Kỷ luật và đề nghị kỷ luật nhiều cán bộ ngoại giao
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật.
Trong các ngày 20 và 21/12/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã họp Kỳ thứ 24. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ủy ban kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Vi phạm được xác định trong tham mưu, tổ chức thực hiện các chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Video đang HOT
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành Ngoại giao.
Liên quan đến những vi phạm trên còn có trách nhiệm của một số cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tại các Đảng bộ: Bộ Ngoại giao; Văn phòng Chính phủ; Cục Lãnh sự; Cục Quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao; cảnh cáo Đảng ủy Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Cơ quan kiểm tra Trung ương khai trừ ra khỏi Đảng các ông Nguyễn Hồng Hà, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga; Nguyễn Lê Ngọc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Vũ Ngọc Minh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola.
Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020 – 2025; Nguyễn Hoàng Linh, Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia bị cảnh cáo.
Các ông Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; Vũ Bình, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản; Phạm Như Ý, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ bị khiển trách.
UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao các nhiệm kỳ 2016 – 2021, 2021 – 2026; ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Đảng ủy Bộ kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
UBKT Trung ương sẽ tiếp tục xem xét, xử lý; đồng thời, yêu cầu các tổ chức đảng có trách nhiệm liên quan xem xét, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.
Thực hư thông tin '4.700 công an tại Hà Nội xin nghỉ vì sức ép kỷ luật'
Giám đốc Công an TP Hà Nội bác bỏ thông tin "4.700 cán bộ công an xin nghỉ vì sức ép kỷ luật".
Chiều 19-12, tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, báo chí đặt câu hỏi về việc mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng thời gian qua có tới 4.700 cán bộ công an tại Hà Nội xin nghỉ việc vì không chịu được "sức ép kỷ luật". Việc này có đúng hay không?
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội. Ảnh: TP
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết vừa qua trên mạng xã hội có thông tin Giám đốc Công an Hà Nội kỷ luật cán bộ khắt khe quá, dẫn đến 4.700 người xin ra khỏi ngành, trong đó có hai cán bộ là trưởng Công an quận Hoàn Kiếm và trưởng Công an quận Đống Đa xin nghỉ hưu sớm.
Ông Trung bác bỏ thông tin này, và khẳng định chủ trương siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác là việc làm thường xuyên, đây cũng là yêu cầu của Đảng. Từ khi về công tác tại Công an TP Hà Nội (từ tháng 8-2020), ông đã đưa ra rất nhiều giải pháp tăng cường quản lý kỷ cương, kỷ luật có tình có lý.
Theo Giám đốc Công an TP Hà Nội, trong hai năm qua, Công an TP đã kỷ luật khoảng 170 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài ra, hàng năm số lượng cán bộ công an xuất ngũ khoảng 150-160 người, đây là con số không có gì đột biến.
"Phần lớn số cán bộ, chiến sĩ công an xin xuất ngũ là rơi vào các trường hợp trình độ, năng lực kém. Những người này nếu tiếp tục ở lại cũng sẽ phải ra khỏi ngành", ông Trung nói.
Vẫn theo ông Trung, số cán bộ, chiến sĩ xin xuất ngũ còn vì điều kiện gia đình neo người,... xin ra ngoài để có điều kiện thời gian lo cho gia đình. Một lý do nữa là các cán bộ, chiến sĩ xin xuất ngũ vì gia đình có doanh nghiệp, có cửa hàng, muốn ra ngoài để có điều kiện làm ăn kinh tế.
"Các cán bộ, chiến sĩ xuất ngũ xin ra khỏi ngành và ra khỏi ngành vì kỷ luật không có liên quan đến nhau. Trưởng Công an quận Đống Đa làm đơn xin nghỉ là vì lý do sức khỏe, còn trưởng Công an quận Hoàn Kiếm vẫn làm việc, công tác bình thường", ông Trung khẳng định.
Trà Vinh xem vụ 'nắn đường' vào đất 20 cán bộ là 'bài học kinh nghiệm sâu sắc' Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết đã xem vụ "nắn đường", kéo dài dự án tuyến đường số 1 vào đất 20 cán bộ là "bài học kinh nghiệm sâu sắc". Đồng thời mong muốn các bộ, ngành sớm hỗ trợ giải quyết dứt điểm dự án kéo dài hơn 13 năm nay. Trà Vinh xem vụ "nắn đường" vào đất...