Kỹ năng săn mồi độc đáo của loài chim châu Phi
Diệc đen châu Phi có một kỹ thuật săn mồi rất độc đáo, chúng sử dụng đôi cánh của mình để tạo hình một chiếc ô, không chỉ làm giảm ánh sáng chói mà còn khiến con mồi của chúng, có cảm giác an toàn giả tạo.
Diệc đen châu Phi hay còn gọi là Black Heron là một loài chim hoang châu Phi, chiều cao trung bình là 42,5-66cm và cân nặng 300g.
Chân của diệc đen châu Phi có màu vàng và toàn thân là một màu đen tổng thể với màu xanh hoặc màu xám đá phiến, đôi mắt có màu vàng tươi.
Ở chim trưởng thành, bàn chân có màu cam sáng và độ tương phản này rất rõ ràng khi chúng bay. Các ngón chân lần lượt chuyển sang màu đỏ vào đầu mùa sinh sản, cả hai giới tính đều giống nhau.
Diệc đen châu Phi sở hữu kỹ năng săn mồi không “đụng hàng”. Chúng dang rộng đôi cánh biến thành một chiếc “ô”, làm giảm độ chói sáng, tạo cảm giác an toàn cho con mồi tự bơi vào.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra lý do tại sao cò đen châu Phi lại sử dụng kỹ thuật này. Họ đưa ra giả thuyết rằng kỹ thuật xòe cánh sẽ đem lại một số lợi ích nhất định như giảm độ chói, thu hút cá vào chiếc bẫy tự nhiên này.
Chiếc “ô” này tưởng chừng là một chỗ nghỉ mát lý tưởng cho các loài tôm, cá. Thế nhưng chiếc mỏ sắc nhọn của diệc đen đã đợi sẵn ở đó, cắm xuống và bắt gọn con mồi. Sau đó, diệc đen sẽ bay sang vùng nước khác và lại thiết lập chiếc bẫy của mình.
Điều thú vị là diệc châu Phi có bàn chân màu vàng tươi, có thể đã từng được sử dụng để làm phiền và đánh lạc hướng mục tiêu của chúng, theo cách mà các loại diệc khác vẫn làm, nhưng kỹ thuật “ăn bằng màn che” tỏ ra hiệu quả, vì vậy loài chim tiến hóa hầu như chỉ dựa vào nó.
Kỹ năng săn mồi này của diệc đen châu Phi rất hiệu quả, giúp chúng có thể bắt được những con mồi lớn như cá, ếch, nhái,…
Loài diệc đen châu Phi được tìm thấy ở phía nam sa mạc Sahara, bao gồm cả Madagascar. Chúng thích những vùng nước cạn, chẳng hạn như các cạnh của hồ nước ngọt và ao.
Tổ của diệc đen Trung Phi được làm từ các cành cây nhỏ xếp đặt trên mặt nước trên cây gỗ, cây bụi và các bụi lau sậy, tạo thành một kết cấu vững chắc.
Diệc đen châu Phi làm tổ vào đầu mùa mưa, trong các bầy đơn loài hay pha tạp loài, có thể lên tới hàng trăm con. Vỏ trứng của chúng có màu lam sẫm và mỗi lứa đẻ từ 2 tới 4 trứng.
Diệc đen thường kiếm ăn một mình hoặc theo nhóm. Chúng có thể chấp nhận một con chim cút hoặc bất kỳ con chim nào khác loài ăn cùng nhưng lại đuổi những con chim của chủng tộc nếu thích ăn một mình.
Kỹ năng săn mồi độc đáo của diệc đen châu Phi là một minh chứng cho sự thông minh và khả năng thích nghi cao của loài chim này. Nó cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú của thế giới tự nhiên.
Loài chim có thể nuốt chửng cá sấu, 'xơi' cá mập và là nỗi khiếp sợ của rắn
Chim diệc xanh lớn có trong Sách đỏ IUCN, là những chuyên gia săn mồi thực thụ với khả năng săn cá mập da báo, thậm chí nuốt chửng cả cá sấu con và là nỗi khiếp sợ với các loài động vật khác.
Diệc xanh là loài chim lớn sống ở các vùng nước mở và đất ngập nước ở Bắc và Trung Mỹ, có kích thước lớn với chiều cao trung bình 1,3 mét, độ dài từ đầu đến đuôi cũng khoảng 1,3 mét và sải cách dài hơn 2 mét
Đôi cánh của loài diệc này có màu xám ngả sang màu xanh dương nhạt, màu đỏ nâu ở đùi, phía trên ở hai bên sườn có thêm sọc màu đỏ - nâu
Cổ có màu xám bạc kèm theo một vệt sọc đen trắng chạy dọc ở trước cổ. Đầu có màu nhạt hơn, với khuôn mặt gần như là trắng kèm theo 2 chùm lông đen ở hai bên chạy dọc ra đến sau đầu
Diệc lớn là loài ăn tạp, ăn gần như tất cả những con vật nào nó tìm được
Rắn
Cá sấu con
Hay cá mập da báo cũng là món ăn của chim diệc lớn
CLIP: Cận cảnh màn săn mồi tuyệt đỉnh của chim ưng biển Nhờ vào đôi cánh rộng, đôi mắt tinh tường và đặc biệt là bộ móng vuốt cực kỳ sắc nhọn, chú chim ưng biển đã dễ dàng tóm gọn được con cá hồi để làm thức ăn. Ảnh cắt từ clip. Chim ưng biển hay ó cá là loài chim săn mồi vào ban ngày. Đúng như tên gọi của chúng, thức ăn...