Kỹ năng lái xe ô tô an toàn qua vùng ngập nước
Miền Bắc đang bước vào mùa mưa, đặc biệt trong những ngày gần đây Hà Nội có những cơn mưa lớn kéo dài gây ngập nhiều tuyến đường, phố khiến nhiều ô tô bị ngập nước hoặc không thể lưu thông.
Nếu không biết cách lái xe ô tô qua đường ngập nước xe có thể bị chết máy giữa đường, nước tràn vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng.
Quan sát kỹ càng, ước lượng mức độ ngập nước
Không nên vội vàng cho xe phi vào vũng nước như kiểu nhanh chóng “thoát thân”. Bất cứ đoạn đường ngập nước nào cũng ẩn chứa những hiểm họa không lường trước. Việc của bạn là dừng xe để quan sát. Hãy theo dõi những chiếc xe đi trước để ước lượng mực nước ngập trên đường. Nếu thấy những chiếc xe có có cấu hình tương tự di chuyển qua vùng ngập nước dễ dàng thì bạn nên cho chiếc xe lăn bánh theo.
Vận hành trên đường ngập nước thì những dòng xe gầm cao như bán tải, SUV, Crossover có lợi thế hơn so dòng sedan, hatchback. Do đó, tùy vào mực nước trên mặt đường mà bạn có thể quyết định đi tiếp hay quay đầu tìm đường khác để đi.
Không nên vội vàng cho xe phi vào vũng nước như kiểu nhanh chóng “thoát thân”
Đi số thấp, đừng quên tắt điều hòa
Những chiếc xe sử dụng dẫn động bánh trước hoặc dẫn động bánh sau nên duy trì vận tốc ở cấp số thấp nhất. Những xe sử dụng dẫn động 4 bánh thì nên sử dụng chế độ dẫn động 2 cầu chậm (4L), chế độ này giúp xe hoạt động ở cấp số thấp, truyền năng lượng từ động cơ đến 4 bánh và duy trì tốc độ thấp hơn ở tốc độ tua máy tối ưu.
Nên nhớ di chuyển đều chân ga nhằm ngăn nước xâm nhập vào buồng đốt hoặc chui vào ống xả. Hãy tắt điều hòa để nhiệt độ không ảnh hưởng tới công suất vận hành. Tuyệt đối không được dừng xe đột ngột giữa vùng nước sâu.
Di chuyển chậm, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Video đang HOT
Cho xe di chuyển qua đoạn đường ngập nước một cách từ từ để không tạo sóng nước vỗ dồn dập vào xe. Hãy cố gắng duy trì làn sóng nhỏ hình vòng cung phía trước mũi xe và không cho nước tràn qua mui xe.
Mọi thao tác phải diễn ra từ từ, ngay cả tốc độ di chuyển. Tuyệt đối không được tăng tốc đột ngột và rà nhẹ chân ga. Khi đã thoát khỏi vùng ngập nước, hãy cố gắng duy trì tốc độ 7 km/h.
Cho xe di chuyển qua đoạn đường ngập nước một cách từ từ để không tạo sóng nước vỗ dồn dập vào xe
Những người có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, người điều khiển xe nên giữ khoảng cách an toàn với những chiếc xe khác và không nên đi gần những xe có trọng tải lớn, dễ đối diện với làn sóng nước mạnh do chiếc xe đó tạo ra, khiến nước tràn vào họng hút gió và xâm nhập vào khoang động cơ.
Kiểm tra xe sau sau khi đi qua vùng ngập nước
Hãy dành chút thời gian để kiểm tra toàn diện chiếc xe trước khi tiếp tục cho xe lăn bánh. Bên cạnh việc kiểm tra lại phanh, hệ thống trợ lực lái, bạn cần quan sát và loại bỏ rác, cành cây mắc phải xe. Đánh giá xe nước đã bị chui vào khoang lái hay chưa. Chắc ăn hơn, hãy đưa xe tới gara để sấy khô xe trước khi bắt đầu hành trình mới.
Kinh nghiệm lái xe đường dài dịp nghỉ lễ cho tài mới
Lái xe đường dài, đặc biệt vào dịp lễ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn bình thường. Với những người lái mới, các kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Giữ sức khỏe
Việc lái xe suốt một hành trình dài sẽ thường tiêu tốn của bạn khá nhiều sức lực, cộng với căng thẳng nên bạn sẽ hay bị mệt mỏi. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt trước mỗi hành trình dù ngắn hay dài.
Đặc biệt, trước các hành trình bạn không nên sử dụng các đồ uống có cồn (bia, rượu). Vì như vậy chẳng những gây nguy hiểm trong quá trình lái xe mà còn khiến cảnh sát giao thông tuýt còi thổi phạt.
