn hoặc nghe thấy. Chú ý nói to, rõ ràng và mạch lạc; không cứu nạn khi bạn đang đứng vì bạn có thể bị ngã xuống nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng khi nạn nhân đang ở gần thành bể bơi, sát bờ biển. Nói chung là nằm trong tầm với của bạn. Bạn nên sử dụng thêm thiết bị để hỗ trự như vợt, gậy, dây hoặc cây, mái chèo…bất cứ vật gì dài mà tiện sử dụng.
2. Đứng cách mép nước một đoạn
Khi sử dụng vật hỗ trợ như gậy, các bạn hãy đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy và gọi cho nạn nhân.
3. Ném phao xuống cho nạn nhân
Nếu không biết bơi, bạn hãy nhanh chóng tìm kiếm xung quanh đó xem có phao, áo phao hoặc đệm nổi hay không để ném xuống cho nạn nhân. Khi ném phao, bạn không hướng trực tiếp đến phía nạn nhân mà cần phải quan sát hướng gió và dòng nước trước khi ném. Hãy báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó.Nếu bạn ném không chính xác hoặc người kia không thể nắm lấy, bạn hãy kéo phao lên và thử sử dụng các thiết bị khác. Nếu tiến hành vài lần không thành công, bạn hãy thử các phương pháp khác.
4. Trực tiếp nhảy xuống cứu
Chỉ khi nào bạn chắc chắn về trình độ bơi lội của mình hoặc trong tình huống cực kỳ nguy cấp thì bạn nên áp dụng theo cách này.
Trước khi nhảy xuống cứu người bị nạn, bạn nhớ mặc thêm áo phao hoặc phao bởi phản ứng đầu tiên của người đuối nước là trèo lên người bạn nên bạn cần thiết bị nổi được để đảm bảo an toàn cho cả hai. Nếu không có phao, bạn hãy mang theo một cái áo hoặc khăn để nạn nhân có thể bám vào.
Bạn nên bơi sải để nhanh chóng tiếp cận nạn nhân. Nếu bạn ở nơi nước sâu, hãy chú ý sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại. Ném phao hoặc dây về phía người gặp nạn.Sau khi đã đến được chỗ người bị đuối nước, bạn hãy bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau. Khi ấy, hãy thường xuyên ngoái lại để chắc chắn nạn nhân vẫn đang nắm lấy phao hoặc dây. Tiếp tục bơi cho đến khi đến nơi an toàn và thoát khỏi mặt nước. Lưu ý nên giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.
5. Chăm sóc cho nạn nhân sau khi cứu lên bờ
- Kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân
Khi ấy bạn cần biết chắc rằng đã có người gọi 911 và tiến hành kiểm tra một số điều cơ bản như xem người đó có đang thở bình thường hay không. Nếu họ không thở, bắt mạch cổ tay hoặc ở phía bên cổ. Hãy bắt mạch trong khoảng 10 giây.
- Hồi sức tim phổi
Nếu không bắt được mạch, bạn cần tiến hành hồi sức tim phổi. Đối với người lớn và trẻ em, bạn hãy đặt gót tay của mình lên giữa ngực nạn nhân hoặc đặt cả hai tay. Thực hiện ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5 cm, để ngực trở lại bình thường sau mỗi lần ép. Sau đó kiểm tra xem nạn nhân đã bắt đầu thở chưa.
Chú ý:
- Không ấn vào xương sườn của nạn nhân
- Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, hãy đặt 2 ngón tay lên xương ức rồi ấn sâu khoảng 4 cm.
- Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được
Nếu bạn được đào tạo bài bản về hồi sức tim phổi, bạn mới có thể thực hiện chính xác việc hô hấp nhân tạo. Khi ấy, hãy để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng mình vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Sau đó, bạn theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Thực hiện hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim. Bạn hãy tiếp tục làm như vậy cho đến khi bệnh nhân tự thở được hoặc khi đã nhận sự trợ giúp của y tế.
LƯU Ý
Khi tiến hành giải cứu người đuối nước, các bạn cần nhớ rõ những điều sau:
- Bạn là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn cảm thấy việc cứu nạn gây nguy hiểm đến tính mạng, bạn không được tham gia vào và phải đánh giá lại tình huống trước khi giải cứu.
- Khi bạn đã đưa được nạn nhân đến thành bể bơi, hãy đan hai tay nạn nhân vào nhau và đặt tay bạn lên trên. Nhẹ nhàng để cổ nạn nhân ngửa lên, không cho đầu cúi xuống nước.
- Không cố gắng với tay nếu bạn đang đứng vì điều này có thể khiến bạn bị kéo xuống nước.
Theo_Eva
Ngày 22/6 sẽ IPO Tổng công ty Dược Việt Nam
Ngày 22/6 tới đây, Tổng Công ty Dược Việt Nam sẽ tiến hành bán đấu giá 42,5 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở GDCK Hà Nội với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần.
Ảnh Internet
Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) là một trong 3 đơn vị được Bộ Y tế cho phép tiến hành nghiên cứu tương đương sinh học với năng lực nghiên cứu khoảng 20 đề tài nghiên cứu/năm. Ngoài ra, Tổng Công ty là đơn vị đầu mối của Bộ Y tế thực hiện việc cung ứng thuốc trong các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh...).
Hiện tại, tổng số diện tích đất đai Vinapharm đang sử dụng lên tới 9.869,2 m2. Tại địa chỉ 95 Láng Hạ, Hà Nội, Tổng Công ty là một trong nhiều chủ sở hữu tài sản trên đất, đang xây dựng kế hoạch hợp tác Liên danh CTCP Đầu tư tài chính Đất Việt và CTCP Đầu tư Xây dựng Thương mại Sông Hồng xây dựng dự án Trung tâm dược phẩm, văn phòng - căn hộ.
Vinapharm cũng đang hợp tác với CTCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC xây dựng công trình tổ hợp dịch vụ, thương mại tại số 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm 2017.
Giai đoạn 2016 - 2020, Vinapharm ước đạt doanh thu từ 258 tỷ đến 1.559 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 41,2 tỷ - 115,7 tỷ đồng; tỷ lệ trả cổ tức 2-4%.
Phạm Oanh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ nổ xe khách: Nạn nhân vật vã chết thảm giữa nắng gắt Công tác cứu hộ những người bị nạn trong vụ nổ xe khách trên đất Lào diễn ra chậm, khiến một số nạn nhân nằm vật vã giữa trời nắng gắt, chết thảm. Sáng nay, gia đình 3 anh Nguyễn Bá Lợi (SN 1971), anh Nguyễn Kế Hậu (SN 1970) và anh Nguyễn Kế Hải (SN 1973), tại xóm 3, xã Nghi Kiều...