Kỹ năng hạ cánh của Ka-28 trên tàu Gepard Việt Nam
Để có thể thực hiện cất/ hạ cánh trên tàu hộ vệ Gepard, các phi công trực thăng Ka28 phải có thao tác chính xác, thuần thục cùng sự chuẩn bị kỹ càng.
Việc hạ cánh trên tàu Gepard chuẩn xác không hề đơn giản, với 3 vị trí trên khoang lái gồm 1 lái chính, 1 người dẫn đường bay và một người dẫn đường về chiến thuật.
Các vị trí phải hiệp đồng chạt chẽ trong quá trình bay, khi tiếp cận ở khoảng cách gần, tàu hộ vệ Gepard có thể bị xoay trên mặt biển do sóng gió và tác động lực từ chính cánh quạt máy bay trực thăng.
Mỗi phi công trong ban bay huấn luyện có vài lần cất hạ cánh tàu. Để căn cho chính xác, hạ cánh chuẩn sẽ giúp thao tác kéo máy bay vào khoang tàu dễ dàng thuận tiện hơn để phục vụ đi biển dài ngày.
Từ những khoa mục huấn luyện này, phi công trực thăng Ka-28 sẽ tiếp tục được rèn luyện bay đơn ở các nội dung bay phức tạp hơn như bay đường dài, bay chuyển sân, bay nhiều giờ trên biển, bay đêm.
Video đang HOT
Từ đó, đảm bảo quá trình bay huấn luyện trinh sát, dò tìm, chỉ thị mục tiêu ngầm và trên mặt biển đạt hiệu quả cao.
Được biết, những phi công của trực thăng Ka-28 được đào tạo từ nhiều môi trường khác nhau, khi biên chế về đơn vị phi công phải được bay kèm ít nhất 3 năm mới bước đầu tham gia bay đơn.
Đặc biệt, đích thân chỉ huy của đơn vị sẽ trực tiếp tham gia bay huấn luyện, kèm cặp đội ngũ phi công trẻ.
Bởi trên thực tế, bay biển kho hơn rất nhiều bay trên đất liền bởi khó phán đoán thực tế thời tiết, thiếu đài trạm dẫn đường đòi hỏi phi công phải có kinh nghiệm xử lý tình huống.
Trải lưới chống trơn trượt trên sàn đỗ của trực thăng Ka-28.
Vòi cứu hỏa cho trực thăng Ka-28, được điều khiển tự động cũng đã sẵn sàng trước khi trực thăng hạ cánh.
Theo_Báo Đất Việt
Chiến hạm Gepard Việt Nam mạnh hơn của Nga?
Sau khi hoàn thiện nâng cấp, tàu hộ vệ Gepard mang tên Tatarstan của Nga sở hữu sức mạnh có thể tương với chiến hạm Gepard 3.9 trong Hải quân Việt Nam.
Theo cơ quan báo chí thuộc Quân khu phía Nam của Nga, hộ vệ hạm Gepard mang tên Tatarstan đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa và sẵn sàng tham gia tập trận Caucasus-2016.
Hải quân Nga cho biết, việc hiện đại hóa được thực hiện tổng thể thông số tàu chiến, cũng như các phương tiện kỹ thuật và công thái học. Động cơ của Tatarstan đã được nâng cấp và tự động hóa.
"Tàu được lắp hệ thống radar Gals, tăng đáng kể đặc tính chiến đấu của các phương tiện vô tuyến kỹ thuật trong việc phát hiện mục tiêu trên không và trên biển. Các thiết bị phát hiện mục tiêu và giám sát mặt biển, thiết bị chiến tranh điện tử, gây nhiễu điện tử đã được thay thế bằng thiết bị hiện đại hơn", thông cáo cho biết.
Chiến hạm Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Tatarstan là chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard Project 11661 đầu tiên được chế tạo, con tàu được đánh số hiệu 691 được khởi đóng năm 1993, hạ thủy năm 2001 và biên chế năm 2003. Nó là một trong hai tàu chiến lớn nhất của Tiểu hạm đội Caspian và cũng là soái hạm của hạm đội đặc biệt này.
Tàu hộ vệ Tatarstan có nhiều điểm khác biệt so với Gepard 3.9 dành cho Việt Nam. Đặc biệt là thiết kế bệ phóng tên lửa Uran đặt dọc thân tàu thay vì bố chí bắt chéo nhau như Gepard 3.9. Tàu Tatarstan được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 đạt tầm phóng đến 130km, trang bị đầu dò chủ động.
Ngoài ra, tàu hộ vệ Gepard đầu tiên của Hải quân Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-M với một bệ phóng hai giá treo cùng 20 quả đạn tên lửa có thể bắn rơi mục tiêu ở cự ly 15km, độ cao đến 12km.
Rõ ràng với hệ thống vũ khí này, chiến hạm Tatarstan của Hạm đội Caspian có phần thua kém tàu Gepard 3.9 của Việt Nam khi tàu được trang bị hệ thống vũ khí bao gồm: Pháo hạm AK-176M, hai pháo bắn nhanh AK-630M, một hệ thống CIWS Palma, 2x4 tên lửa chống hạm Uran-E/UE.
Trang bị radar gồm: Một đài radar cảnh giới Pozitiv-ME, 1 radar dẫn bắn Minera-ME, 1 radar điều khiển hỏa lực pháo 5P-10-03E Laska, 1 radar hàng hải MR-231. Thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu.
Trong khi đó theo website chính thức của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, các tàu Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4 m; chiều rộng 14,4 m; chiều cao 7,25 m; mớn nước khoảng 5,6 m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/h; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người. Trong khi đó, tàu hộ vệ tên lửa Tatarstan có lượng giãn nước toàn tải chỉ 1.930 tấn, dài 102,4m, rộng 13,09m, mớn nước 5,3m, thủy thủ đoàn 98 người.
Rõ ràng, xét về nhiều thông số, chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam nhỉnh hơn hẳn tàu Tatarstan của Nga.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Không quân Triều Tiên diễn tập chống Mỹ Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát một cuộc thi kỹ năng chiến đấu của không quân, mô tả đó là một phần của sự chuẩn bị chiến tranh chống Mỹ, Hàn Quốc. Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 30/7 đưa tin, ông Kim đã bay tới sân bay Kalma ở Wonsan nằm trên bờ biển...