Kỹ năng sinh tồn cần thuộc lòng dù bạn đi du lịch dài ngày hay chỉ camping 1 ngày
Cho dù là buổi dã ngoại ngắn hay dài ngày, vì mục đích nào đi chăng nữa thì yếu tố an toàn vẫn cần phải đặt lên hàng đầu.
Xu hướng cắm trại dã ngoại (hay còn được gọi với cái tên dễ thương là Camping) đang trở thành trào lưu. Không chỉ giới trẻ thích lên rừng xuống biển cắm trại dã ngoại, về với thiên nhiên, không ít bậc cha mẹ cũng muốn cho con mình có những trải nghiệm tuyệt vời này để tránh xa các thiết bị công nghệ trong cuộc sống hiện đại.
Không quá cầu kì hay đòi hỏi nhiều thời gian, một chuyến camping có thể kéo dài tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi nhóm, mỗi gia đình. Với những gia đình có con nhỏ thì chỉ cần một ngày trọn vẹn từ sáng đến chiều cắm trại ở những nơi thoáng mát, không quá đông người là đã đủ để cả nhà rời xa cuộc sống bận rộn, dành thời gian bên nhau và tận hưởng không khí trong lành. Còn với những bạn trẻ yêu thích trải nghiệm, muốn tìm hiểu những vùng đất mới trên địa bàn tổ quốc thì chuyến cắm trại có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc lâu hơn.
Nhưng cho dù là buổi dã ngoại ngắn hay dài ngày, vì mục đích nào đi chăng nữa thì yếu tố an toàn vẫn cần phải đặt lên hàng đầu. Không phải cứ quẳng tất cả mọi thứ mình nghĩ là cần thiết, từ lều bạt đến bếp, thức ăn… lên xe và đi là bạn sẽ có một chuyến đi picnic đầy hứa hẹn phía trước. Để có một chuyến đi thuận lợi, an toàn và thành công, ngoài kinh nghiệm cắm trại cần phải biết, bạn cũng cần trang bị cho mình những kĩ năng sinh tồn để có thể đối phó với từng hoàn cảnh, xử lý mọi tình huống cần thiết.
Những kĩ năng sinh tồn cần phải biết dù bạn đi du lịch dài ngày hay chỉ là camping 1 ngày:
1. Chống say nắng
- Khi ở ngoài trời, bạn cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.
- Thường xuyên uống đủ nước, không để cho mình bị khát để cơ thể không bị mất nước.
- Không ở quá lâu dưới trời nắng, nhất là tại thời điểm nắng gay gắt.
- Tránh các hoạt động quá sức như chạy nhảy, vận động, thể dục…
2. Chống côn trùng đốt
Để chuyến du lịch của mình được thoải mái và không bị quấy rầy bởi côn trùng, bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Nên chọn những bộ quần áo màu nhã nhặn, tránh màu sắc sặc sỡ vì như thế có thể thu hút sự chú ý của côn trùng.
- Bôi các loại thuốc và kem chống côn trùng là phương pháp hiệu quả và được mọi người áp dụng nhiều nhất. Một số vật dụng khác như vỏ cam, chanh, bưởi, hành, tỏi, sả… cũng có tác dụng đuổi côn trùng rất tốt.
- Đốt nến hoặc tinh dầu: Khi đêm xuống, là thời điểm lý tưởng để các loài côn trùng tấn công nhiều hơn. Do đó, ban đêm hãy đốt nến thơm chứa tinh dầu để đuổi côn trùng.
- Tránh những khu vực rậm rạp và ẩm ướt: Nếu cắm trại hãy tránh các chỗ ẩm ướt, có gỗ hoặc lá mục vì đó là nơi chốn ưa thích của các loài như bọ cạp, rết, vắt hay đỉa.
3. Chống mất nước cho cơ thể/bổ sung nước
- Ngay cả khi không cảm thấy khát cũng cần uống thêm nước.
- Bạn có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây… Đồng thời tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
4. Bảo quản thực phẩm tốt
Video đang HOT
Việc trữ thức ăn và nước uống khi đi cắm trại trong chuyến phượt rừng hay leo núi luôn là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bảo quản thực phẩm trong những chuyến đi xa không phải là điều dễ dàng.
- Chọn thùng giữ đá để đựng và bảo quản thức ăn. Nếu bạn chỉ đi cắm trại trong ngày, những chiếc thùng xốp cũng là lựa chọn tốt.
- Xử lý thực phẩm trước khi bỏ vào thùng đá mang theo:
Với các loại thịt: Bọc thịt sống trong hai lần túi đựng để nước thịt không rò rỉ sang các thức ăn khác. Hãy để bất kì thứ gì bạn sẽ ăn sau ngày đầu tiên vào ngăn đá từ nhà trước khi đi cắm trại. Đặt thực phẩm sẽ ăn trước ở trên đầu, và đặt thịt sống đông lạnh ở dưới cùng, nơi thùng đá lạnh nhất.
