Kỹ năng đỗ xe an toàn trên đường dốc
Địa hình Việt Nam có đến 3/4 là đồi núi hoặc đi trên phố tài xế cũng rất dễ bắt gặp những vỉa hè có dốc khá cao và khó để đỗ được trên đó.
Đỗ xe trên dốc là một tình huống khá phổ biến tại Việt Nam
Nếu phải đỗ xe qua đêm hoặc nơi có độ dốc lớn thì sẽ cần thêm những thao tác phụ để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra cho chiếc xe, nhất là những chiếc xe có khối lượng lớn.
Cách đơn giản và an toàn nhất để xe đứng vững trên dốc là dùng một vật để chèn bánh xe như cục đá, một hòn gạch to hoặc một khúc gỗ mà tài xế có thể tìm ven đường hoặc đã chuẩn bị sẵn từ trước. Điểm cần lưu ý là trước khi bắt đầu di chuyển khỏi điểm đỗ, tài xế không được quên thu dọn vật chèn bánh nếu không muốn bỏ lại một chướng ngại cho các phương tiện khác trên đường.
Đỗ xe lên dốc có vỉa hè
Đỗ xe trên vỉa hè có dốc là một tình huống thường gặp tại Việt Nam
Việc đầu tiên tài xế cần đưa xe cách lề một khoảng từ 20 đến 30 cm, tiếp đến đánh tay sang trái rồi nhẹ nhàng lùi lại để bánh trước bên phải chèn vào bệ đường và không cần phải trả thẳng tay lái, lưu ý rằng lái xe không cần phải đánh hết lái để tránh hư hỏng về lâu dài cho hệ thống lái và gây vướng cho những xe đi gần. Sau cùng, tài xế kéo phanh tay, về số P đối với xe số tự động hoặc về số 1 đối với hộp số sàn và tắt máy.
Video đang HOT
Đỗ xe trên dốc không có vỉa hè
Ở trường hợp này, tài xế cũng cần đưa xe cách lề một khoảng từ 20 đến 30 cm sau đó đánh hết lái sang phải thay vì sang trái. Nếu chẳng may có lực tác động khiến xe bị tuột dốc thì bánh dẫn hướng cũng sẽ đưa xe vào bên trong rồi dừng lại, không gây nguy hiểm cho các phương tiện và người khác trên đường.
Đỗ xe xuống dốc
Khi đỗ xe xuống dốc lái xe cũng đánh hết lái về bên phải hoặc để bánh xe chèn vào gờ cao. Ở những xe trang bị hộp số sàn sẽ có đôi chút khác biệt khi tài xế nên về số lùi kết hợp cùng phanh thay thay cho số 1 như khi đỗ lên dốc.
Kéo phanh tay trước khi về P và tắt máy là thao tác không thể quên đối với cánh tài xế
Như vậy, dù đỗ ở vị trí nào đi chăng nữa thì động tác không thể bỏ qua là phải kéo phanh tay, đã có nhiều trường hợp quên kéo phanh tay mà gây ra những tình huống nguy hiểm cho các xe đi xung quanh.
Theo Giaothong
Lái xe qua đoạn đường lầy lội, xử lý ra sao để không gặp họa?
Đi chậm, số thấp, không dùng ga, phanh từ từ là những kỹ năng cần thiết để vượt qua những đoạn đường trơn, lầy.
Địa hình Việt Nam khá phức tạp và không khó để bắt gặp những đoạn đường có nhiều bùn đất
Lái xe đường lầy lội bùn đất do mưa có thể bị trượt bánh và chôn chân trong sình lầy, đặc biệt nếu thường xuyên phải di chuyển qua những đoạn đường này lại càng nguy hiểm, cần có những kỹ năng để vượt khó an toàn.
1. Đi chậm
Nếu đi trên xe số tự động, tài xế cần rà phanh từ xa, tránh trường hợp vào đoạn đường lầy mới phanh
Quy tắc đầu tiên cần nhớ khi đi đường bùn đó là phải đi chậm ở số thấp. Đi nhanh sẽ khiến xe mất độ bám, tài xế không kịp xử lý các tình huống phát sinh. Nếu điều khiển xe số tự động, tài xế cần rà phanh từ xa, tránh đường hợp đến đoạn đường trơn mới phanh gây ra hiện tượng trượt bánh xe.
2. Không tăng thêm ga
Nếu mất độ bám đường, không được đạp ga (nếu xuống dốc) hoặc giữ đều ga ở mức thấp (đường bằng hoặc lên dốc). Dậm chân ga to, không dứt khoát chỉ khiến bánh xe quay nhanh hơn, mất độ bám và xe ngày càng lún sâu.
3. Không đi vào vệt bánh xe trước đó
Những vệt bánh xe đã đi qua vốn đã trũng, tài xế đi vào đó làm độ trũng càng tăng thâm và lún sâu
Lái xe vào vùng đất cao, không đi theo vệt bánh xe vì nơi có vệt bánh xe thường sâu hơn, ướt hơn, tăng khả năng trượt bánh.
4. Không dùng phanh nếu muốn xe đi chậm lại
Khi di duyển trên xe số sàn, thay vì đạp ga để xe đi chậm, tài xế nên về số thấp để phanh động cơ
Chỉ những người hợp bất đắc dĩ hoặc chương ngại vật lái xe mới cần dùng đến phanh. Khi phanh xe đồng nghĩa với việc phải dùng thêm ga để xe tiếp tục lăn bán, điều này sẽ làm bánh xe càng lún sâu. Nếu đi xe số sàn, tài xế nên về số thấp để phanh động cơ.
5. Thận trọng đánh lái
Nếu bánh xe bắt đầu bị trượt và có xu hướng chạy ra khỏi làn đường, hãy đánh lái vô-lăng vào bên trong làn đường và từ từ dùng phanh để xe dừng nhẹ nhàng. Nếu xe không thể dừng thì ít nhất cũng duy trì tốc độ chậm và đánh lái để xe không lao ra khỏi đường.
6. Xử lý tình huống bị mắt kẹt
Nếu xe chính thức bị mắc kẹt trong sình lầy hãy đưa cần số về chế độ đỗ và ra khỏi xe. Sau đó tùy vào độ lún của bánh mà có cánh khắc phục khác nhau.
Cách dễ dàng đơn giản nhất là lấy nhiều gỗ, sỏi, rơm rạ nếu có để lót vào bánh xe phía sau, tạo một đoạn đường ngắn cho bánh di chuyển. Nếu vẫn không tiến lên, hãy lùi lại phía sau để lấy đà đẩy về phía trước.
Theo Giaothong
Những vật dụng 'thiết thân' trên ô tô kiểu gì tài xế cũng phải mang theo Đôi khi, những vật dụng đơn giản, giá rẻ lại là thứ có thể "cứu nguy" khi chiếc xe của bạn gặp sự cố trên đường. Dây kích ắc quy Là nguồn cấp điện duy nhất cho xe khi động cơ chưa làm việc, ắc-quy yếu đồng nghĩa xe không thể khởi động. Dây kích ắc quy cần thiết khi xe không thể...