Kỹ năng gen Z dần đánh mất: Đắm đuối với mạng xã hội
Không thể tách rời “dế” (điện thoại). Ăn, ngủ, sống cùng mạng xã hội (MXH) gần như trở thành công thức chung, điển hình của thế hệ Z khắp nơi chứ không chỉ trong nước.
Chung bàn ăn nhưng mỗi người một điện thoại, máy tính bảng lướt mạng, không giao tiếp, nói chuyện cùng nhau – Ảnh: Q.L.
MXH bùng nổ nhưng gần như bỏ lơ sự kiểm soát. Cộng với sự cấm đoán, quản lý chưa phù hợp từ gia đình đang góp phần không nhỏ dẫn đến những thay đổi, hệ lụy trong giới trẻ, đặc biệt với gen Z.
Nhiều bạn trẻ có khuynh hướng tìm những công việc mới, thú vị nhưng lại không đủ kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết. Điều này càng được củng cố bởi sự tự mãn hình thành từ quá trình học tập, cả việc thiếu tập trung, thiếu kiên nhẫn khi dùng MXH.
Anh LÊ ANH TIẾN (Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam)
Dán mắt vào “dế”, quay cuồng với TikTok!
Một khảo sát gần đây của CNN (Hoa Kỳ) cho kết quả rất nhiều phụ huynh nản lòng, bất lực và tự hỏi vì sao con mình mê đắm “dế” và MXH. Chị Sabine Polak (tiểu bang Pennsylvania) cho biết cô con gái gen Z của chị luôn lo âu, bị trầm cảm, thậm chí từng nghĩ đến tự tử chỉ vì MXH.
Tương tự Sabine, nhiều phụ huynh không khỏi chật vật khi cố tìm hiểu, kéo con ra khỏi những hệ lụy của MXH (bị bắt nạt online, miệt thị ngoại hình, bắt chước theo xu hướng “điên rồ” nhưng hút nhiều người theo dõi…). Nhiều người thừa nhận họ không hiểu được vì sao con mình lại bị áp lực vì những điều tưởng chừng rất nhỏ như khi có ít người nhấn yêu thích hay chia sẻ các clip, dòng tâm trạng, hình ảnh của chúng, hoặc đòi tự tử khi cha mẹ cấm dùng “dế”.
Nhiều phụ huynh khó kiềm chế khi thấy hình ảnh khoe thân, clip đầy nổi loạn của con mình trên TikTok, Facebook, thật sự khó chịu khi con tối ngày lướt mạng thay vì dành cho gia đình hay các hoạt động ngoài đời thật. Tờ New York Post (Hoa Kỳ) ngày 29-4 chia sẻ thông tin một gen Z bị phỏng đến 80% cơ thể chỉ vì thực hiện theo một thử thách trên TikTok!
Video đang HOT
“Thấy con suốt ngày chúi mũi vào điện thoại, còn TikTok lại đầy clip độc hại và phản cảm, tôi tước điện thoại của con. Nhưng chính lúc đó mới bắt đầu cho những chuỗi ngày tồi tệ hơn” – chị Thu Dung (47 tuổi, quận 3, TP.HCM) thở dài. Cậu con trai 16 tuổi của chị bằng cách nào đó vẫn duy trì được trang TikTok với nội dung ngày càng nổi loạn, về nhà không nói chuyện với ba mẹ. Dù con vẫn học tốt nhưng chị không biết làm sao khi khoảng cách giữa con với gia đình ngày một xa.
Nhiều người từng hỏi MXH có gì mà ma mị giới trẻ bất chấp chạy theo như thế? Nhưng ít phụ huynh nhận ra họ chính là một phần khiến con “nghiện” MXH. Dễ thấy nhất chính là ngay khi còn nhỏ, không ít phụ huynh cứ hồn nhiên quăng cho con chiếc điện thoại để chúng yên một chỗ. Vậy là đứa trẻ lạc “mê hồn trận” của thế giới mạng. Chưa kể, không nhiều phụ huynh biết dùng các MXH của giới trẻ nên khó thấu hiểu, tạo thêm “khoảng cách thế hệ” ngày càng lớn dần.
Tăng tự mãn, giảm tư duy phản biện
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân (giám đốc Chương trình tâm lý học, ĐH Hoa Sen) cho biết một trong những lý giải cho hiện tượng “nghiện” các ứng dụng, MXH ở giới trẻ là do hoạt động của dopamine trong não bộ. Đó là chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra trong não bộ mang lại cảm giác tưởng thưởng, dễ chịu.
“Một nút “thích”, một nhận xét tích cực… trên các ứng dụng, MXH đều góp phần khiến người dùng vui thích, thỏa mãn vì lượng dopamine được tiết ra, trở thành tín hiệu thôi thúc ta thực hiện những hành động mang lại sự thoải mái lúc trước” – anh Ân phân tích.