Nếu cảm thấy mệt, bạn đừng cố gắng mà hãy tấp vào lề đường nghỉ ngơi một lúc, sau đó mới tiếp tục cuộc hành trình.
Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt trước mỗi hành trình dù ngắn hay dài
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 6-7 tiếng mỗi đêm có khả năng gây tai nạn cao hơn gấp đôi, trong khi những người ngủ ít hơn 5 giờ khiến nguy cơ này tăng lên gấp 4-5 lần.
Tìm hiểu lộ trình trước
Bên cạnh việc giữ sức khỏe, trước mỗi hành trình, bạn cũng nên tìm hiểu lộ trình mà mình đi để có thể lựa chọn các điểm dừng nghỉ và ăn nhẹ sao cho phù hợp, giúp đỡ mệt và giảm căng thẳng.
Đồng thời, việc tìm hiểu về cung đường mà mình sắp đi sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các tình huống xảy ra và có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Vì có thể con đường bạn chọn đang trong thời gian được bảo trì hay nâng cấp, tắc đường. Và lúc đó bạn sẽ cần một con đường khác.
Bạn cũng nên đi vào giờ thấp điểm để tránh việc tắc đường vì vào những ngày lễ, lưu lượng giao thông sẽ tăng rất cao so với các ngày thường.
Việc tìm hiểu về cung đường mà mình sắp đi sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các tình huống xảy ra và có sự chuẩn bị kỹ càng hơn
Không nên quá áp sát xe phía trước và lùi quá gần với vật cản phía sau
Đối với những tài xế mới lái xe thì việc căn (ước lượng) khoảng cách từ đầu hay đuôi xe tới vật cản, phương tiện trên đường... là điều có nhiều khó khăn.
Vì vậy, khi tham gia lưu thông trên đường hay lùi xe, các tài xế mới hãy cho xe dừng/đỗ xa (đỗ non) hơn bình thường để tránh những va chạm không đáng có.
Đồng thời, hãy giữ khoảng cách đối với các xe phía trước để có nhiều thời gian xử lý hơn trong trường hợp tình huống bất ngờ xảy ra. Không nên bám quá sát với các phương tiện phía trước.
Kiểm tra xe và tình hình thời tiết
Trước khi bắt đầu chuyến đi cho kỳ nghỉ lễ, bạn nên xem xét tình hình thời tiết khu vực định đến để có những biện pháp phòng tránh phù hợp.
Dù là chuyến đi ngắn hay dài thì việc kiểm tra lại chiếc xe: Lốp, phanh, đèn, động cơ... là điều luôn cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những trục trặc bất thường khi đi trên đường: Nổ lốp, cháy đèn, mất phanh...
Trước khi bắt đầu chuyến đi cho kỳ nghỉ lễ, bạn nên xem xét tình hình thời tiết
Cẩn thận hơn, bạn có thể lái thử xe một vòng với vận tốc nhanh rồi thắng gấp 2,3 lần để kiểm tra hệ thống phanh, cùng với đó là lốp dự phòng, đồ nghề, mức dầu và nước...
Tập trung khi lái xe
Lái xe khi xao lãng vốn là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam và nó càng trở nên nghiêm trọng hơn vào dịp nghỉ lễ khi mọi người quá bận tâm chuẩn bị cho nhiều thứ.
Trước khi bạn với lấy chiếc điện thoại để xem một tin nhắn chúc mừng năm mới từ bạn bè, hãy nhớ tới thông tin sau: Theo một nghiên cứu từ Viện Giao thông Công nghệ Virginia, nhắn tin khi lái xe có thể tăng nguy cơ vụ va chạm tăng lên 23 lần so với khi tập trung lái xe.
Mối nguy lớn nhất đối với các tài xế trên đường là những người điều khiển phương tiện khác, do đó hãy luôn luôn tập trung nhìn đường thay vì chiếc điện thoại của mình.
Nếu xe có hỗ trợ kết nối điện thoại thì bạn nên để chế độ rảnh tay, âm lượng nghe nhạc trong xe vừa phải để không bị mất tập trung.
Một số kinh nghiệm "phượt" du Xuân bằng ô tô Những ngày Tết sẽ thêm thú vị khi cả gia đình hoặc nhóm bạn cùng nhau vi vu trên những cung đường mới, những điểm đến mới. Hãy chuẩn bị thật kỹ cho chuyến đi với những kinh nghiệm sau. 1/ Kiểm tra xe trước khi khởi hành Đầu tiên, bạn cần bảo dưỡng và kiểm tra một số phụ kiện trước mỗi...