Với các loại rau củ và trái cây tươi: Nhặt rau kỹ càng trước khi mang đi, bỏ hết những phần hỏng hay héo úa. Hãy chọn túi zip thay cho túi nilon bình thường. Vì túi zip dày hơn, kín khí, gọn gàng hơn khi sắp xếp vào thùng đá. Để rau củ ở một khu vực riêng nhằm tránh bị những thực phẩm cứng đè lên.
Với các loại đồ uống: Làm lạnh hoặc làm đông các loại đồ uống trước khi trữ vào thùng đá. Việc này sẽ giúp thùng đá giữ lạnh lâu hơn.
5. Tránh lây truyền mầm bệnh do ăn uống khi đi cắm trại
Có 3 con đường phổ biến khiến bạn có thể bị bệnh từ việc xử lý vệ sinh thức ăn không đúng cách khi đi cắm trại: (1) Truyền mầm bệnh sang tay và miệng sau khi đi vệ sinh; (2) Ăn thực phẩm hỏng và (3) xử lý thịt sống không đúng cách.
Làm thế nào để tránh truyền mầm bệnh sang tay và miệng?
- Rửa tay thật kĩ với xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh.
- Lau khô tay bằng khăn sạch và chỉ được dùng riêng để lau tay, không dùng vào bất kì việc nào khác.
- Rửa hoặc vệ sinh tay một lần nữa trước khi chuẩn bị bữa ăn.
- Không dùng tay bốc đồ ăn, nên dùng thìa, nhất là khi chia sẻ đồ ăn với người khác.
6. Vật dụng y tế cần mang theo
Các vật dụng y tế là thứ không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch, đặc biệt là các buổi cắm trại ngoài trời, cho dù bạn đi dài ngày hay chỉ 1 ngày duy nhất.
Danh sách các vật dụng y tế có thể khác nhau tùy theo sức khỏe của từng người, từng đoàn, nhưng chủ yếu vẫn phải đầy đủ số thứ dưới đây:
- Khăn lau sát trùng (ưu tiên sử dụng khăn lau có Benzalkonium, hoặc cồn)
- Thuốc mỡ kháng khuẩn (ví dụ, bacitracin) – Các loại băng dính (ưu tiên vải)
- Miếng dán y tế cho vết thương hở – Miếng gạc (kích cỡ khác nhau)
- Băng dán vô trùng
- Băng keo y tế
- Thuốc điều trị phồng rộp
- Thuốc giảm đau, giảm sốt, đi ngoài, điện giải…
- Thuốc chống côn trùng đốt/chống ngứa
- Thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng
- Nhíp để gắp dằm, dao kéo chuyên dụng, nhiệt kế, găng tay y tế, nước rửa tay diệt khuẩn…
- Kem chống nắng, gel giảm cháy nắng…
7. Nắm được một số kỹ năng sơ cứu cơ bản
Do nhiều nguyên nhân, trên hành trình du lịch rất có thể bạn sẽ bị trầy xước, bị thương hay gãy chân tay… Do đó, bạn nên bỏ túi một vài kỹ năng sơ cứu cơ bản sau:
1. Cầm máu
Với những vết trầy xước hoặc chảy máu ít, bạn chỉ cần dùng khăn hoặc tay sạch loại bỏ bụi bẩn, các mảnh nhỏ, rồi giữ chặt vết thương hở để cầm máu. Sau đó, dùng urgo hoặc gạc sạch băng lại.
Với những vết thương có máu đỏ sậm, chảy thành dòng và máu đỏ tươi bắn thành tia, việc đầu tiên là phải làm garô để cầm máu.
Trong trường hợp không có dây garô chuyên dụng, bạn nên tận dụng một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào ngay phần phía trên của vết thương để làm ngừng lưu thông máu xuống phía dưới.
2. Băng bó
Băng xoáy ốc là cách đơn giản nhất, thường được áp dụng cho vết thương ở bộ phận có độ lớn đều nhau như cổ tay. Quấn 2 vòng để cố định gạc, sau đó cho đường băng quấn vòng đi đầu lên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng trước cho đến khi che kín toàn bộ vết thương và buộc băng lại.
Băng chữ nhân áp dụng có những vết thương nằm ở bộ phận có độ lớn không đều nhau như khuỷu tay, khuỷu chân.
Khi gặp các vết thương ở các vùng vai, nách, bẹn, mông, cẳng tay, gót chân… nên sử dụng cách băng theo hình số 8 với các đường băng bắt chéo.