Việc khuyến khích các nội dung siêu ngắn, siêu dễ hiểu, thậm chí siêu dễ dãi, các MXH khiến người dùng giảm sút khả năng tư duy, suy nghĩ sâu. Nói cách khác, MXH, ứng dụng làm cuộc sống chúng ta tiện lợi, thoải mái nhưng cũng đồng thời tước đi nhiều kỹ năng vốn có.
Từ góc nhìn một chuyên gia công nghệ và vai trò quản lý, anh Lê Anh Tiến – giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam – nói bằng quan sát của bản thân, anh thấy một số kỹ năng giới trẻ hiện nay đang “xuống cấp” so với những thế hệ trước đó. Có thể kể đến như kỹ năng giao tiếp trực tiếp do quá phụ thuộc vào công nghệ và sự tiện lợi của các ứng dụng trò chuyện trực tuyến.
Sự phổ biến của các nền tảng MXH và tin nhắn ngắn khiến nhiều người trẻ dần mất đi kỹ năng đọc và viết đầy đủ, chính xác. Hay kỹ năng quản lý thời gian do bị mê đắm công nghệ dẫn đến khó tập trung hoàn thành những việc quan trọng.
Nhưng quan trọng nhất, theo anh Tiến chính là nhiều bạn thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ đôi khi không biết đưa ra quan điểm riêng và bảo vệ quan điểm của mình, gặp khó khăn trong việc đánh giá và phân tích thông tin giả mạo, sai lệch. “Tất nhiên không phải tất cả đều thiếu các kỹ năng trên nhưng tình trạng này khá phổ biến” – anh Tiến nói.
Dẫn chứng về sự thiếu chuyên nghiệp của một số bạn trẻ ứng tuyển vào công ty, anh Tiến cho biết có ứng viên đến muộn nhưng không báo trước, không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, không có kiến thức cơ bản về lĩnh vực ứng tuyển, có ứng viên còn mặc đồ ngắn cũn cỡn và bảo đó là cá tính.
Đại dịch COVID-19 được xem là một trong các tác nhân khiến giới trẻ bị MXH mê đắm vì là giải pháp hiếm hoi để giải trí khi giãn cách xã hội kéo dài.
Nhưng điều này không thể là nguyên nhân lý giải cho tiếng thở dài của lãnh đạo doanh nghiệp khi nói về hành vi của một số nhân sự gen Z. Vấn đề là khi trí tuệ nhân tạo trỗi dậy đòi hỏi các bạn trẻ càng phải giỏi kỹ năng mềm, trí tuệ cảm xúc (EQ) hơn trí tuệ thông thường (IQ).
Hành trình xây kênh hơn 4 triệu follow của hot TikToker Ngọc Matcha
"Vũ trụ TikTok" ghi nhận nhiều cái tên đình đám thuộc thế hệ Gen Z. Nhờ đó, họ không chỉ được nhiều người biết đến mà còn tạo tiền đề cho việc phát triển kinh doanh trong tương lai.
Ngọc Matcha là một trong những hot TikToker điển hình, nhờ những video với nội dung sáng tạo, bắt kịp thị hiếu, điển hình là series giả giọng 3 miền, cô sinh viên Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh - HUTECH nhanh chóng được nhiều người biết đến.
Ngọc Matcha sở hữu ngoại hình dễ thương
Tính đến thời điểm hiện tại, sau 3 năm xây kênh, Ngọc Matcha sở hữu 3 kênh Tiktok với số lượng người theo dõi hùng hậu như: ngoc.matcha với 4,1 triệu follow, ngoc.matcha.live với 1,2 triệu follow và kênh TikTokShop với 100.000 follow.
Tên thật của Ngọc Matcha là Nguyễn Thị Bích Ngọc (sinh năm 1999), cô nàng bén duyên với nền tảng mạng xã hội video khoảng 3 năm trước đây. "Khi đó, mình vào TPHCM học tập, thấy các bạn sau giờ học có quay video và đăng tải lên TikTok, mình cũng có học theo với mục đích giải trí".
Cũng theo lời Bích Ngọc, những video đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên được quay dựng khá thô sơ. Điều khiến cô nàng bất ngờ nhất chính là việc những video này cũng nhận được sự hưởng ứng. Đó cũng chính là động lực để Bích Ngọc tiếp tục bắt tay thực hiện những video tiếp theo.
Cô bạn thế hệ Gen Z có lượng theo dõi ấn tượng trên TikTok
Sự bùng nổ về lượt view trên kênh cá nhân của Bích Ngọc phải kể tới video hút tới 18 triệu view về giọng giáo viên 3 miền. Đây cũng là video thuộc series giả giọng Bắc Trung Nam mà cô nàng thế hệ Gen Z đã thực hiện.
