Kỷ lục cử tri Mỹ đã bỏ phiếu, vì sao Trump – Biden còn quyết liệt vận động?
Tính đến ngày 31/10, kỷ lục 90 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, các chiến dịch Donald Trump và Joe Biden vẫn diễn ra trên khắp đất nước để cố gắng lay chuyển số ít cử tri còn lại chưa quyết định.
Tổng thống Donald Trump tại một cuộc vận động hôm 31/10.
Nước Mỹ năm nay chứng kiến số lượng cử tri sớm cao, tương đương khoảng 65% tổng số cử tri đã đi bầu năm 2016, phản ánh sự quan tâm mãnh liệt đối với cuộc đua chỉ còn 3 ngày là đến ngày bỏ phiếu chính thức 3/11 – cũng là ngày 2 ứng viên kết thúc vận động.
Những lo ngại về lây nhiễm Covid-19 tại các điểm bỏ phiếu đông đúc trong ngày bầu cử cũng là lý do đẩy số người bỏ phiếu qua thư hoặc tại các điểm bỏ phiếu trực tiếp sớm tăng lên.
Tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng hòa Donald Trump đang dành những ngày cuối cùng của chiến dịch tái tranh cử để chỉ trích các quan chức công và các chuyên gia y tế, khi đại dịch đang có dấu hiệu bùng phát mạnh trở lại trên khắp nước Mỹ. Tại một cuộc vận động ở Newtown, Pennsylvania, Tổng thống cũng hứa hẹn chỉ còn vài tuần nữa, “Mỹ có thể phân phối hàng loạt vaccine an toàn chống lại Covid-19″.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, mối quan tâm lớn nhất của cử tri Mỹ lúc này là Covid-19 và các vấn đề kinh tế – xã hội liên quan đến đại dịch. Trong khi ông Trump đang bị bỏ sau bởi cựu Phó Tổng thống Biden trên toàn quốc khoảng 10 điểm phần trăm, một cuộc cạnh tranh chặt chẽ hơn ở các bang chiến trường được tin mới là điều quyết định chiến thắng chung cuộc.
Video đang HOT
“Nếu chúng tôi thắng Pennsylvania thì mọi chuyện coi như kết thúc”, ông Trump nói với một đám đông ủng hộ ở Reading, tiểu bang chiến trường Pennsylvania – nơi chiến dịch Trump đã tổ chức 4 cuộc vận động ngoài trời hôm 31/10.
Theo giới chức của một số bang, bao gồm Pennsylvania và Wisconsin, có thể sẽ mất vài ngày để họ kiểm đếm tất cả các lá phiếu qua thư, do đó dẫn đến nhiều ngày không rõ người chiến thắng một khi kết quả xoay quanh các bang này.
Tại Lowa, một cuộc thăm dò mới được công bố hôm 31/10 cho thấy, ông Trump đã chiếm vị trí dẫn đầu chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử, với cách biệt 7 điểm phần trăm, mở ra khả năng ông Biden đã mất sự ủng hộ của các cử tri độc lập ở một tiểu bang vùng Trung Tây.
Những ngày cuối vận động của ứng viên Joe Biden có sự góp mặt của cựu Tổng thống Barack Obama.
Về phần chiến dịch Biden, trong các lập luận cuối cùng của mình, ứng viên đảng Dân chủ đã cáo buộc Tổng thống là “kẻ bắt nạt”, chỉ trích việc ông thiếu chiến lược để kiểm soát đại dịch – hiện đã giết chết gần 229.000 người Mỹ; nỗ lực bãi bỏ chính sách chăm sóc sức khỏe Obamacare; và sự coi thường đối với khoa học về biến đổi khí hậu.
Ông Biden cũng trích dẫn một báo cáo nghiên cứu của các nhà kinh tế tai ĐH Stanford đưa ra hôm 31/10, ước tính rằng các cuộc vận động thu hút hàng nghìn người của chiến dịch Trump kể từ tháng 6 – 9 có thể đã dẫn đến “hơn 30.000 ca nhiễm Covid-19 mới và thêm 700 ca tử vong”. Tuy nhiên nghiên cứu dựa trên một mô hình thống kê, thay vì điều tra thực tế, và vẫn chưa giới chuyên ngàng bình duyệt.