Dù thực hiện cách nào, bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc: băng kín vết thương, chặt vừa phải.
3. Hà hơi thổi ngạt và ép tim lồng ngực
Kỹ năng này sẽ giúp bạn sơ cứu khi gặp các trường hợp bị đuối nước. Trước tiên, đưa nạn nhân vào nơi khô ráo, bằng phẳng, kê khăn hoặc áo xuống cổ nạn nhân, đặt nghiêng đầu rồi dùng khăn sạch móc hết đờm, dãi trong họng.
Sau đó đặt thẳng lại đầu, quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim), đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai vai vu
8. Một số kĩ thuật cần biết để đảm bảo sức khỏe
1. Đi bộ đúng phương pháp để tiết kiệm sức
- Hãy giữ vận tốc đi bộ, chèo thuyền theo đúng sức của bạn
- Đừng phí sức với việc tăng tốc độ nếu không cần thiết
- Giữ nhịp thở điều độ
- Tập trung với địa hình để tránh tai nạn đáng tiếc như té, trượt chân, đau lưng…
- Nghỉ ngơi khi cần thiết
- Cột chặt dây giày trước khi khởi hành
- Sử dụng đúng động tác khi chèo thuyền, đi bộ…
2. Xách và đeo ba lô đúng cách để tránh gây mệt và đau lưng
- Đeo balo ở cả 2 vai
- Luôn luôn thẳng lưng đi đeo balô để tránh đau lưng.
Xôn xao hình ảnh gia đình đi camping gặp thủy triều làm mắc kẹt như lênh đênh trên đảo, dân mạng thắc mắc không biết bao giờ nước mới rút hay nhờ trực thăng cẩu về?
Nhìn thì thật độc đáo nhưng nó sẽ rất nguy hiểm để trở thành điểm dã ngoại hot nhất.
Bức ảnh camping giữa sông đang được chia sẻ khắp nơi trên mạng xã hội, hàng nghìn người cùng một thắc mắc: "Làm cách nào để ra được giữa sông như thế nhỉ?".
Camping giữa sông thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt.
"Camping bằng trực thăng ra ngoài đấy à? Thế có phải mặc phao khi ngủ không?" , tài khoản K.G thắc mắc.
Hình ảnh trên được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy giữa "cù lao" (tức là "chỏm" đất mọc giữa sông), một đám bạn trẻ đang tổ chức camping cùng với nhiều lều và xe ô tô. Điều mà khiến không ít người thắc mắc đó là: "Chẳng biết họ làm cách nào để ra được đấy bằng xe ô tô trong khi nước sông 4 bề vây kín?".
Nhiều người thắc mắc chẳng biết nhóm bạn trẻ này đã ra giữa sông camping bằng cách nào?
Theo lý giải của một số người, có thể thời điểm nhóm bạn trẻ này ra đó là lúc nước xuống, đi theo một con đường dẫn ra nhưng đến khi nước lên thì cù lao sẽ bị biệt lập giữa sông hoàn toàn. Điều này cũng khá hợp lý nhưng nó thật nguy hiểm cho việc camping.
Được biết, trào lưu camping thời gian gần đây thu hút sự quan tâm của đông đảo người Việt. Đó được xem là một hoạt động dã ngoại, vui chơi, giải trí ngoài trời mang đến cho người tham gia những trải nghiệm thú vị với cảnh quang thiên nhiên, không khí trong lành và cuộc sống xanh tích cực. Cắm trại yêu cầu những kỹ năng sinh tồn cơ bản của con người như việc phải tự làm lều trại, tự nấu ăn, sinh hoạt gần gũi hết mức có thể với môi trường bên ngoài, một cuộc sống biệt lập, tuy nhiên không làm ảnh hưởng môi trường.
Mặc dù nói là dã ngoại để có những trải nghiệm "tôi luyện" thật tốt nhưng "địa điểm camping" cũng là thứ mà bạn nên nắm chắc và tìm hiểu kỹ để đảm bảo mức độ an toàn cho mình và những người bạn đi cùng trước khi đến.
Công viên Yên Sở sau 1 ngày nổi rần rần vì hàng nghìn người kéo nhau đi camping đầy thơ mộng, thì giờ đã "biến hình" không khác nào vựa rác? Ngày nghỉ lễ dịp Giỗ tổ Hùng Vương vừa mới qua đã xuất hiện video phản ánh chân thực về công viên Yên Sở ngập trong rác. Một buổi camping tại Hà Nội trong dịp nghỉ lễ đã được nhiều gia đình chuẩn bị và rần rần bàn tán trên mạng xã hội, trong những hội nhóm về cắm trại ngày hôm qua...