Kỷ luật kiểu… ‘lỡ bước sang ngang’!
Cứ ngỡ những vụ kỉ luật “mát lòng đối tượng” sẽ bị hạn chế khi dư luận lên tiếng. Thế nhưng không.
Việc kỉ luật “sang ngang”, thậm chí “đá lên trên” vẫn xảy ra mà mới đây nhất, một chủ tịch xã bị cách chức được giới thiệu bầu làm chủ tịch mặt trận khiến người dân phản đối kịch liệt.
Trong Đại hội đại biểu bầu ra Ủy ban MTTQ xã Ngư Thủy Trung, Lệ Thủy ( Quảng Bình) mới đây, hàng chục người dân địa phương đã kéo đến trụ sở để phản đối việc ông Ngô Gia Ngãi, nguyên Chủ tịch UBND được giới thiệu bầu làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã này.
Lý do, trong thời gian làm Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Trung, ông Ngô Gia Ngãi đã để xảy ra nhiều sai phạm và bị cách chức.
Trụ sở UBND xã Ngư Thủy Trung (Ảnh: VOV)
Cụ thể, theo thông tin từ báo chí, Ủy ban Kiểm tra Lệ Thủy đã kết luận trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch UBND xã (2010 – 2017), ông Ngô Gia Ngãi đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra 47 trường hợp vi phạm về đất đai, để nhiều hộ dân tự ý chiếm đất, xây dựng nhà và công trình trái phép. Ngoài ra, ông Ngãi đã chỉ đạo ký hợp đồng cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất rừng sản xuất do xã quản lý không đúng thẩm quyền.
Ông Ngãi còn chỉ đạo việc rà soát, kê khai đền bù sự cố môi trường biển không đúng quy trình, không đúng đối tượng, dẫn đến đơn thư khiếu kiện đông người, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận…
Thật ra, chuyện kỉ luật kiểu “đánh bùn sang ao” như thế này không hiếm.
Trước đây không lâu, ông Nguyễn Hoàn Khải, nguyên Trưởng Công an xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An bị kỉ luật mức cảnh cáo về Đảng đã được điều chuyển công tác sang làm… Trưởng Công an xã Tân Phú của huyện này.
Video đang HOT
Lý do, ông Khải bị tố “ra giá” 300 triệu đồng để làm hồ sơ cho em Lê Thanh Huyền Trân (thí sinh để lại nhiều ấn tượng đặc biệt trong chương trình “Giọng hát Việt nhí 2014″) và 2 người anh Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên (cả 3 từng là trẻ mồ côi, được một sư thầy nuôi nấng tại một tịnh thất trên địa bàn xã Hòa Khánh Tây) được một tổ chức ở Úc mời sang biểu diễn.
Đáng lý với việc làm này, ông Khải phải bị truy tố vì tội đòi hối lộ nhưng ông lại được “điều chuyển sang ngang” như đã nói ở trên.
Không hiểu vì sao lại có chuyện tréo ngoe này bởi ông Khải, với tư cách trưởng công an xã, liệu có còn đủ uy tín để làm việc và với ông Ngô Gia Ngãi, nếu được bầu làm Chủ tịch MTTQ Việt Nam thì liệu có đủ niềm tin để tập hợp và đại diện cho khối đoàn kết toàn dân như nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam?
BÙI HOÀNG TÁM
Theo nongnghiep
Tết này, bà con chúng tôi ăn Tết vui rồi!
Từ thông tin mà bạn đọc phản ánh, báo Pháp Luật TP.HCM đã trở thành cầu nối để chính quyền lắng nghe và giải quyết nguyện vọng của người dân.
Mùi hôi khó chịu từ trạm trung chuyển rác trên đường Lê Đức Thọ, phường 7, quận Gò Vấp (TP.HCM); xe buýt chạy vào hẻm nhỏ gây ảnh hưởng đến người dân... đã được báo nhanh chóng tiếp cận, truyền tải thông tin. Từ đó cơ quan chức năng đã đứng ra giải quyết các vấn đề mà người dân bức xúc.
Dời bãi rác thối ra khỏi khu dân cư
Trạm rác trên đường Lê Đức Thọ, phường 7, quận Gò Vấp đã được di chuyển khoảng ba tháng nay rồi.
Trước đó, tháng 9-2018, báo Pháp Luật TP.HCM có bài viết "Dân bức xúc vì vừa bịt mũi vừa sống chung với rác" phản ánh việc bãi tập kết rác trên đường Lê Đức Thọ (phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM) ảnh hưởng đến những người sống quanh đây suốt nhiều năm nay. Mùi rác hôi thối cùng với việc tập kết không có giờ giấc cụ thể đã khiến người dân khu vực này không chịu nổi. "Chúng tôi phải chịu cảnh các xe chuyên dụng đến ép rác, rồi nước bẩn chảy lênh láng, mùi thối nồng nặc. Nhiều lúc thấy xe rác tới là phải di chuyển đi nơi khác chứ không dám ở nhà nữa" - ông Trọng, một người dân sống gần đó nói.
Mặc dù vấn đề này đã được người dân góp ý và phản ánh nhiều lần nhưng không có kết quả.
Sau khi báo phản ánh, UBND quận đã khắc phục xử lý về việc tổ chức lại thời gian thu gom rác. Đồng thời, UBND quận làm việc với Công ty Môi trường đô thị để dời điểm hẹn tập trung rác này ra điểm tập kết rác trên đường Quang Trung. Đến nay, điểm hẹn rác đã dời đi nơi khác và cuộc sống người dân trở lại bình thường.