Chiến dịch Biden, vốn đã hạn chế quy mô đám đông tại các sự kiện, hôm 31/10 đã chứng kiến sự bùng nổ khác thường tại một cuộc vận động ở Detroit, Michigan, do những người ủng hộ tập trung để nghe cựu Tổng thống Obama phát biểu.
“Tôi không quan tâm Donald Trump cố gắng như thế nào. Không có gì ông ta có thể làm để ngăn người dân quốc gia này bỏ phiếu với số lượng áp đảo và lấy lại nền dân chủ này”, ông Biden tuyên bố trước đám đông tại Michigan, dường như ám chỉ các động thái pháp lý mà Tổng thống Trump đã thúc đẩy nhằm hạn chế bỏ phiếu vắng mặt.
Dù không đưa ra được bằng chứng, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng các lá phiếu gửi bằng thư dễ bị gian lận, và cho rằng chỉ những kết quả có sẵn trong đêm bầu cử ngày 3/11 mới được tính.
Một thẩm phán liên bang ở Texas đã lên lịch điều trần khẩn cấp vào thứ Hai tới về việc liệu các quan chức Houston có cho phép bỏ phiếu thông qua một cách bất hợp pháp, và có nên hủy bỏ hơn 100.000 phiếu bầu ở quận Harris đang nghiêng về đảng Dân chủ hay không.
Bầu cử Mỹ 2020: Số cử tri đi bỏ phiếu sớm vượt 80 triệu người
Đã có hơn 80 triệu cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm khi chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến ngày bầu cử tổng thống 3/11.
Cử tri bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ 2020 qua hòm phiếu di động tại hạt Cuyahoga ở Cleveland, bang Ohio ngày 16/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Dữ liệu do Dự án Bầu cử Mỹ công bố ngày 29/10 cho thấy tính đến chiều cùng ngày theo giờ Mỹ, đã có 80.061.661 cử tri Mỹ đi bỏ phiếu. Số cử tri đi bầu sớm đến nay tương đương hơn 58% tổng số cử tri Mỹ đi bầu năm 2016 với 138 triệu người. Đây là con số cao kỷ lục trong hơn một thế kỷ qua.
Nhiều bang ơ My đã mở rộng ap dung hinh thưc bỏ phiếu sơm, ca trực tiếp và bỏ phiếu qua bưu điện, trước ngày bầu cử 3/11, để đảm bảo cư tri co thê tham gia bỏ phiếu môt cach an toan trong bối cảnh đại dịch viêm đương hô hâp câp COVID-19 vân đang hoanh hanh.
Cho tới nay, số cử tri bỏ phiếu qua bưu điện là 51,9 triệu người, trong khi chỉ có 28,1 triệu người bỏ phiếu trực tiếp. Các chuyên gia dự báo số cử tri đi bầu năm nay sẽ vượt con số 138 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Vào thời điểm đó, chỉ có 47 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm.
Tại 20 bang có đăng ký dữ liệu cử tri theo đảng phái, số cử tri ủng hộ đảng Dân chủ đi bầu sớm là 18,2 triệu người, trong khi con số này bên đảng Cộng hòa là 11,5 triệu. Có khoảng 8,8 triệu cử tri phi đảng phái đã bỏ phiếu sớm.
Theo Reaclearpolitics.com, tổng hợp kết quả 9 cuộc thăm dò dư luận trên cả nước tính đến trưa ngày 29/10, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đang tạm dẫn trước Tổng thống Donald Trump với cách biệt 7,7%, giảm 3% so với cách đây hơn một tuần.
Tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 có quyết định được chiến thắng của ứng viên? Các cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 sẽ diễn ra vào các ngày 29/9, 15/10 và 22/10, là cơ hội để các ứng viên thể hiện quan điểm của mình nếu trúng cử. Tranh luận Tổng thống Mỹ 2020 được dự đoán sẽ là những màn so găng cực kỳ quyết liệt khi Tổng thống Trump rất muốn thu hẹp khoảng cách...