Kỷ lục điều trị COVID-19 tại TP.HCM: 9.000 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 1 đã xuất viện
Tính đến sáng 9-8, Bệnh viện dã chiến số 1 tại TP.HCM đã cho hơn 9.000 người xuất viện. Đây là bệnh viện có số lượt bệnh nhân xuất viện lớn nhất từ trước đến nay.
Bác sĩ bệnh viện dã chiến tặng quà cho bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh chuẩn bị xuất viện – Ảnh: TỰ TRUNG
Sáng 9-8, lãnh đạo Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1 (gọi tắt Bệnh viện dã chiến số 1) cho biết đã có hơn 9.000 người mắc COVID-19 điều trị tại bệnh viện này được xuất viện.
Theo đó, từ ngày 26-6 đến nay, bệnh viện có tổng 11.700 ca nhập viện. Đến sáng 9-8 đã có tổng cộng hơn 9.000 ca được xuất viện, dự kiến chiều nay thêm 300 trường hợp sẽ được ra viện.
“Mặc dù số ca chuyển nặng tăng cao nhưng chúng tôi vẫn cố gắng điều trị, xử lý ổn thỏa. Hy vọng trong thời gian tới số bệnh nhân được xuất viện ngày càng tăng cao”, bác sĩ Nguyễn Thành Tâm – trưởng phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện – chia sẻ.
Bệnh viện dã chiến số 1 đi vào hoạt động từ ngày 26-6, có quy mô 4.500 giường đặt tại KTX của Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM. Đây là loại hình cơ sở thu dung điều trị F0 ở tầng 2 theo mô hình “tháp 5 tầng”, tiếp nhận và điều trị cho F0 không triệu chứng hoặc nhẹ.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã triển khai thí điểm rút ngắn thời gian điều trị F0 không triệu chứng tại bệnh viện. F0 xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp sẽ chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. F0 tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính từ 18h30 ngày 8-8 đến 6h ngày 9-8, TP ghi nhận 2.349 trường hợp nhiễm mới được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 9-8.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27-4 đến nay, TP đã có hơn 124.000 trường hợp nhiễm COVID-19.
Khi bố mẹ F0, hai con là F1
Ba mẹ đi điều trị tại bệnh viện dã chiến, con gái cách ly tại nhà. Quãng đường gần 10 km từ Bình Chánh đến nơi điều trị Covid-19, chưa bao giờ xa đến thế với chị Nga.
Hai F1 tự chăm nhau
Ngôi nhà của Lộc ở huyện Bình Chánh (TPHCM) trống vắng hơn hai tuần nay sau khi ba mẹ và bà nội cùng nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 trong một ngày, chuyển đi điều trị Covid-19 ở bệnh viện dã chiến từ hôm 9/7, cùng thời điểm TPHCM bắt đầu cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Lộc và em gái may mắn âm tính, là trường hợp F1 được cách ly tại nhà.
Lần đầu tiên xa ba mẹ thời gian dài, hai chị em lớp 11-12 tự dọn dẹp, giặt giũ. Thực phẩm được người thân hai bên nội ngoại mua giúp, đặt trước cửa nhà.
Riêng việc nấu nướng, ba mẹ em nhờ bà Út, ở cùng trong khu nhà và cũng là trường hợp F1, giúp đỡ cho hai chị em. Đến bữa ăn, Lộc và em gái lần lượt lấy tô của mình, ngồi cách xa nhau.
Các bác sĩ chăm sóc F0 tại bệnh viện dã chiến (Ảnh minh họa: Hải Long).
Không ra ngoài, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau ngay trong nhà, Lộc và em gái chỉ biết dành thời gian học thêm trên internet, giải trí bằng việc chơi game. Niềm vui duy nhất của hai chị em trong ngày là khoảng thời gian nhìn thấy ba mẹ, bà nội trên màn hình điện thoại những lúc gọi video.
"Mới đầu em cũng thấy lạ vì bình thường ở nhà lúc nào cũng có người lớn. Tụi em nhớ ba mẹ, bà nội. Ba mẹ ngày nào cũng hỏi hai đứa ăn uống thế nào, dặn dò uống thêm nước cam, ăn nhiều vào đừng sợ mập. Người lớn trong dòng họ ai cũng lo vì có mỗi 2 đứa ở nhà. Các cô dì, chú bác đều gọi hỏi thăm tụi em", Lộc kể.