Những ngày cận Tết, người dân khu vực này ngồi tụm lại uống cà phê sáng ngay trạm rác trước đó. "Sau bao nhiêu năm đề nghị, đến nay UBND quận đã lắng nghe và dời trạm rác đi nơi khác. Chúng tôi không phải chịu mùi hôi từ đống rác to đùng trước nhà; có không gian ngồi uống cà phê chứ không như trước kia là chẳng ai dám đi qua khu vực này. Cám ơn báo Pháp Luật TP.HCM đã làm cầu nối để ý kiến của chúng tôi được lắng nghe và giải quyết" - một người dân nói.
Anh Nguyễn Trung Sơn, một bảo vệ kề cận bãi rác, chia sẻ: "Trước, trạm rác được để ở đây, mùi hôi thối nồng nặc khiến tôi và nhiều người dân lãnh đủ. Giờ thì cô nhìn coi, một bãi đất trống sạch sẽ nên hằng ngày đều có người tới đây tập thể dục. Một năm mới đón nhiều tin vui như vậy cũng khiến bà con ở đây vui rồi!".
Bãi rác ở trạm trung chuyển trên đường Lê Đức Thọ, phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM trước đây (ảnh trên) và nay đã được dời đi (ảnh dưới). Ảnh: ĐÀO TRANG
Thay đổi lộ trình xe buýt
"Lấy ghế đá ngăn xe buýt đi vào hẻm" là bài viết của Pháp Luật TP.HCM đăng từ tháng 8-2018, nêu cách phản ứng của người dân tại đường Trục - hẻm 41, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Lý do là xe buýt tuyến số 31 đi lại qua hẻm để đón khách nhưng không được sự chấp thuận của người dân.
Trước tình hình trên, nhiều hộ dân trong hẻm 41 đã lấy ghế đá, thùng xốp để ngăn cản các xe buýt qua lại. Chị Nguyễn Thị Thảo, người dân ở đây nói: "Con đường quá nhỏ, phía đơn vị xe buýt cũng không có sự tham vấn hay thông báo cho người dân trong việc xe buýt đi vào khu dân cư theo quy định. Tuyến đường này có nhiều người tập thể dục, trẻ con đạp xe, chơi dưới đường nên có thể gây mất an toàn giao thông".
Sau khi báo phản ánh, Trung tâm Vận tải hành khách công cộng đã cùng với UBND quận Bình Thạnh tiến hành rà soát các tuyến đường lân cận để tìm ra lộ trình phù hợp nhất. Tại cuộc họp ngày 10-8-2018, các bên đã thống nhất thay đổi lộ trình xe buýt. Cụ thể, xe buýt sẽ không đi qua đường Trục - hẻm 41 mà thay thế bằng đường số 1 gần đó.
Khi chúng tôi có dịp quay lại thăm xóm nhỏ từng ngăn đường phản đối xe buýt vào dịp cuối năm, nhiều người hồ hởi khoe: "Bây giờ xe buýt không vào đường hẻm nữa là yên tâm rồi. Chúng tôi có thể ăn ngon, ngủ yên mà không còn lo xe buýt và các loại xe chạy ầm ào cả ngày nữa. Chúng tôi vui vì chính quyền biết lắng nghe dân".
Coi như Tết này được ăn ngon!
Sau gần một năm con đường ở xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, Long An bị chia cắt thì đến nay người dân trên địa bàn đã yên tâm ăn Tết khi đường được nối lại.
Trước đó, do mâu thuẫn cá nhân, một số người dân đã cho máy múc xẻ đôi đường đi khiến việc đi lại của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Nguyên nhân dẫn đến việc đào đường là do đường cống không phù hợp khiến khu vực thượng nguồn bị ngập nước. Không có đường đi, tai nạn thường xuyên xảy ra khi lưu thông trên đoạn đường này, một số người dân đã tìm đến tòa soạn báo để phản ánh.
Con đường bị đào ngang thành mương (ảnh trên) và sau đó đường đã được tái lập như cũ để người dân tiện đi lại (ảnh dưới). Ảnh: ĐÀO TRANG
Bài viết "Người dân cầu cứu vì có đường mà không đi được" được chúng tôi đăng tải sau đó (ngày 7-12-2018).
"Lúc đó hai bên xảy ra tranh cãi, chúng tôi đi lại khó khăn hơn, thậm chí có người phải đi cấp cứu vì đã lao xe xuống con đường bị xẻ đôi. Người dân rất lo lắng về tính mạng của mình và mọi người nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết. Ngay sau khi báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh sự việc thì UBND huyện, Sở Xây dựng tỉnh Long An đã tái lập mặt bằng như cũ mà không gây ngập úng" - bà Nguyễn Thị Kim Duyên bày tỏ.
Bà Duyên hồ hởi: "Mọi chuyện không vui cũng xảy ra rồi, chính quyền đã lắng nghe dân và đưa ra cách giải quyết hợp lý, coi như Tết này được ăn ngon rồi!".
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Chủ tịch xã giải thích gì về việc tổ chức đám cưới con cán bộ ngay trụ sở ? Chủ tịch xã nói rằng trong ngày hôm đó trên địa bàn có đến 5 đám cưới diễn ra cùng ngày nên không còn địa điểm để tổ chức, một cán bộ đề xuất nguyện vọng nên cơ quan cũng tạo điều kiện cho mượn sân trụ sở Sáng 18-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Văn Duẩn...