Được biết, ý tưởng quay loạt series này đến từ chính khả năng đổi giọng của cô nàng. Bích Ngọc quê gốc ở Hà Tĩnh, cô và gia đình đều nói giọng miền Trung. Tuy nhiên khi vào TPHCM học tập, thấy các bạn nói giọng miền Nam dễ thương, Bích Ngọc cũng bắt chước để nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, trường lớp. Ngoài ra, cô nàng cũng có thể đổi được giọng miền Bắc nếu tiếp xúc với bạn bè xuất thân ở vùng đất này. Từ khả năng đổi giọng, Bích Ngọc suy nghĩ làm video về sự khác biệt giữa giọng nói từng vùng miền. "Series giả giọng cũng được ra đời từ đó. Mình đã thực hiện các nội dung như: giọng nói học sinh 3 miền, giọng nói chị gái 3 miền, giọng làm dâu 3 miền... Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến video giọng cô giáo 3 miền".
Kênh TikTok chính của Ngọc Matcha
Video này đã lên top xu hướng và nhanh chóng cán mốc 18 triệu view sau ít ngày kể từ khi đăng tải, hiện tại video đã đạt 20 triệu view. Chính Bích Ngọc cũng bất ngờ bởi video này cô tự quay bằng điện thoại, chỉ mặc đồ đẹp và tự thoại trước gương.
Sau loạt series về giọng các vùng miền, Bích Ngọc nhanh chóng chuyển qua content bắt trend và làm các vlog mỗi ngày. Theo hot TikToker, việc này giúp kênh của cô nhanh chóng đa dạng hóa về nội dung. Những content thường được cô nàng lựa chọn đều dựa vào thực tế, giống với ngoài đời thực, không cần cầu kỳ nhưng luôn tạo cho người xem có cảm giác gần gũi.
Hiện tại, ngoài kênh TikTok chính, Ngọc Matcha đã xây dựng thêm 02 kênh TikTok phụ và kênh TikTokShop với những mục đích khác nhau. Cô nàng cũng đưa ra không ít lời khuyên cho những bạn trẻ từ kinh nghiệm cá nhân của mình.
"Nếu muốn đi theo thiên hướng trở thành idol TikTok, bạn có thể xây dựng các nội dung theo trend hot, chăm chút cho kịch bản hay, có sự sáng tạo và tập trung xây dựng chuỗi video có nội dung tương tự để tăng tương tác.
Tuy nhiên, nếu theo thiên hướng kinh doanh, bạn nên chuyển hướng tập trung các clip về review, chẳng hạn như đập hộp sau đó review, hoặc quay vlog chèn review, hoặc review sản phẩm... Tuy nhiên việc review nên văn minh, tránh khen hay chê quá đà, không đúng sự thật sẽ gây ra sự phản cảm", Bích Ngọc cho hay.
Kênh phụ của cô cũng có 1,2 triệu người theo dõi
Với số lượng người theo dõi lớn ở các kênh, Bích Ngọc thường được nhiều nhãn hàng mời làm KLO, KOC cho các sản phẩm. Cô cũng xây dựng kênh TikTokShop riêng để thực hiện các phiên live bán hàng.
Để có được những phiên live bán hàng hiệu quả, Bích Ngọc tạo hiệu ứng tặng quà, kêu gọi mọi người thả tim tăng tương tác và chia sẻ phiên like và thả deal giá sốc. Trong quá trình live bán hàng, Bích Ngọc cũng khéo léo kể chuyện, trò chuyện với khách hàng để tăng tương tác và tạo không khí vui nhộn, gần gũi khiến khách hàng cảm thấy thích thú hơn.
Nhờ đó, mỗi phiên live của Bích Ngọc đều đạt hiệu quả cao về doanh thu. Trung bình, mỗi phiên live trên kênh Ngọc Matcha chốt được 500 - 1.500 đơn hàng tùy sản phẩm. Đỉnh điểm là phiên live khẩu trang chốt được 6.000 đơn hàng trong khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Không dừng lại ở đó, Bích Ngọc cũng đã và đang tận dụng thế mạnh trên mạng xã hội để thực hiện ước mơ ấp ủ từ lâu: khởi nghiệp với thương hiệu riêng. Cô nàng đang đầu tư thời gian hoàn thiện Doulble Love - thương hiệu thời trang riêng được kỳ vọng sẽ mang đến cho những bạn trẻ thế hệ Gen Z những phong cách thời trang khác biệt, ấn tượng.
Những người trẻ sống chậm Bên cạnh sự kết nối sâu rộng với bên ngoài, gen Z đặc biệt quan tâm đến đời sống nội tâm, sức khỏe tâm thần rõ nét hơn so với các thế hệ trước. "Bận rộn, căng thẳng, chạy deadline, peer pressure (áp lực đồng trang lứa)"...là "nỗi niềm" hết sức phổ biến của giới trẻ. Nhưng ngoài sự hối hả, "tăng tốc"...