Hơn một tuần cách ly tại nhà trôi qua, hai chị em đã dần quen với những ngày không có ba mẹ, bà nội và phải tự giữ khoảng cách với nhau. Lộc tự nhủ vẫn may mắn khi được cách ly ở nhà, thoải mái hơn nhiều so với những trường hợp phải đi tập trung. Giờ đây, hai chị em mong một điều duy nhất là ba mẹ, bà nội sớm khỏi bệnh để cả nhà gặp nhau.
Động viên nhau vượt qua đại dịch
Cách căn nhà không xa, bố mẹ và bà nội của Lộc đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến thu dung bệnh nhân Covid-19 số 4 tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Với chị Nga, mẹ của Lộc, quãng đường từ bệnh viện dã chiến về nhà chưa đến 10 km, chưa bao giờ lại xa như vậy trước nỗi nhớ con.
Ngày vào bệnh viện dã chiến, vợ chồng chị Nga vừa lo cho hai con gái, vừa lo cho mẹ vì đọc tin tức người lớn tuổi có nguy cơ trở nặng nhiều hơn khi mắc Covid-19. "Nhưng may mắn mẹ tôi khỏe, ít triệu chứng. Còn tôi lại ho nhiều nhất nhà, sốt, mệt mỏi, đau đầu, mất vị giác, khứu giác, không buồn ăn uống", chị Nga kể.
Các loại thuốc hạ sốt, giảm ho, long đờm, tiêu chảy, vitamin C... là những loại thuốc cơ bản điều trị triệu chứng thường gặp của những bệnh nhân nhiễm Covid-19 (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Mẹ chồng chị Nga lại trở thành người đại diện báo cáo tình hình sức khỏe của các thành viên trong gia đình cho y bác sĩ tại bệnh viện. Những lúc chị Nga ho quá nhiều, ngay sau khi mẹ gọi điện, bác sĩ lập tức chạy đến phòng thăm khám, kiểm tra nồng độ oxy trong máu, phát thuốc và dặn dò động viên chị. Tối đến, chồng chị Nga vẫn thức để theo dõi, chăm sóc.
Cả gia đình chị Nga cùng động viên nhau vượt qua Covid-19. Thấy chị Nga không buồn ăn uống, mẹ "ép" ăn thêm, uống sữa để có sức khỏe.
"Phòng gia đình tôi rộng rãi, sạch sẽ, điện nước, quạt trần, ghế, mền, gối đều đầy đủ. Các y bác sĩ đều ân cần thăm hỏi mỗi ngày, phát thuốc sáng chiều. Cả nhà đến nay đã hết ho, khỏe lại", chị Nga chia sẻ sau 2 tuần ở bệnh viện dã chiến.
Khu vực bếp của gia đình chị Nga trong căn hộ tại bệnh viện dã chiến (Ảnh: NVCC).
Mỗi ngày trong bệnh viện dã chiến, chị Nga dậy sớm, tập thể dục tại chỗ, đọc báo, xem tin tức trên điện thoại, gọi điện cho hai con gái. Nhìn hai con hàng ngày qua màn hình điện thoại không đủ làm nguôi ngoai nỗi nhớ của người mẹ.
"Nhớ 2 đứa nhỏ quá, lần đầu tiên tôi xa con lâu như vậy", chị bùi ngùi nói.
Vừa lấy mẫu chiều 23/7, chị Nga và cả gia đình đang hồi hộp chờ đợi kết quả xét nghiệm. Với gia đình chị, món quà lớn nhất lúc này chính là kết quả âm tính để cả gia đình trở về nhà, được ở cạnh nhau.
'Còn chút hơi thở là còn sự sống', cộng đồng mạng kêu gọi mua máy trợ thở tặng bệnh viện Trước diễn biến phức tạp của COVID-19 tại Thành phố (TP) Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận, nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đã chung tay chia sẻ, lan tỏa chương trình quyên góp mua máy trợ thở tặng một số bệnh viện phía Nam. Mọi người cảm thấy hạnh phúc khi lan tỏa được chương trình ý nghĩa,...